MĨ THUẬT TUẦN 1: Từ ngày 22/8 đến 26/8 năm 2016

 

LỚP 1

CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NÉT (2 TIẾT)

I.Mục tiêu:

 + Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản.

 + Vẽ được các nét và tạo ra sự chuyển động của các đường nét khác nhau theo ý thích.

 + Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II.Chuẩn bị:

          - Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

1)    Ổn định tổ chức:

2)    Giới thiệu chủ đề

Đường nét rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong học mĩ thuật.

3) Nội dung:

Hoạt động 1:  Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.

- Chia  nhóm.

Hoạt động 2:  Tìm hiểu:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát H1.1:

? Hãy kể tên các nét có trong hình?

? Các em đã được học những nét nào?

- Giáo viên nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát H1.2:

? Đâu là nét thẳng dọc, nét gấp khúc?

? Đâu là nét cong, nét lượn sóng?

Hoạt động 3:  Cách thực hiện:

- HS quan sát H1.3:

? Kể tên các nét và nêu cách vẽ các nét có trong hình?

- HS lên bảng vẽ phấn.

- Nhận xét.

- HS vẽ vào giấy. Nhận xét.

Hoạt động 4:  Dặn dò tiết sau:

- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- Nhận xét giờ học.

 

LỚP 2

Tìm hiểu tranh theo chủ đề: MÙA HÈ CỦA EM.

I. Mục tiêu:

 + Phân tích và đánh giá được sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu được nội dung chủ đề, hình ảnh, màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.

 + Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Lựa chọn được hoạt động yêu thích và tạo được hình dáng người phù hợp với hoạt động đó.

          + Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. Chuẩn bị:

           - Giấy vẽ, bìa cứng, màu vẽ, keo gián…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

Hoạt động 1:  Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.

- Chia  nhóm đôi: Ngồi quay mặt vào nhau.

- Phát đồ dùng.

Hoạt động 2:  Tìm hiểu:

- Giáo viên quan sát H1.1 thảo luận để tìm hiểu nội dung chủ đề màu hè:

? Vào mùa hè, em thường tham gia các hoạt động gì? Cùng với ai? Ở đâu?

? Cảnh thiên nhiên mùa hè như thế nào?

? Nêu các hình ảnh có trong tranh ở hình a,b?

- HS nêu nhận xét.

- HS đọc GHI NHỚ.

Hoạt động 3:  Cách thực hiện:

- Tìm ý tưởng tạo hình sản phẩm:

? Em sẽ vẽ hoạt động vui chơi nào trong mùa hè?

? Động tác của nhân vật sẽ như thế nào?

- HS tham khảo cách vẽ dáng người: H1.2

- HS nêu lưu ý cách vẽ dáng người.

Hoạt động 4:  Thực hành:

- Hoạt động ca nhân: Tạo dáng người:

+ Vẽ dáng đang hoạt động.

+ Vẽ màu trang phục.

+ Cắt dời dáng người để tạo hình ảnh của nhóm.

- Nhận xét.

Hoạt động 4:  Dặn dò tiết sau:

- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- Nhận xét giờ học.

 

LỚP 3

NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU ( 2 TIẾT)

I. Mục tiêu:

- Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, vẻ đẹp của chữ trang trí.

- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. Chuẩn bị:

- Bút chì, bút màu, giấy vẽ…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

- Chơi trò chơi ngắn.

- GV giới thiệu về Chủ đề.

Hoạt động 2: Tìm hiểu:

- Quan sát hình 1.1 và 1.2, thảo luận để tìm hiểu chữ nét đều và chữ trang trí.

?  Độ dày các nét của chữ nét đều như thế nào? (Bằng nhau)

+ Nêu nhận xét về các chữ trong hình 1.2.

+ Quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi ở dưới.

- HS nêu nhận xét.

- HS đọc phần GHI NHỚ.

Hoạt động 3Cách thực hiện:

- HS đọc thông tin phần CÁCH THỰC HIỆN.

- HS nêu cách thực hiện.

Hoạt động 4Thực hành:

- Thảo luận nhóm: Đọc và tìm hiểu cách thực hành.

- HS làm việc cá nhân:

+ Tạo một chữ cái để tạo dáng theo ý thích.

+ Sử dụng nét và mầu sắc để tạo họa tiết trang trí.

Hoạt động 3:  Dặn dò tiết sau:

- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- Nhận xét giờ học.

 

LỚP 4

NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2 TIẾT)

I. Mục tiêu:

 + Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong đời sống.

 + Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh.

+ Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị:

- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

Hoạt động 1:  Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.

- Chia  nhóm đôi.

Hoạt động 2:  Tìm hiểu;

- Giáo viên cho HS quan sát H1.1 thảo luận để tìm hiểu về màu sắc có trong thiên nhiên và có trong các sản phẩm mĩ thuật.

? Trong hình có những hình gì? Nêu màu sắc có trong hình?

- HS đọc ghi nhớ.

- Giới thiệu Màu cơ bản: Vàng Đỏ Lam.

- Quan sát Hình trong SGK: Hoàn thành các yêu cầu về:

+ Màu bổ túc.

+ Các cặp màu tương phản.

- HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 3:  Cách thực hiện:

- GV cho HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu trong SGK.

Hoạt động 4Thực hành:

- HS đọc yêu cầu.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- GV giúp đỡ.

- Nhận xét.

Hoạt động 4:  Dặn dò tiết sau:

- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- Nhận xét giờ học.

 

LỚP 5

CHÂN DUNG TỰ HỌA (2 TIẾT)

I. Mục tiêu:

 + Nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.

 + Thể hiện được tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác nhau.

+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị:

- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, gương, ảnh chụp chân dung, vải, sợi len, hoa lá …

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

Hoạt động 1:  Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.

- Chia  nhóm .

Hoạt động 2:  Tìm hiểu.

- Tìm hiểu về tranh chân dung tự họa:

? Tranh chân dung tự họa thể hiện khuôn mặt, cả người hay nửa người?

? Tranh chân dung tự họa thường vẽ theo hình thức nào? Bằng những chất liệu gì? Bố cục, màu sắc được thể hiện ntn trong tranh?

? Em thấy các bộ phận trên khuôn mặt có đối xứng với nhau không? Đối xứng như thế nào?

- HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 3:  Cách thực hiện:

- GV cho HS quan sát H1.2a,b:

? Khi vẽ chân dung tự họa em cần có những gì?

? Nêu các bước vẽ?

- Khen ngợi, bổ sung, góp ý, tư vấn.

- HS đọc phần ghi nhớ.

Hoạt động 4Thực hành:

- HS dùng gương soi vẽ chân dung của mình theo các bước đã biết.

- HS thực hành. GV quan sát, giúp đỡ.

Hoạt động 5:  Dặn dò tiết sau:

- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- Nhận xét giờ học.

 

 

1

 

nguon VI OLET