MỞ ĐẦU

Đội ngũ từng người không có súng là một nội dung của Điều lệnh Đội ngũ, có tác dụng rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn khẩn chương,hoạt bát, tinh thần chấp hành mệnh lệnh. Đồng thời thể hiện sự thống nhất trang nghiêm và hùng mạnh của nhà trường trong các hoạt động

Phạm vi bài giảng nhằm thống nhất cho người học về đội ngũ tựng người không có súng

Căn cứ biên soạn:

SGK  giáo dục an ninh quốc phòng lớp 10 phát hành năm 2010

    ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG

I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM:

 A. TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG

- Rèn luyện cho học sinh có một tác phong nghiêm túc, tao­ thế hùng mạnh khẩn tr­ơng, ý thức tổ chức kỷ luật thống nhất và tập trung, sãn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh.

- Đứng nghiêm là động tác cơ bản của quân nhân, làm cơ sở cho mọi động tác khác.

        B. KHẨU LỆNH 

 “ Nghiêm” chỉ có động lệnh không có dự lệnh.

 C. ĐỘNG TÁC

- Khi nghe khẩu lệnh “ Nghiêm”, hai gót chân đặt sát nhau nằm trên một đ­ờng thẳng, hai bàn chân mở rộng 45o, đầu gối thẳng, trọng tâm dồn đều hai chân, ngực căng bụng hóp, hai tay buông thẳng, bàn tay nắm hờ, ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ, ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, đầu ngay, cằm thu, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng.

 Toàn thân không động đậy, không lệch vai, mắt nhìn thẳng, nét mặt t­ươi vui, nghiêm túc.

 

 II.ĐỘNG TÁC NGHỈ:

 A.TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG

Giúp quân nhân, học viên... đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ đ­ược tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh, tập trung sự chú ý.

B.KHẨU LỆNH :

“ Nghỉ ”, không có dự lệnh chỉ có động lệnh.


 C. ĐỘNG TÁC

- Khi nghe động lệnh “ nghỉ ” thì đầu gối chân trái hơi trùng, trọng tâm dồn lên chân phải. Thân trên và hai tay giữ ở tư thế nghiêm.

 - Không trùng cả hai chân, không trùng chân nhiều quá.

III.ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ:

  1.                   TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG:

 Để đổi h­ướng nhanh chóng, chính xác vẫn giữ đ­ược vị trí đứng. Là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình đổi h­ướng trong phân đội đ­ược trật tự thống nhất.

  1.                    KHẨU LỆNH:

“ Bên phải( Trái) quay”. “ Nửa bên phải( trái) quay”. ” Đằng sau quay”.

  1.                    ĐỘNG TÁC:

- Bên phải( Trái) quay”. Nghe động lệnh “quay ” thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên. Lấy gót chân phải( Trái) làm trụ và mũi chân trái  (phải) làm trụ quay toàn thân sang phải( trái) 90o, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.( Trái)

- “ Nửa bên phải( trái) quay”. Khi nghe khẩu lệnh “ Quay” thực hiện nh­ư bên phải( trái) quay, chỉ khác là quay sang bên phải( trái) một góc 45o.

- ” Đằng sau quay”. Nghe động lệnh quay thân trên giữ ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ xoay ng­ười từ tr­ước sang trái về sau 180o. Chân phải đ­ưa lên thành t­ư thế nghiêm.

  IV. ĐỘNG TÁC CHÀO

 A. TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG

 - Biểu thị tính kỷ luật tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau giữa các quân nhân với nhau. Giữa quân nhân với nhân dân, cán bộ ngoài quân đội.

 B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘNG TÁC:

 1. Động tác chào khi đội mũ cứng , mềm.

 - Chào tại chỗ:

 + Chào khi đội mũ: Khẩu lệnh “ Chào” và “ Thôi”.

 Động tác chào: Dứt động lệnh “ Chào” tay phải đ­a lên phía tr­ớc theo đ­ường ngắn nhất, đặt đầu ngón tay giữa vào vành mũ bên phải, 5 ngón tay khép lại và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống cánh tay trên cao ngang tầm vai.

2. Động tác nhìn phải (trái) chào:  Khẩu lệnh “Nhìn bên phải (trái) chào”

- Nghe dứt động lệnh chào tay phải đưa lênh vành mũ chào , đồng thời đánh mặt sang phải (trái) một góc 45ovà nhìn lên 5o(tay đưa lên vành mũ)

* Thôi chào: Khẩu lệnh (thôi )


- Nghe dứt động lệnh “Thôi” tay phải đưa xuống theo đường gần nhất đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm.

3. Chào khi không đội mũ (Như đội mũ ).

 V. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU

 1.ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU,

 A. TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG VÀ KHẨU LỆNH:

 - Vận dụng khi di chuyển đội hình, vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm.

 B. KHẨU LỆNH

 “ Đi đều b­ước”

  1.                   ĐỘNG TÁC

+ Cử động 1: Chân trái b­ước lên 1 b­ước đặt gót chân rồi đặt cả bàn chân xuống đất, trọng tâm dồn vào chân trái đồng thời tay phải đánh ra tr­ước khuỷu tay gập và hơi nâng lên, nắm tay hơi úp. Mép dưới nắm tay cao ngang mép trên thắt lưng to. Nắm tay cách thân người 20 cm và thẳng đ­ường khuy áo. Tay trái đánh thẳng về phía sau tự nhiên lòng bàn tay quay vào trong mắt nhìn thẳng.

 + Chân phải b­ước lên 1 b­ước, tay trái đánh ra tr­ước nh­ư tay phải, tay phải đánh ra sau nh­ tay trái. Cứ nh­ư vậy, chân nọ tay kia tiếp tục b­ước với tốc độ 110 b­ước/phút.

 - Khi đánh tay ra tr­ước, giữ đúng độ cao.

 - Đánh tay ra sau không đánh sang 2 bên thẳng tự nhiên.

 - Giữ đúng độ dài 1 b­ước và giữ tốc độ đi.

 - Ng­ười ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, liếc mắt nhìn xung quanh, không nói chuyện.

 - Mắt nhìn thẳng, nét mặt t­ơi vui phấn khởi.

VI. ĐỘNG TÁC ĐỨNG LẠI:

Để dừng lại đ­ược nghiêm chỉnh, trật tự thống nhất, vẫn giữ được đội hình.

  1. TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG

Để dừng lại đ­ược nghiêm chỉnh, trật tự thống nhất, vẫn giữ được đội hình.

  1. KHẨU LỆNH

  “ Đứng lại, đứng”.

  1. ĐỘNG TÁC

Nghe dứt động lệnh đứng rơi vào chân phải làm 2 cử động:

 + Cử động 1: Chân trái b­ước lên tr­ước 1 b­ước, bàn chân đặt chếch sang trái 1 góc 22o30.

 + Cử động 2: Chân phải đ­a lên sát gót chân trái, bàn chân chếch sang phải 1 góc 22o30. Hai tay đ­a về thành tư­ thế nghiêm.


 

KẾT LUẬN

 Đội ngũ từng người không có súng thẻ hiện tính tính thông nhất, tính kỷ luật , sự đồng nhất , sự tôn trọng trọng đối với đồng đội , cấp trên. Tính uy nghiêm của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Điều đó được vân dụng trong các hoạt động tập thể của học sinh trong trường học. Qua khoa mục này giáo dục cho các em tinh thần chấp hành kỷ luật sự trung thành tuyệt đối của Quân đội,  với Tổ Quốc và Nhân Dân

 

 

 

Ngày 25 tháng 10 năm 2016

NGƯỜI BIÊN SOẠN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET