PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG HÀ

 

 

                  BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi

tham gia hoạt động tạo hình

 

Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường mầm non Phạm Kính Ân

Tác giả : Đỗ Thị Thúy An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hưng Nhân, ngày 20 tháng 10 năm 2015

 


 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4-5 TUỔI  HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

      PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của đất nước , việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của Nhà nước , của toàn xã hội và của mỗi gia đình . Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ trẻ kỳ vọng rất nhiều vào sự tô vẽ của thầy cô . Bậc học mầm non là bậc học  đầu tiên của trẻ , có thể nói việc hình thành , rèn luyện ở trẻ những nhân  cách ban đầu để trẻ có thể  phát triển toàn diện về các mặt : ĐỨC – TRÍ – THỂ - MỸ - LAO . Đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.

Mỗi ngày đến trường một ngày vui , đây chính là mong muốn của tất cả các học sinh khi tới trường và cũng là mong muốn của giáo viên đới với học sinh thân yêu của mình .Với kinh nghiệm giảng dạy vốn có và dựa vào tâm lý của phụ huynh ,của trẻ lứa tuổi mình phụ trách tôi thấy: trẻ tự tay mình làm đẹp xung quanh thì trẻ cảm thấy vui hơn, biết giữ gìn hơn.

  Thông qua hoạt động tạo hình mở rộng hiểu biết phát triển khả năng tri giác, hình thành khả năng tư duy, phát triển tình cảm, nhân cách, trí tuệ, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá phát triển óc tưởng tượng sáng tạo và sự khéo léo kiên trì . Đặc biệt ham muốn tạo ra cái đẹp phát triển thẩm mỹ nghệ thuật

  Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực , biết yêu quý và chân trọng cái đẹp .Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho cô và trẻ trong việc tổ chức các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi mầm non , ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người.

Vì thế đòi hỏi người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có kỹ năng kiến thức , năng động sáng tạo để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh , và là mục đích chung của giáo dục mầm non , hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người phát triển hài hòa ở 5 lĩnh vực: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội, thẩm mỹ.

 


 

Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mầm non. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài : “Biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình”

2. Mục đích nghiên cứu :

- Nghiên cứu tìm kiếm một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động  tạo hình từ đó đưa ra một số hình thức biện pháp giúp trẻ yêu cái đẹp ,hướng tới cái đẹp có kỹ năng tạo ra sản phẩm đẹp tôn trọng và gìn giữ cái đẹp

3. Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến hoạt động tạo hình và tài liệu thực hiện sáng kiến

- Tìm hiểu, khảo sát thực trạng tham gia giờ học tạo hình của lớp mình phụ trách

- Thử nghiệm các hình thức , phương pháp giúp trẻ phát triển tích cực hoạt động tạo hình ở lớp để qua đó đánh giá kết luận việc thực hiện sáng kiến .

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình 4-5 tuổi

- Nghiên cứu thực tiễn : Quan sát những hoạt động của trẻ , phương pháp tổ chức của giáo viên qua các hoạt động học

- Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động của lớp, trò chuyện thăm dò ý tưởng của trẻ . Sau khi quan sát xong thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể , chính xác với trẻ.

- Thực nghiệm sư phạm: Tìm tòi, sáng tạo các hình thức hoạt động tạo hình sưu tầm các loại vật liệu khác nhau để làm thử nghiệm, làm tranh, đồ dùng , đồ chơi.

- Xử lý kết quả nghiên cứu : Sau khi đã điều tra thu thập được đầy đủ số liệu minh họa thì tính % xây dựng bảng số minh họa các kết quả nghiên cứu.

 

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm

 


 

 

1.2 Một số khái niệm công cụ.

-  Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho giáo dục thẩm mỹ , giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống . Với trẻ em nói chung , trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh , trẻ dễ bị cuốn hút vào cảnh vật có nhiều màu sắc như bông hoa đẹp hay những món đồ chơi ngộ nghĩnh, thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy xung quanh

- Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ , thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như thành viên trong xã hội biết tích cực sáng tạo . Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo , khả năng phối hợp giữa tay và mắt , hoàn thành kỹ năng :vẽ ,nặn, xé, dán.

