1. Trình bày nội dung chiến lược quân sự trong nghệ thuật quân sự VN từ khi có Đảng lãnh đạo

Gồm 5 vấn đề:

Thứ 1: Xác định đúng kẻ thù đúng đối tượng tác chiến

- Đây là vấn đề quan trọng để từ đó có đối sách và phương hướng đối phó có hiệu quả nhất.

VD: Sau CMT8/1945 nước ta xuất hiện rất nhiều kẻ thù 20 vạn quân Tưởng, 1,5 vạn quân Pháp, các kẻ thù trên đều có chung 1 mục đích là tiêu diệt nhà nước VN dân chủ cộng hòa còn non trẻ, xong giữa các kẻ thù đó, thì Đảng ta xác định thực dân Pháp là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nước ta từ đó đối tượng tác chiến lược với quan Pháp.

- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhận thấy khi đế quốc Mỹ không chịu ký vào hiệp định Giơ ne vơ ngay từ tháng 9/1954 Đảng ta xác định đế Quốc Mỹ đang dần trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của 5 nước Đông Dương, từ đó đối tượng tác chiến của chúng ta là Đế Quốc Mỹ.

Thứ 2: Đánh giá đúng kẻ thù

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng như Bác Hồ đã nói: “Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Có đánh giá đúng địch ta mới hạn chế được những điểm mạnh của địch và quét sâu vào điểm yếu của chúng để đánh thắng địch

VD: Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng ta và địch ta hết sức chênh lệch nhưng với phương pháp xem xét biện chứng, đã cho rằng, lực lượng của Pháp như mặt trời lúc hoàng hôn, hống hách lắm, nhưng đã gần tắt nghĩ, còn đối với lực lượng của ta như suối mới chảy, như lửa mới nhen chỉ có tiến.

Đối với đế quốc Mỹ dù có quân đông súng tốt tiền nhiều nhưng nó có 1 điểm yếu cơ bản là đi xâm lược bị nhân dân TG và ngay cả nhân dân Mỹ phản đối do vậy Đảng ta xác định Mỹ giàu mà không mạnh.

Thứ 3: Biết mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc

Đây là vấn đề mang tính nghệ thuật cao, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất, nhưng hạn chế tổn thất, nhưng hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất thể hiện mở đầu chiến tranh.

Trong 2 cuộc chiến tranh chúng ta mở đầu chiến tranh đều vào thời điểm đáp ứng mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử do đó có sức lôi cuốn toàn dân tộc và có sự thuyết phục trên trường quốc tế mạnh mẻ.

VD: Mở đầu chiến trường chống Pháp 19/12/1946, đây là thời điểm ta không thể lùi được nữa sau các hành động thiện chí, nhằm ngăn ngừa chiến tranh xảy ra.

- Đảng ta chọn đúng thời điểm sau năm 1960 chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng.

- Kết thúc chiến tranh: Trong hai cuộc chiến tranh chúng ta cũng chọn những thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh.

VD: Trong chống Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chống Mỹ trong mùa xuân 1975

Do tương quan lực lượng không cân sức Đảng ta chỉ đạo tiến lên CT nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các mặt trận, trong đó MT quân sự giữ vai trò quyết định. Đảng ta chỉ đạo tiến hành CT với tinh thần : “Tự lực cánh sinh”, đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính “đồng thời phải biết lựa chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.

VD: Về phương châm đánh lâu dài xuất phát từ lấy nhỏ đánh lớn vì vậy phải lấy thời gian làm lượng để chuyển hóa sức mạnh của chiến tranh, tạo thế nắm thời cơ đánh đòn quyết định, đánh lâu dài không đồng nghĩa với việc kéo dài thời cơ đánh đòn quyết định, đánh lâu dài không đồng nghĩa với việc kéo dài vô thời hạn, mà phải biết chọn thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh, càng sớm càng tốt, cụ thể trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra chủ trương trường kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra chủ trương cuộc CT chống mỹ có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.

Thứ 5:

Phương thức tiến hành chiến tranh

Phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp với địa phương với các binh đoàn chủ lực, kết hợp chặt chẽ tiến công địch bằng 2 lực lượng chính trị, quân sự bằng 3 mũi giáp công, quân sự chiến tranh binh vận trên cả 3 vùng chiến lược, rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị làm cho địch bị động lúng túng trong đối phó dẫn đến thất bại trong chiến tranh.

Phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân, thực hiện nhà nước thành 1 mặt trận rộng lớn kết hợp đấu tranh với vũ trang trong đó đấu tranh quân sự là chủ yếu lực lượng tiến hành chiến tranh là toàn dân, luôn phát huy cao độ tư tưởng tiến công, đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc chiến tranh.

2. Nêu các quan điểm của Đảng ta trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, phân tích quan điểm 1

Có 6 quan điểm:

1. Tiến hành chiến tranh nhân dân: Toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ tranh 3 thứ quân làm nòng cốt, kết hợp tác chiến giữa LLVT địa phương với tác chiến của binh đoàn vũ lực.

Vị trí: Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt thể hiện tính nhân dân trong chiến tranh. Khẳng định đât là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân với tinh thần đầy đủ nhất và là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp cho cuộc chiến tranh.

Nội dung: Trong điều kiện mới chúng ta nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều để chống lại những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả về tiềm lực kinh tế, quân sự do vậy Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà còn phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân.

