PHÒNG GD&ĐT TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THCS PHẠM CHÍ HIỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Số: …./KH-THCS
Khánh Bình Đông, ngày 25 tháng 09 năm 2020


KẾ HOẠCH
V/v thực hiện giáo dục STEM trong năm học 2020-2021


I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Căn cứ Hướng dẫn số 1040/PGDĐT ngày 27/8/2020 của Phòng giáo dục và Đào tạo Trần Văn Thời, Về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học từ năm học 2020-2021;
Căn cứ nhiệm vụ năm học và thực tế tại Trường THCS Phạm Chí Hiền tổ chức quản lý hoạt động giáo dục STEM năm 2020-2021 như sau :
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Giáo dục STEM là một phương pháp dạy học nhằm hình thành, rèn luyện tri thức, năng lực cho học sinh thông qua các đề tài, các bài học, các chủ đề có nội dung thực tiễn.
- Trong quá trình dạy học, các kiến thức và kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng, phối hợp chúng để giải quyết vấn đề thực tiễn được đặt ra.
- Giáo dục STEM đề cao hoạt động thực hành và phương pháp mô hình trong giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống thông qua hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng. Từ đó rèn luyện cho HS năng lực tư duy, sáng tạo, tranh luận, phản biện.
- Giáo dục STEM cũng trang bị cho HS những kỹ năng phù hợp để phát triển: Tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng trao đổi và cộng tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo dự án,…
2. Yêu cầu về chủ đề giáo dục STEM:
- Các chủ đề giáo dục STEM có thể là các nội dung hẹp và đơn giản, thiết bị phương tiện thực hiện gọn nhẹ, thời gian thực hiện không dài và thường kết hợp trong một bài học hoặc một phần của bài học nhằm xây dựng hoặc minh họa cho kiến thức bài học để góp phần hình thành hoặc cũng cố một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.
- Các chủ đề của giáo dục STEM có nội dung của một dự án nhằm luyện tập tìm hiểu, giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, liên hệ chủ yếu với kiến thức của một bài học, thiết bị phương tiện thực hiện không quá phức tạp, thời gian và công sức thực hiện không dài hoặc các chủ đề có nội dung của một dự án nhằm luyện tập tìm hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có tính chất tích hợp, liên môn, các đầu tư cho các thiết bị phương tiện thực hiện và có thể tốn nhiều thời gian và công sức.
- Các chủ đề của giáo dục STEM gắn với các bài giảng ngay trên lớp, lồng ghép với kế hoạch dạy học của các bộ môn liên quan.
- Có sản phẩm dự thi cấp trường. Sau đó chọn sản phẩm dự thi cấp Huyện.
III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA KẾ HOẠCH.
1/ Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch Giáo dục STEM khi được phân công;
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu liên quan;
- Tiến hành trong giảng dạy tích hợp liên môn; trải nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành ít nhất 01 sản phẩm dự thi.
2/ Đối với học sinh:
Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công việc học tập, nghiên cứu khoa học, tạo tâm thế tốt khi tham gia STEM.
Nhiệt tình, hăng hái học tập, nghiên cứu khi được GV hướng dẫn
Hoàn thành bài tập hoặc câu hỏi mang tính chất tích hợp liên môn
Hoàn thành sản phẩm STEM.
IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nội dung:
1.1 Công tác tuyên truyền: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể CBGV, học sinh, cha mẹ học sinh trong trường biết về cuộc cách mạng 4.0, lợi thế của nó tới ngành GD-ĐT.
- Tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nội dung kết quả của mô hình giáo dục STEM trong các trường học phổ thông.
- Thường xuyên cập nhập thông tin, xu hướng phát triển công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để kịp thời điều chỉnh, tiếp cận đổi mới.
- Tăng cường truyền thông trong các lực lượng xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội: huy động nguồn lực triển khai giáo dục STEM.
1.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên STEM:
- Rà soát, lựa
nguon VI OLET