Giáo dục mầm non  ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy và học đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hy vọng vào thầy cô ngày càng cao nếu không được bồi dưỡng, phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ thì làm sao trẻ có thể phát trienr toàn diện được . Hơn nữa trẻ 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt động tạo hình cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức , kỹ năng và thể hiện nghệ thuật . Thông qua hoạt động tạo hình mang đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.

1.2 Lý luận cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm.

  Hoạt động tạo hình là hoạt động đóng vai trò quan trọng ,trẻ thường tỏ ra dễ cảm xúc với thế giới xung quanh, dễ bị cuốn hút trước vẻ đẹp của cảnh vật có niều màu sắc như: bông hoa đẹp hay những món đồ chơi ngộ nghĩnh hay những bức tranh đẹp

  Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết , phát triển khả năng tri giác , hình thành khả năng tư duy, phát triển xúc cảm tình cảm , nhân cách trí tuệ và sự khéo léo , tính kiên trì . Đặc biệt phát triển tính thảm mỹ nghệ thuật

 


 

1.3 Một số yếu tố khó khăn khi thực hiện.

+) Về phía trẻ:

- Tuy trẻ cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp , các kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu động khả năng tập chung kém .. khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế làm cho trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán không tham gia vào hoạt động tạo hình.

- Bên cạnh đó còn có trẻ năng động không tập chung chú ý vào các hoạt động .

- Thực trạng: Qua khảo sát đánh giá đầu năm trên trẻ tôi thấy việc dạy cho trẻ hứng thú tham gia vào bộ môn tạo hình là một vấn đề tôi phải đầu tư suy nghĩ

                                   Bảng khảo sát đầu năm

              Nội dung

Tổng số

    trẻ

           Khảo sát đầu năm

Tốt

  Khá

TB

Yếu

Hứng thú tham gia hoạt động tạo hình  

 

 

 

 

39 trẻ 

6 trẻ

15%

10 trẻ

26%

15 trẻ

38%

8 trẻ

21%

có kỹ năng thực hiên các hoạt động tạo hình

 

5 trẻ

13%

8 trẻ

21%

15 trẻ

38%

11 trẻ

28%

Có ý thức giữ gìn những sản phẩm xung quanh

 

 

6 trẻ

15%

 

 

10 trẻ

26%

 

 

10 trẻ

26%

 

13 trẻ

33%

 

 

+) Về phía giáo viên:

-Giáo viên còn ít lắng nghe tìm hiểu ý tưởng của trẻ, còn ngại tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia cùng cô thực hiện ý tưởng, chưa có nhiều hình thức khuyến khích trẻ mạnh dạn phát huy ý tưởng của mình trong những sản phẩm . Điều này cũng ít nhiều chưa khuyến khích được trẻ tham gia hoạt động tạo hình.

+)Về phía phụ huynh:

 


 

- Mặc dù quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc xem nhẹ bậc học mầm non ,ít dành thời gian cho con vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp khó khăn .

   Từ những nguyên nhân trên với kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5tuooir hoạt động tạo hình”

 

  Chương II: Đề xuất các biện pháp thực hiện

2.1 Một số biện pháp đề xuất:

  1. Tự học tự bồi dưỡng
  2. Xây dựng nề nếp thói quen , kỹ năng thực hiện các hoạt động
  3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản
  4. Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật.
  5. Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình
  6. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo.
  7. Thi đua biểu dương khen thưởng trẻ kịp thời
  8. Phối kết hợp cùng phụ huynh.

2.2 Khảo nghiệm và thử nghiệm một số biện pháp

1- Tự học tự bồi dưỡng

  Bồi dưỡng chuyên môn nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất cứ giáo viên nào cũng nên làm và làm thường xuyên. Tôi thường xem sách báo , tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp cận với những cái mới, tìm ra những hình thức , phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với trẻ.