Để thực hiện tốt chiến tranh nhân dân chúng ta phải động viên và tổ chức quần chúng cùng với lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù, đánh giặc bằng mọi vũ khí của chúng ta, đánh giặc bằng những cách độc đáo, sáng tạo.

Toàn dân đánh giặc phải lấy LLVT 3 thứ quân làm nòng cốt đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của LLVT địa phương, với tác chiến binh đoàn chủ lực.

Tóm lại tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc là tuyền thống là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống lại những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần, ngày nay chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn dân tộc đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của kẻ thù.

Biện pháp:

- Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là cho thế hệ trẻ

- Xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc

- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, toàn diện

- Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

- Phải không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, các cuộc chiến tranh gần đây ở trên thế giới để phân tích nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới.

2. Tiến hành chiến tranh nhân dân:

Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quấn sự, chính trị, ngoại giao kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định dề giành thắng lợi cho cuộc đấu tranh.

3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng nư từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian đấu tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.

4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng:

Vừa kháng chiến vừa xây dựng ra sức sản xuất, thực hành tiết kiệm, giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh.

5. Phải kết hợp sức mạnh dân tộc, với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

3. Trình bày những quan điểm nguyên tắc của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân

Có 5 quan điểm:

a. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân

Cơ sở: Đây là quan điểm cơ bản nhất trong nghiệp vụ xây dựng LLVTND kiểu mới của giai cấp công nhân.

- Sự lãnh đạo của Đảng là nguồn gốc là nhân tố quyết địn bản chất của giai cấp công nhân, quyết định sự ra đời, trưởng thành và chiến thắng của LLVTND.

- Trong bối cảnh phức tạp tình hình hiện nay trước âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, cũng như yêu cầu mới trong lực lượng VTND càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Nội dung: Đảng CSVN lãnh đạo LLVTNDVN theo nguyên tắc: tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

+ Tuyệt đối: Đảng CSVN là người độc tôn duy nhất lãnh đạo lực lượng vũ trang NDVN, Đảng không ngừng nhường quyền hoặc chia sẽ quyền lạnh đạo LLVT cho bất kỳ 1 tổ chức, 1 LL, 1 cá nhân nào.

+ Trực tiếp: Đảng không thông qua 1 khâu trung gian nào, một tổ chức trung gian nào trong lãnh đạo LLVT, mà Đảng có hệ thống lãnh đạo dọc từ TW cho đến các đơn vị cơ sở toàn quân.

VD: Trong QĐNDVN Đảng có hệ thống dọc từ Đảng ủy TW cho đến cơ sở trong toàn quân

Đối với LLVT địa phương đặt dưới sự lãnh đạp của cấp ủy chính quyền địa phương

Về mọi mặt: Đảng lãnh đạo trên mọi mặt hoạt động của LLVTND trên tất cả các lĩnh vực CT, tư tưởng và tổ chức, cả trong xây dựng và trong chiến đấu.

Biện pháp:

- xây dựng củng cố và không ngừng củng cố hệ thống tổ chức Đảng, phải coi trọng việc xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt.

- Thực hiện tốt chế độ lãnh đạo của Đảng đối với LLVTND.

- Nâng cao hiệu lực hành động công tác Đảng.

b. Tự lực, tự cường, xây dựng LLVTND:

Cơ sở: Xuất phát từ truyền thống kinh nghiệm trong truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, ông cha ta.

Xuất phát từ TT HVM trong xây dựng LLVT

- Từ thực tiễn xây dựng LLVT mấy năm qua

Nội dung:

- Tự lực tự cường dựa vào sức mình là chính để xây dựng LLVTND

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn, nội dung để xây dựng phát triển lực lượng vũ trang.

- Triệt để tranh thủ những điều kiện kinh tế thuận lợi như về khoa học công nghệ để xây dựng phát triển lực lượng vũ trang.

- Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kỹ thuật quản lý khai thác bảo quản có hiệu quả các trang thiết bị hiện có.

- Tích cực phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm

- Xây dựng LLVTND lấy chất lượng làm chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

c. Lấy chất lượng làm chính, lất xây dựng về chính trị làm cơ sở:

Cơ sở: xuất phát từ CN Mác - Lênin về quan hệ giữa số lượng và chất lượng, sức mạnh LLVT là sức mạnh các yếu tố.

- Từ truyền thống xd LLVT của ông cha ta đó là lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn.

- Đây là truyền thống cơ bản trong nghệ thuật QSVN là xu hướng chung xây dựng LLVTND của các nước trên thế giới hiện nay.

- Xuất phát từ thực tiện xây dựng LLVTND trong những năm qua của Đảng ta.

- Sự xuất phát từ sự chống phá của kẻ thù trong diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.

*Nội dung: Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, phải kế thừa truyền thống kinh nghiệm, phát triển bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, lấy nâng cao chất lượng là chính, đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nghiệp vụ và khả năng kinh tế của đất nước.

- Phải cơ cấu tổ chức hợp lý cho các thứ quân, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

- Xây dựng LL VTND có chất lượng toàn diện của về CT tư tưởng và tổ chức trong đó lấy chất lượng chính trị là chính, coi đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu.

d. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLVT:

- Cơ sở và nguyên tắc: Đây là 1 quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh giải phóng trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc ngày nay.

