Ngày soạn: Ngày thực hiện:
BÀI 5 – Tiết 13
GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
I. Mục tiêu
*Kiến thức:
- Biết được hành vi giao tiếp có văn hóa.
- Thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Phản đối hành vi giao tiếp thiếu văn hóa .
* Kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá, có thái độ đồng tình, ủng hộ hành vi giao tiếp có văn hóa. Xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.
*HS khá giỏi: Nhận xét, phân tích, đánh giá hành vi giao tiếp trong cuộc sống hiện tại.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án.
2. Học sinh: Bảng phụ, chuẩn bị nội dung chào hỏi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ÔĐTC:
2. Kiểm tra: Chơi trò chơi: Sì điện
H: Thế nào là biết ơn? Lòng biết ơn được thể hiện dưới những hình thức nào?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

HĐ 1: Khởi động
- HS HĐ hát tập thể bài Chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát.
H. Em có thể rút ra điều gì từ bài hát?
- HS thảo luận- chia sẻ -rút ra bài học
HĐ 2: Hình thành kiến thức
* HS đứng thành hai hàng, đối diện nhau từng đôi một
- Theo hiệu lệnh của chủ tịch HĐTQ. HS từng đôi một sẽ đóng vai chào nhau trong từng tình huống cụ thể ( SGK-Tr.40)
H. Vì sao người ta lại chào nhau khi gặp gỡ?
(Là tạo không khí vui vẻ, cởi mở, lịch sự, có VH ).
H: Cách chào trong mọi tình huống có giống nhau không ? (Cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau)
H: Qua trò chơi vừa rồi, em thấy cách chào hỏi phụ thuộc vào những yếu tố nào? (Cách chào hỏi phụ thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh, địa vị XH, nền văn hóa…)
* Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bình luận, bổ sung ý kiến.
- Thống nhất ý kiến với cô giáo
- HSTL, chia sẻ, bổ sung.
- GVNX, chốt
+ Chào hỏi là việc đầu tiên cần làm khi giao tiếp.
+ Chào hỏi phụ thuộc nhiều yếu tố: đối tượng giao tiếp; hoàn cảnh, không gian, thời gian, tính chất giao tiếp; tính chất mối quan hệ, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, phong tục tập quán địa phương,…





* HS HĐ cá nhân- mục a. trình bày – chia sẻ- chốt
- HS khoanh tròn vào ô tương ứng cho hành vi có văn hóa
- HS chia sẻ những điều nên và không nên trong giao tiếp
- HS nêu các yêu cầu của hành vi giao tiếp có văn hóa
*TL: a. Biểu hiện của hành vi giao tiếp có VH; 1,3, 4,5, 8, 11, 12, 15, 16, 18, 19, 20, 23
-HĐ nhóm Mục b, c, d- báo cáo, điều khiển, chia sẻ ý kiến
b. Hành vi giao tiếp có VH thể hiện phẩm chất 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9,10.
H: Vậy em hiểu thế nào là hành vi giao tiếp có văn hóa?
- Là những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Dựa trên sự tôn trọng, bao dung của mình với người giao tiếp và ngược lại; thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, nét mặt, thái độ.
H: Biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa?







1. Tìm hiểu về giao tiếp có văn hóa




















- Giao tiếp có văn hóa là sự tiếp súc trao đổi thông tin giữa người với người sao cho phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục…văn hóa giao tiếp thể hiện thông qua việc sử dụng đúng mực lời nói, ngôn ngữ, ngữ điệu; cử chỉ hành vi lịch lãm; thái độ, cách ứng sử tôn trọng lẫn nhau… tất cả phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp.

2.Tìm hiểu biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa
- Biểu hiện của hành vi giao tiếp có VH: 1,3, 4, 5, 7,8, 11, 12, 15, 16
nguon VI OLET