Trẻ 4-5 tuổi có những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý nghĩa của những việc làm hàng ngày, muốn thể hiện mình trước bạn bè và những người xung quanh... để nắm bắt được điều này tôi phải nắm được tâm lý lứa tuổi , gần gũi hiểu tính của từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ  giúp trẻ sáng tạo trong các hoạt động . Ngoài ra tôi còn chú ý học hỏi thêm cách tạo ra những sản phẩm tạo hình sáng tạo, sưu tầm tạo ra một số sản phẩm phong phú làm tài liệu mấu , tìm phương pháp sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

 


 

  Theo tôi khi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức cho trẻ hoạt động.

2- Xây dựng nề nếp thói quen hoạt động cho trẻ

  Trẻ có thói quen , nề nếp khi hoạt động là điều rất cần thiết. Trẻ biết được giờ nào việc ấy có thói quen chú ý lắng nghe thì mới có thể hiểu các yêu cầu của cô dần dần trẻ mới có kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động.

Tôi sắp xếp trẻ ngồi hoạt động lẫn trẻ nhút nhát, trẻ nhanh nhẹn giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu , nhận xét động viên trẻ tích cực tiến bộ. Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu , tôi gần gũi , nhẹ nhàng , nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp thói quen và kỹ năng thực hiện các vận động. Ngoài những giờ hoạt động học tôi còn tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều nên chỉ sau thời gian ngắn trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia vào các hoạt động: trẻ có nề nếp , thói quen, bước đầu có kỹ năng thực hiện thực hiện các hoạt động.Khi trẻ có những thói quen thì việc tổ chức cho trẻ hoạt động sẽ không còn gặp khó khăn , trẻ chú ý nghe , biết tập chung tư duy suy nghĩ và thực hiện yêu cầu của hoạt động.

3- Hình thành cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình cơ bản.

  Để trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú tham gia hoạt động tạo hình thì việc hình thành cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động

  Sau khi khảo sát tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ : kỹ năng vẽ, nặn ,xé dán theo yêu cầu của lứa tuổi , kỹ năng nhận xét đánh giá sản phẩm , kỹ năng sử dụng màu sắc , bố cục tranh ...chưa cao, chưa đồng đều...tôi đã  hình thành cung cấp cho trẻ các kỹ năng thông qua nhiều hoạt động khác nhau.

Vào những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen với tranh mẫu ,các sản phẩm đã thực hiện từ các năm học trước còn lưu lại để cùng trò chuyện với trẻ về các đường nét ,bố cục , màu sắc .....khuyến khích trẻ đánh gía sản phẩm cùng trò chuyện về cách thực hiện , cách chọn màu sắp xếp bố cục với những sản phẩm vẽ ,nặn,xé ,dán...thì tôi cùng trẻ trò chuyện các bước tiến hành tạo sản phẩm đẹp.

 


 

Vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường chia nhóm rèn kỹ năng thực hiện các hoạt động .Để thực hiện được điều này tôi thường xuyên thay đổi hình thức khác nhau cung cấp kiến thức , rèn kỹ năng cho trẻ.

Với những tiết theo đề tài tôi thường tận dụng những hoạt động ngoài giờ học để củng cố kỹ năng cho trẻ yếu , làm giàu vốn kiến thức cho trẻ khá trước khi thực hiện hoạt động học . Tôi cũng chia nhóm cho trẻ khá và trẻ yếu hỗ trợ nhau thực hiện theo nhóm .

VD: Với đè tài : Vẽ vườn cây ăn quả tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên của các loại cây ăn quả; Quan sát ở sân trường,quan  sát trên màn hình trẻ nghe và cảm nhận qua bài hát cung cấp một số kỹ năng vẽ vườn cây ăn quả . Khi được chuẩn bị chu đáo tôi thấy trẻ tự tin tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ luôn phong phú .