- Để đảm bảo cho LLVTND có sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, đủ sức chiến đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ, phải phát huy sức mạnh toàn diện.

+ ND: sức mạnh tổng hợp đó là sức mạnh của cả nước, của toàn Đảng, dân, các cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị.

- Đó là sức mạnh các yếu tố cả về KT-CT-VH-KH- kỹ thuật …, cả sức mạnh truyền thống hiện đại.

- LLVTND là bộ phận trong sức mạnh tổng hợp của đất nước do đó xây dựng LLVTND phải sựa trên cơ sở sức mạnh tổng hợp của đất nước.

e. Bảo đảm cho LLVTND luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi

Cơ sở: Đây là quan điểm phản ánh chức năng nhiệm vụ chủ yếu cơ bản thường xuyên của LLVTND có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho LLVTND chủ động đối phó kịp thời và thắng lợi trong mọi tình huống, có thể xảy ra.

- Xuất phát từ âm mưu thủ đoạn của CN Đế Quốc và các thế lực phản động.

ND:

- LLVTND phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh hành động được ngay đánh địch kịp thời, bảo vệ được mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận rõ âm mưu của kẻ thù, xây dựng LLVT vững mạnh về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định sẵn sàng chiến đấu, phải coi trọng huấn luyện, luyện tập, duy trì nghiêm kỹ luật, thường xuyên kiện toàn về vũ khí, trang bị.

4. Trình bày nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân - ANND ở nước ra hiện nay. Phân tích nội dung xây dựng chính trị - tinh thần, trách nhiệm sinh viên tron việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần.

- Tiềm lực chính trị tinh thần là khả năng chính trị tinh thần có thể huy động được nhằm tạo thành sức mạnh phục vụ quốc phòng - an ninh.

- Thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của nhà nước hệ tư tưởng chính trị, chế độ xã hội, hệ thống chính sách, trình độ nhận thức, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý của các thành viên trong văn hóa đối với quốc phòng - an ninh.

- Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản, tạo nên sức mạnh quốc phòng - an ninh, tác động to lớn đến tính hiệu quả các tiềm lực khác phản ánh thái độ của nhân dân với quốc gia, dân tộc và chế độ là sức mạnh tiềm tàng của thế trận lòng dân, là kết quả tích lũy lâu dài của nhiều thế hệ vốn có.

- Xây dựng toàn lực chính trị - tinh thần trong giai đoạn mới là xây dựng tình cảm yêu nước, lòng tin cuẩ nhân dân vào Đảng, nhà nước vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới vào con đường phát triển của dân tộc, nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm, vững vàng kiên định trước khó khưn thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xây dựng các khối chính trị vững mạnh, xây khối đại đoàn kết toàn dân.

Học phần III

Nêu tính năng kỹ thuật chiến thuật, tên gọi tác dụng các bộ phận chính của súng đạn ak, rpd,b41

AK:

a.Tính năng kỹ thuật :

Súng sử dụng 2 kiểu đạn, kiểu 1 1943 do Liên Xô sản xuất, kiểu 2 K56 do Trung Quốc sản xuất với 4 loại đầu đạn khác nhau:

- Đầu đạn thường

- Đầu đạn vạch đường

- Đầu đạn xuyên cháy

- Đầu đạng cháy

Hộp tiếp đạng chứa được 30 viên

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm. AK thường bắn địch 80m, AK cải tiến 1000m.

- Tầm bắn hiệu quả 400m, hỏa lực tập trung 800m.

- Bắn máy bay và quân nhảy dù 500m.

- Tầm bắn thẳng, mục tiêu cao 0,5m là 350m, mục tiêu cao 1,5 m là 525m.

- Tốc độ đầu của Đạn: AK thường 710m/s

AK cải tiến 715m/s

- Tốc độ bắn:

- Lý thuyết 600 phát/phút

Thực tế trong CT đấu khi bắn phát 1: 40 phát /phút

- Liên thanh: 400 phát/ phút

- Trọng lượng súng

AK 3,8Kg

AKM 3,1 Kg

AKMS 3,3 Kg

Nếu đủ 30 viên nặng thêm 0,5Kg

b. Tên gọi - tác dụng cấu tạo các bộ phận chính

Súng AK cấu tạo gồm 11 bộ phận chính

1. Nòng súng: tác dụng làm buồng đốt chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có vận tốc nhất định ban đầu và tự quay trong quá trình chuyển động.

2. Ngắm: TD: để ngắm bắn các mục tiêu ở cự ly khác nhau.

3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng: TD: để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho khóa nòng chuyển động. Nắp che đậy bên trên hộp khóa nòng.

4. Bệ khóa nòng và thoai đẩy: TD: để làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động, mặt thoi chịu áp lực của khí thuốc, đẩy bệ khóa nòng lùi.

5. Khóa nòng: đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng sung làm đạn nổ, mở khóa nòng và kéo vỏ đạn ra ngoài.

6. Bộ phận cò: giữ búa ở phía giương làm búa đập vào kim thoa, định cách bắn rồi đóng mở khóa an toàn.

7. Bộ phận đẩy vệ: Luôn đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước.

8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Là để chứa thoi khi súng chuyển động và giúp ta cầm súng khi bắn khỏi nòng.