Với những trẻ nhút nhát , khả năng tập trung chưa cao tôi phải dành thời gian nhiều hơn hướng dẫn trẻ từng bước nhỏ có hình thức khen kịp thời để khuyến khích trẻ mạnh dạn. Tôi cũng tranh thủ những giờ hoạt động vui chơi ,hoạt động chiều gần gũi hướng dẫn trẻ cảm nhận sản phẩm .Tôi cũng kết hợp với phụ huynh hướng dẫn khích lệ để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động

VD: Với chủ đề Tết và mùa xuân  , tôi vẽ những nét chấm mờ cho trẻ tô vẽ theo làm hình ảnh những bông pháo hoa .Bức tranh treo ở của lớp cùng với những họa tiết hoa đào và nhiều lá xung quanh . Khi tôi cùng trẻ trang trí xong tôi thấy trẻ  rất phấn khởi khoe với bố mẹ về thành quả của mình. Điều này càng làm cho phụ huynh quan tâm hơn tới những hoạt động của con ở lớp.

  Không những thay đổi về hình thức tổ chức tôi còn thay đổi cả phương pháp rend kỹ năng cho trẻ. Có kỹ năng tôi hướng dẫn cả lớp có kỹ năng tôi hướng dẫn tỷ mỷ cho một số trẻ khá để trẻ hướng dẫn lại bạn trong nhóm . Khi quan sát thấy trẻ trao đổi với nhau về cách làm đồ chơi ,cách vẽ giúp đỡ nhau cùng tạo nên sản phảm mới tôi thấy được hiệu quả từ hinh thức này. Or lứa tuổi này trẻ thích  chơi với bạn mình muốn bạn cho nhập đội muốn thể hiện vai trò của mình trong nhóm .Nắm được yếu tố tâm lý này nên tôi giao nhiệm vụ cho trẻ khá trong nhóm phải hướng dẫn và cùng làm với bạn sao cho tạo ra được sản phẩm . Qua cách làm này tôi thấy trẻ gắn kết với nhau hơn tự giác thực hiện các yêu cầu .Trẻ mạnh dạn hơn ,tự làm hộ nhau rồi cùng nhau làm , cùng nhau thực hiện yêu cầu.

 


 

4- Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật( cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi trường xung quanh và những sản phẩm đẹp)

Tranh thủ giờ hoạt động ngoài trời tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát cảm nhận vẻ đẹp của trường ,  gợi ý hướng dẫn trẻ quan sát màu sắc hình dáng của cây , lá,... hay những hình ảnh ngộ nghĩnh được trang trí ở các bảng biểu các góc giúp trẻ hiểu dược ý nghĩa của các hình ảnh đó. Tôi muốn tạo điều kiện cho trẻ tham gia trang trí cùng cô để trẻ thấy được vai trò của mình trong lớp học, cho trẻ  cảm nhận được sự thay đổi hàng ngày của lớp: Từ sự sắp xếp đồ dùng đồ chơi , sự bày trí lớp học , các hình ảnh trang trí của chủ đề... những bức tranh với bàn tay trẻ tự làm tôi thấy niềm vui sướng của trẻ ,trẻ có ý thức hơn mong muốn được trang trí cùng cô.

Những sản phẩm của trẻ được trang trí ,phục vụ nhu cầu vui chơi của trẻ tôi cảm giác trẻ vui vẻ hơn khi đến lớp ,ý thức giữ gìn lớp học được nâng lên trẻ biết giữ gìn những hình ảnh đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp cùng nhau cất xếp đúng theo hướng dẫn .

5- Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình

Để luôn tạo cảm giác mới, gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hình thức hay cùng một đề tài tôi đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm tạo hình với các hình thức hoạt động khác nhau. 