9. Báng súng và tay cầm: Tỳ vai và cầm súng khi bắn

10. Hộp tiếp đạn: Chứa và tiếp đạn vào súng

11. Lê: Để đánh địch khi đánh gần kết hợp với vỏ lê để cắt thép nhỏ

* Cấu tạo của đạn: Đạn gồm 4 bộ phận chính:

1. Đầu đạn: tiêu diệt mục tiêu

2. Vỏ đạn: Liên kết các bộ phận thành viên đạn hoàn chỉnh

3. Thuốc phóng: để sinh ra khí thuốc đẩy đạn bay đi

4. Hạt lửa (hạt nổ): Để đốt cháy thuốc phóng

Súng tiểu liên RPD

a. Tính năng:

Chúng sử dụng 2 kiểu đạn như AK

Hộp tiếp đạn 100 viên

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100 đến 1000m

- Tầm bắn hiệu quả mục tiêu trên mặt đất, mặt nước là 800m, bắn máy bay, nhảy dù 500m

- Tầm bắn thẳng mục tiêu người nằm 365m, mục tiêu người chạy 540m

- Tốc độ đầu của đạn 735m/s

- Về vận tốc bán lý thuyết 560 phát/phút

- Bắn trong chiến đấu 150 phát/phút

- Trọng lượng súng là 7,4 kg có đủ đạn năng 9kg

b. Tên gọi- tác dụng cấu tạo các bộ phận chính

Súng RPD gồm 11 bộ phận chính

1. Nòng súng: như AK

2. Bộ phận ngắm: như AK

3. Hộp khóa nóng: để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho khóa nòng và bệ khóa nòng chuyển động.

4. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng: kéo băng đạn, đưa viên đạn vào thẳng đường tiến của súng đẩy đạn. Nắp để liên kết với bộ phận tiếp đạn và che đậy phía trên hộp khóa nòng.

5. Bệ khóa nòng và thoi đẩy tác dụng như AK

6. Khóa nòng: như AK

7. Tay kéo bệ khóa nòng: kéo bệ khóa nòng về phía sau khi lên đạn

8. Bộ phận cò và báng súng: là giữ bệ khóa nòng và khóa nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng bắn, giải phóng bộ khóa nòng, đóng hoặc mở khóa an toàn. Báng súng để tì vai cầm súng khi bắn, sau báng súng có lỗ chứa hộp phụ tùng.

9. Bộ phận đẩy về: tác dụng như AK

10. Băng đạn và hộp tiếp đạn: chứa và chuyển đạn vào súng

11. Chân súng: đỡ súng khi bắn

Cấu tạo của Đạn có 4 bộ phận như AK

Súng chống tưng B41

a. Tính năng:

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính ngắm quang học từ 200 đến 500m

- Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2,7m là 330m

- Tốc độ đầu của đạn là 120 m/s. Tối đa 300m/s

- Tốc độ chiến đấu 4 đến 6 phát/phút

- Cỡ đạn 85mm, đạn được thiết kế theo nguyên lý nổ lõm ngòi nổ áp điện, sức xuyên của đạn cũng không phụ thuộc vào cự lý bắn và tốc độ đạn bay. Nếu góc chạm 90o thì xuyên sắt thép 280mm, xuyên bê tông 900mm, xuyên cát trên 800mm.

- Trọng lượng của súng 6,3kg, kính ngắm 0,5kg, đạn 2,2kg

b. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận chính

gồm 5 bộ phận chính:

1. Nòng súng:làm ống phóng chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho võ đạn, tạo cho đạn có vận tốc nhất định ban đầu.

2. Ngắm cơ khí: để ngắm bắn các mục tiêu khi không có kính ngắm quang học.

3. Bộ phận cò tay cầm: có 2 tay cầm, để khóa an toàn khi lắp đạn, giải phóng búa, tay cầm, cầm súng khi bắn.

4. Bộ phận kim hỏa: chọc vào hạt lửa của đạn.

5. Bộ phận kính ngắm quang học: là để ngắm bắn các mục tiêu ở cự ly khác nhau, là để tính toán lượng bắn đón mục tiêu, lượng sửa gió.

Cấu tạo của đạn:

- Đầu đạn: tiêu diệt và phá hủy mục tiêu

- Ống thuốc đẩy: tăng thêm tốc độ bay của đạn

- Đuôi đạn và ống thuốc phóng: giữ thăng bằng cho đạn khi bay, đẩy đạn ra khỏi nòng súng khi thuốc phóng cháy.

- Ngòi nổ: làm đạn nổ khi đạn chạm vào mục tiêu.

Nêu tác dụng, tính năng, cấu tạo phương tiện gây nổ

a. Kíp:

- Theo phương pháp gây nổ: Kíp thường, kíp điện

- Theo chất cấu tạo vỏ kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy

- Căn cứ vào kích thước, lượng thuốc nổ mạnh có trong kíp

Cấu tạo kíp:

Kíp thường: Vỏ kíp, lỗ lắp dây cháy chậm, vành mắt ngỗng, mắt ngỗng, thuốc gây nổ, thuốc nổ mạnh.

Kíp điện: cở bản như kíp thường chỉ khác:

- Dây cuống kíp

- Miếng cách điện

- Dây tóc

- Thuốc phát lửa

Điện trở, cường dộ dòng điện dùng để gây nổ kíp điện

- Điện trở lúc thường: R= 0,7 - 2 Ω

- Điện trở lúc nổ: R= 2,5 - 3 Ω

- I dòng diện 1 chiều khi nổ: I ≥ 0,5 A

- I dòng diện xoay chiều khi nỗ : I ≈ 1A

- I an toàn: I = 0,05A

Nguồn điện để gây nổ kíp điện: Pin, ắc quy, máy gây nổ.

Dây dẫn điện: Dẫn điện từ nơi đặt nguồn điện đế nơi đặt kíp

b. Dây cháy chậm:

Tác dụng: Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm cho người gây nổ có thời gian cần thiết cơ động về vị trí ẩn nấp ra khỏi vùng nguy hiểm khi lượng nổ nổ.

Tính năng: tốc độ cháy trung bình 1 cm/s, ở dưới nước cháy nhanh hơn khoảng 1,18cm/s

Cấu tạo:

Vỏ: Bằng sợi quấn có sơn chống ẩm, màu đen hoặc trắng đục, bên trong. Có lớp giấy quấn phòng ẩm

Sợi tim: bằng sợi vải

Lõi thuốc đen

Đường kính dày 5,5 - 6 mm. Mỗi cuộn dài 50m

c. Nụ xòe:

- Tác dụng để phát lửa đốt cháy chậm hoặc gây nổ kíp trực tiếp nhanh gọn bí mật.

Cấu tạo:

Nụ xòe vỏ đồng: vỏ, dây giật, dây đồng xoắn, bát kim loại

Vỏ: bằng đồng, nhựa hoặc giấy

Dây giật: nụ xòe đồng: dây gai

Giấy, nhựa: kim loại

- Dây kim loại xớn

- Bát kim loại

- Thuốc phát lửa

- Lỗ lắp dây cháy chậm

- Lỗ thoát khí (nụ xòe vỏ đồng)

- Hom giỏ( nụ xòe vỏ giấy)

d. Dây nổ:

Công dụng: Dùng để gây nổ một hay nhiều lượng nổ cùng một lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt thuốc nổ đào công sự, phát đất. Đan thành lưới, phá bãi nhỏ. Cắt cây nhỏ khi mở đường.

Tính năng:Va đập, cọ xát an toàn, sóng trường, bắn xuyên qua không nổ, tốc độ nổ 6500m/s/ Cháy tập trung trên 1kg có thể nổ.

Cấu tạo: Vỏ bằng nhựa, hoặc bằng vải cuộn chặt có quét nhựa phòng ẩm bên ngoài, có màu đỏ, trắng hoặc lốm đốm đỏ. Lõi thuốc có màu trắng hoặc hồng nhạt, làm bằng thuốc nổ mạnh trộn với thuốc gây nổ. Đường kính dày 5,5 - 6mm. Mỗi cuộn 50m.

Trình bày nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân và cách phòng chống

1. Sóng xung kích:

a. Nguồn gốc: Là nhân tố sát thương phá hoại chủ yếu của VKHN. Chiếm 50% năng lượng vụ nổ. dưới tác dụng của nhiệt độ cực là cao, vật chất ở gần xung quanh tâm nổ đều bốc thành hơi nóng đỏ, tạo thành 1 khối lửa khổng lồ có nhiệt độ và áp suất cao gọi là cầu lửa. Cầu lửa không ngừng lan rộng và bốc lên cao, dồn nén không khí bao quanh tâm nổ hình thành sóng còn gọi là sóng xung kích.

b. Tác hại:

Đối với người: Cỏ thể gây sát thương trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường người đó là xô đẩy, đè nén quăng quật hoặc gián tiếp làm cho các công trình đổ vỡ đè nén lên các vật thể và con người.

c. Phòng tránh:

- Lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp không lợi dụng những vật dễ đỗ vỡ.

- Nếu đang ở địa hình phảng lập tức nằm sấp xuống đất, chân quay về hướng tâm nổ, hai cánh tay bắt chéo chân trước ngực, hai ngón trỏ bị hai lỗ tai, nhắm mắt, há miệng thở đều.

- Hầm hào, công sự phải xây dựng kiên cố, vững chắc.

- Kịp thời cấp cứu, cứu chữa, cho những người bị thương.

2. Bức xạ quang:

a. Nguồn gốc: là nhân tố sát thương phá hoại quan trọng của VKHN chiếm 35% năng lượng vụ nỗ thời gian gây tác hại từ 1/10 - 10s. Gồm những chùm tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia Rơn ghen, ánh snags nhìn thấy, truyền đi với vận tốc nhanh, phương thẳng. Nhiệt độ và áp suất cực lỳ lớn không ngừng lan trộng và bốc cao, không khí, đất, nước bị nung nóng đến nhiệt độ cao và phát ra ánh sáng tạo thành . (300000km/s)

b. Tác hại:

- Làm bỏng, cháy da, mù mắt, hóa than đối với con người.

- Làm cháy, nóng chảy biến dạng các vật liệu, tại thành những đám cháy lớn đối với vũ khí, trang bị.

c. Các phòng chống:

- Lợi dụng địa hình, vật ẩn nấp

- Sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân

- Hầm hào, công sự xây dựng bằng vật liệu khó cháy, có nắp đủ độ dày

- Tổ chức tốt công tác cấp cứu chữa người bị bỏng, dập cháy trên các đối tượng

3. Bức xạ xuyên

a. Nguồn gốc:

Là nhân tố sát thương phá hoại, đặc trưng của VKHN, chiếm 5% năng lượng vụ nổ.