Ngay cả trong hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng nội dung , hình thức để thu hút trẻ .Khi trẻ đã có các kỹ năng hoạt động tạo hình thì tôi thường tổ chức cho trẻ các hoạt động theo nhóm trẻ có thể cùng cô thảo luận về cách thực hiện các yêu cầu ở đề tài , ý thích trước khi về nhóm thực hiện .Khi trẻ hoạt động theo nhóm thì trẻ yếu thường hay học tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô , trẻ đua nhau để có sản phẩm đẹp. Vào giữa chủ đề tôi thường gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ về chủ đề để trang trí thêm vào mảng chủ đề và cũng là để củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ vầ chủ đề

 


 

6- Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ sáng tạo.

  Để trẻ hứng thú hơn vào hoạt động tạo hình tôi đã lôi cuốn trẻ vào việc tham gia chuẩn bị cho các hoạt động mới .Tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên liệu khác nhau, trò chuyện với trẻ về các vật liệu cần thiết cho trẻ tư duy tìm tòi đóng góp nguyên liệu  chuẩn bị cho hoạt động mới. Hoạt động này cũng hiệu quả vì nó hình thành cho trẻ ý thức chuẩn bị cho các hoạt động của lớp. Tôi thường xuyên khen ngợi tịh thần có ý thức của trẻ để khuyens khích động viên trẻ kịp thời.

Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi , cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp .Trong giờ hoạt động vui chơi tôi tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên , khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng với những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ nhau /

7- Tổ chức cho trẻ thi đua , biểu dương khen thưởng trẻ kịp thời

Với trẻ mầm non thì việc biểu dương khen thưởng kịp thời có hiệu quả cao trong việc khích lệ tinh thần trẻ

Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phảm đẹp , việc sắp xếp các sản phẩm cũng có khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được lựa chọn đưa lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng .

8- Phối hợp cùng phụ huynh

Để nâng cao các hoạt động của trẻ và để có được sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và Nhà trường việc làm hết sức cần thiết bởi tôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyêt khó khăn của phụ huynh nên tôi tuyên truyền tư vấn trao đổi với phụ huynh trong lớp để các bậc phụ huynh nắm được nội dung cụ thể của từng hoạt động:

- Sưu tầm vật liệu liên quan đến môn học , đồng thời gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của môn học tạo hình rong trương mầm non

 


 

- Giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo vững chắc linh hoạt tạo tiền đề cho các hoạt động .Vì hoạt động tạo hình không chỉ giúp khả năng thẩm mỹ biết nhìn nhận đánh giá cái đẹp.

VD: Trước khi tiến hành hoạt động tôi trao đổi với phụ huynh về các đề tài trẻ sắp thực hiện để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ tại gia đình vể các đề tài đó ,từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn, từ đó trẻ sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động.

VD: Đề tài: “Vẽ hoa ngày tết’ theo chủ đề Tết và mùa xuân – hướng dẫn phụ huynh về nhà quan sát trò chuyện bằng các câu hỏi : Đây là hoa gì? Hoa có màu gì? Cánh hoa như thế nào? ...

- Giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học: Tuyên truyền tư vấn phụ huynh , động viên phụ huynh trang bị thêm đồ dùng giấy bút vở bé tập tô màu , tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo ,tạp trí để phụ huynh có thể dạy trẻ .Nhắc nhở phụ huynh nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng.

 

Chương 3: Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm

3.1 Khảo sát thực tiễn

Sau khi thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi ddax có những tiến bộ rõ rệt

- Trẻ thích đi học , vui vẻ hồn nhiên khi đến lớp yêu mến lớp học của mình , có ý thức giữ gìn môi trường lớp học

- Trẻ luôn có hứng thú tham gia hoạt động tạo hình , có kỹ năng hoạt động tạo hình

- Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học , tích cức tham gia tìm hiểu , xây dựng lớp học theo chủ đề

- Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô, luôn tự hào với bố mẹ đề giới thiệu các sản phẩm của lớp . Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp

3.2 Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm.

 

nguon VI OLET