Bức xạ xuyên là dòng gama, là dòng nơ tron (ŋ) độ phóng ra từ tâm nổ ngay lúc xảy ra phản ứng hạt nhân, từ quả cầu lửa và đám mây phóng xạ.

b. Tác hại:

- Làm ion hóa các nguyên tử, phân tử tế bào, làm thay đổi cấu trúc hóa học tế bào. Ảnh hưởng sự hoạt động của hệ thần kinh TW hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu. Gây nên bệnh phóng xạ cho người và động vật.

- Biến một số chất thành chất đồng vị phóng xạ cảm ứng gây tác hại gián tiếp cho người sử dụng.

- Làm ảnh hưởng sự hoạt động của các thiết bị bán dẫn, làm hỏng phim ảnh, kính ngắm.

c. Biện pháp phòng chống:

- Triệt để lợi dụng địa hình, vật để ẩn nấp

- Xây dựng công sự, hầm hào phải có nắp, đủ độ dày

- Cấp phát ông đo liều chiếu xạ để kiểm tra độ phóng xạ cho các đối tượng

- Uống thuốc phòng chống phóng xạ khi vào khu vực nhiễm…

- Che đậy bảo vệ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, các thiết bị bán dẫn, kính quang học, phim ảnh.

4. Chất phóng xạ:

a. Nguồn gốc:

Là nhân tố sát thương, phá hoại đặc trưng của VKHN, chiếm 10 % năng lượng vụ nổ. Được sinh ra từ 3 nguồn gốc. Mảnh vỡ hạt nhân, chất phóng xạ cảm ứng và chất nổ hạt nhân chưa tham gia phản ứng tồn tại ở các dạng khí, bụi, xỉ phóng xạ và nằm ngay trong vũ khí trang bị kỹ thuật khi dòng nơ tron chiếu vào.

b. Tác hại:

Đối với người chất phóng xạ gây bệnh phóng xạ theo 3 con đường:

Chiếu xạ ngoài, nhiệm xạ da và nhiễm xạ bên trong

Đối với vũ khí trang bị kỹ thuật, công trình kiến trúc, chất phóng xạ không gây tác hại đối với vũ khí trang bị kỹ thuật công trình kiến trúc, nguồn nước, lương thực, thực phẩm nhưng những đối tượng này bị nhiễm xạ sẽ gây tác hại gián tiếp cho người sử dụng.

c. Biện pháp phòng chống:

- Sử dụng khí tài phòng hóa, lợi dụng địa hình, địa vật, phương tiện kỹ thuật để phòng chống.

- Xây dựng công sự, hầm hào có nắp kín

- Trang bị khí tài trinh sát, bức xạ để trinh sát xác định tình hình nhiễm xạ trên các đối tượng.

- Sử dụng các khí tài tẩy xạ cho các đối tượng bị nhiễm

- Dự đoán tình hình nhiễm xạ và khả năng hoạt động trong khu vực nhiễm

- Uống thuốc phòng phóng xạ trước khi vào khu vực nhiễm

- Tổ chức cấp cứu, điều trị người bị bệnh phóng xạ

5. Hiệu ứng điện từ

a. Nguồn gốc:

Là nhân tố  chiếm 1 phần năng lượng không đáng kể của vụ nổ hạt nhân (khoảng 1%). Dưới tác dụng của nhiệt độ cao và dòng gama, nơ tron, các phân tử, nguyên tử không khí bị ion hóa tạo thành các phân tử mang điện. Trong không gian hình thành những vùng diện tích trái dấu, làm xuất hiện điện từ trường tổng hợp gọi là hiệu ứng điện từ.

b. Tác hại:

Hiệu ứng điện từ làm nhiễu các hoạt động của máy vô tuyến định, làm đứt dây dẫn điện, cầu chì… mất tính cách điện của một số vật liệu gây nên hiện tượng cháy và chập điện. Ngoài ra hiệu ứng điện từ còn tác dụng vào các hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc đất dưới hàm sâu, mà ở đó sóng xung kích và bức xạ quang không tác dụng được.

c. Các phòng chống

- Xây dựng hệ thống xung điện từ ở các hầm chỉ huy, thông tin

- Thiết kế các mạch điện chống xung cao trong các thiết bị

- Kịp thời thông báo, báo động địch ta, kích vũ khí hạt nhân

- Tạm thời tắt máy vô tuyến điện, ngắt đường truyền điện

Nêu tính chất, tác hại, triệu chứng trúng độc và cách cấp cứu, tiêu độc các loại chất độc thần kinh,loét da, kích thích và chất độc diệt cây.

Chất độc thần kinh Vx

Tính chất:

- Là một chất lỏng, không màu, không mùi, sôi 300oC

- Ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ

- Nặng hơn nước

- Bay hơi kém, tồn tại lâu trên bề mặt địa hình, vật thể

- Gây nhiễm độc qua da rất lớn

Triệu chứng:

Con ngươi mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mữa, khó thở, thở gấp, đứng không vững, đau đầu, đau vùng mắt, co giật cơ bắp, co giật toàn thân, da tím, tim hoạt động rối loạn, toàn thân tê liệt và chết. Trong trường hợp bị nhiễm độc nhẹ hoặc cấp cứu tạm thời có thể sống sót.

Đề phòng, cấp cứu tiêu độc

+ Đề phòng:

- Luôn cảnh giác, kịp thời phát hiện chất độc Vk

- Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp. Sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân

- Uống thuốc, phòng chất độc thần kinh trước khi địch sử dụng hoặc trước khi vào khi nhiễm hoạt động.

Cấp cứu:

- Nhanh chóng đưa người ra khỏi khu vực nhiễm độc. Dùng ống tiêm tự động tiêm vào bắp và bỏ ống tiêm vào túi áo ngực, làm hô hấp nhân tạo.

Tiêu độc:

- Dùng bao tiêu độc  IPP-8, hộp tiêu độc IPP, ĐPS và dung dịch để tiêu độc cho các đối tượng.

- Dùng nước sạch rửa mắt nhiều lần

- Địa hình xúc hớt, phủ lấp, đốt để tiêu độc

- Nguồn nước, lương thực, thực phẩm bị nhiễm không sử dụng

Chất độc loét da Yperit

Tính chất:

- Dạng tinh khiết là chất lỏng không màu, không mùi, sánh như dầu. Là sản phẩm công nghiệp có màu từ vàng đến màu tối, có mùi đặc trưng, khi phân hủy có mùi như mùi tỏi, khả năng bay hơi kém, độ bền chất độc cao, thời gian gây hại kéo dài. Thường sử dụng dạng lỏng, sương và son khí.

Triệu chứng:

- Làm cho da ban đỏ, rộp phồng có nước, sau nốt rộp phồng vỡ ra gây loét rát, hoại tử, chữa khỏi để lại viết sẹo, bị nặng có thể tử vong.

- Gây tổn thương thanh quản, khí quản, gây viêm phổi, phù nề phổi

- Gây viêm loét dạ dày, đường ruột, nôn mửa, da bụng, tiết nhiều nước bọt, đại tiện ra máu.

- Gây viêm niêm mạc mắt khi tiếp xúc với hơi độc, gây mù mắt khi bị chất độc rơi vào mắt

Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:

Đề phòng:

- Nhanh chóng, lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp

- Sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân để che phòng người

- Nguồn nước, lương thực, thực phẩm phải che đậy kín

CC: Nhanh chóng đưa người bị nhiễm ra khỏi khu vực nhiễm tiêm thuốc kháng sinh.

- Cho uống thuốc trợ lực

- Dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết loét thì phải tiêu diệt trên da

Tiêu độc:

- Sử dụng bao tiêu độc IPP-8, IĐP, ĐPS và các dung dịch có tính oxi hóa, clo hóa để tiêu độc. Nguồn nước, lương thực, thực phẩm bị nhiễm tuyệt đối, ứng dụng

3. Chất độc kích thích

TC: Là chất kết tinh màu trắng có mùi hạt tiêu nhẹ, khả năng bay hơi thấp, không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

TC: Mắt: Trong vài dây đã gây ra viêm niên mạc mắt nặng, làm bỏng rát, đau nhức dữ dội, làm cay và chảy nước mắt. Ra khỏi khu nhiễm sau 35 - 30 phút mức độ viêm giảm rõ rệt.

Hô hấp: Làm bỏng rát trong khoang miệng, họng, lồng ngực, hắt hơi, sổ mũi, ho sặc sụa. Tạo ra tâm lý hoảng sợ làm tăng triệu chứng nhiễm độc toàn thân có thể ngừng thở.

Da: Nếu chất độc dính bám là bỏng rát, an đỏ hoặc rộp phồng.

Đề phòng, CC, TĐ:

ĐP: Sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân hoặc tập thể

CC: Đưa người bị nhiễm ra khỏi khu vực bị nhiễm, để nơi thoáng gió, bẻ và cho ngửi ống thuốc, chống khói độc, dùng thuốc tím rửa chỗ nhiễm độc, rửa mắt, mũi dọc bằng dung dịch Nibica 2% hoặc thuốc tím pha loãng

TĐ: Tắm rửa sạch sẽ đối với cơ thể, quần áo giặt bằng xà phòng, nước sạch. Địa hình thu gom quét dọn. Dùng dung môi hữu cơ để tiêu độc cho cá đối tượng bị nhiễm. Nguồn nước bị nhiễm không sử dụng cho ăn uống, lương thực, thực phẩm bị nhiễm có thể tách bỏ phần bị nhiễm, phần còn lại có thể sử dụng được.

4. Chất độc diệt cây:

TC: Là những chất độc có tác dụng lên cây cối dùng để hủy diệt các loại thực vật, gây tổn thất cho đối phương và gây tác hại đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

1 sối chất độc và hỗn hợp diệt cây

- Axit phenoxycacboxilic

- Chất độc da cam

- Chất độc trắng

- Chất độc xanh

Sử dụng chất độc diệt cây

Thường ở dạng giọt lỏng và bột bằng các thiết bị phun rãi

TH:

- Nhằm triệt phá nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của đối phương

- Làm cho đối phương không còn nơi cư trú, giấu quân

- Gây nhiễm độc cho người cả 3 con đường hô hấp, tiếp xúc và tiêu hóa. Ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tác hại cho thế hệ này đến thế hệ khác. Phá hủy môi trường sinh thái.

Đề phòng, CC, TĐ

ĐP: Nhanh chóng sử dụng khí tài phòng hóa, che đậy nguồn nước, lương thực, thực phẩm các loại phương tiện.

Nếu ăn uống gây nôn, xúc rửa đường ruột

Tắm rửa sạch sẽ, điều trị kịp thời, cây cối hoa màu bị nhiễm chặt bỏ thu gọn dọn sạch, đất đai bị nhiễm cày xới, ngâm thau rửa bằng nước sạch, nước vôi nhiều lần trong ngày ít nhất từ 10 - 15 ngày gieo trồng lại.

Trình bày ký hiệu địa vật, vẽ hình minh họa: Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có ký hiệu

Phân loại ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Là loại ký hiệu biểu thị đúng mối tương quan tỷ lệ về tỷ kệ giữa đối tượng ngoài thực địa bản đồ.

- Ký hiệu vẽ 1/2 theo tỷ lệ: Là loại ký hiệu chỉ biểu thị mối tương quan tỷ lệ về chiều dài, không biểu thị theo tỷ lệ chiều ngang. VD: Đường dây điện, đường sắt,…

- Ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ: Là loại ký hiệu biểu thị những địa vật nhỏ bé không thể rút theo tỷ lệ bản đồ được.

VD: Cột ăng ten, chùa, nhà thờ

Nguyên tắc xác định vị trí chính xác kí hiệu địa vật

Bản đồ( xem sau)

Một số quy định khi vẽ ký hiệu:

1. Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: Vẽ thẳng theo hướng Bắc của bản đồ.

2. Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu nằm:

Vẽ theo hướng thật của địa vật

3.Ký hiệu vẽ thể hiện vách núi theo kiểu bóng vờn

Vẽ theo chiều Đông Bắc xuống Tây Nam

Trình bày ký hiệu dáng đất, vẽ hình minh họa, tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có ký hiệu

Đường bình độ

K/n: Là đường cong khép kín nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất chiếu lên mặt phẳng bản đồ.

Phân loại:

Đường bình độ cơ bản (con:

-Là loại đường bình độ vẽ theo khoảng cao đều, quy định trong tỷ lệ bản đồ

Đường bình độ cái

-Cứ 3,4 đường bình độ cơ bản vẽ một đường bình độ cái thể hiện nét liền đậm màu nâu

Đường bình độ nửa khoảng cao đều

-Là loại đường bình độ biểu thị những nơi địa hình phức tạp như sống, sườn, khue núi, thể hiện bằng nét mảnh, đứt đoạn dài, màu nâu, không nhất thiết phải khép kín

Đường bình độ phụ

-Là loại đường bình độ biểu thị những nơi địa hình mà các đường bình độ trên không biểu thị hết, thể hiện bằng nét đứt đoạn ngắn màu nâu, không nhất thiết phải khép kín và trên đường bình độ có ghi chú độ cao

Đặc điểm:

- Đường bình độ hoàn toàn đồng dạng với dáng đất nên nhìn vào đường bình độ ta có thể biết được dáng dất ngoài thực địa

- Lồng vào nhau, không xoáy trên ốc, không cắt nhau, có thể chồng lên nhau, ở nơi dốc dựng thẳng đứng.

- Đường bình độ biểu thị được đỉnh núi, sống núi, yên ngựa, khe núi.

Khoảng cao đều

K/n: là cự ly thẳng đứng giữa 2 mặt phẳng chứa hai đường bình độ kế nhau.

Giá trị khoảng cao đều của các đường bình độ trong từng tỷ lệ bản đồ

Loại đường bình độ

Tỉ lệ

1/25.000

Tỉ lệ

1/50.000

Tỉ lệ

1/100.000

Tỉ lệ

1/200.000

Đường bình độ cơ bản

5m

10m

25m

50m

Đường bình độ cái

25m

50m

100m

200m

Đường bình độ 1/2 khoảng cao đều

2,5m

5m

12,5m

25m

Đường bình độ phụ

Trên đường bình độ có ghi chú độ cao

Trình bày thứ tự các bước xác định tọa độ chính xác 1 điểm trên bản đồ địa hình quân sự, cho ví dụ minh họa từng bước. Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh có ký hiệu

Tọa độ chính xác:

Cách xác định có 5 bước

B1: Xác định tọa độ khái lược (xác định x,y) của điểm cần xác định

B2: Từ điểm cần xác định kẻ 2 đường vuông góc với 2 trục x,y

B3: Dùng thước đo Δx, Δy

B4: Tính Δx và Δy theo tỷ lệ của bản đồ

B5: Cộng x+ Δx; y + Δy= tọa độ chính xác cách viết và các dọc tọa độ

VD: xác định tọa độ chính xác điểm M trên bản đồ địa hình quân sự có tỉ lệ 1/25.000

B1: B(25,54)

B2: Từ M kẻ 2 đường vuông góc với x và y

B3: Đo Δx = 1,9cm; Δy = 2cm

B4: Δx= 1,9cm x 25.000= 475m

Δy=2cm x 25.000 = 500m

B5:

x + Δx= 25.000+475= 25.475

y + Δy= 25.000+500=25.000

Vậy M(25.475;54.500)

 

 

nguon VI OLET