VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)
Bài tập 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Thiền sư Pháp Thuận (915- 990) họ Đỗ là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam Phương. Nhà sư “học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”. ông tham gia đắc lực vào triều chính thời tiền Lê được Lê Hoàn rất mực kính trọng và tin cậy phong tới chức Pháp sư.
- Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, vua Lê Hoàn hỏi nhà sư: “vận nước ngắn dài thế nào?”, nhà sư đáp lại bằng bài ngũ ngôn tuyệt cú này. Bài thơ làm sau năm 981- 982, sau khi Lê Hoàn đích thân cầm quân chống giặc ngoại xâm thắng lợi. Đây là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vốn không có tên, tên Vân nước là do học giả thời nay căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ mà đặt tên.
Bài tập 2: Anh (chị) hãy đọc và phân tích giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật bài thơ.
+ Vận nước: “vận” ở đây không dùng theo nghĩa “vận mệnh” hay “cảnh ngộ” mà dùng với nghĩa là “cơ may”, tức cơ hội thuận lợi cho hoạt động có kết quả hoặc thành công.
+ Hai câu đầu chú ý khái niệm “Đằng lạc” có thể hiểu là “dãy mây kết nối”, hình ảnh biểu tượng cho sự bền chắc. Ý nhà sư muốn khẳng định vận nước là bền chắc. Câu 2 cũng nhấn mạnh thêm ý mở nền thái bình thịnh trị cho đất nước.
Mượn hình ảnh thiên nhiên để khẳng định vận nước, lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc như một câu châm ngôn. Hai câu thơ cũng phản ánh niềm tin của tác giả vào tương lai đất nước.
+ Hai câu thơ đầu khẳng định vận hội mới của đất nước. Hai câu sau nói về đường lối trị nước cô đọng trong hai chữ “vô vi” tức là không làm gì trái với qui luật tự nhiên. “Vô vi” xây dựng một nền chính trị- đạo đức (theo tư tưởng Nho giáo). Nhà vua lấy cái đức của bản thân để cảm hoá dân khiến dân tin phục thì xã hội tự đạt được trạng thái thịnh trị.
Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình”, trị nước cũng hướng tới thái bình. Đó là nguyện vọng của con người thời bấy giờ cũng là truyền thống của dân tộc ta.
CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)
Bài tập 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và bài thơ.
- Thiền sư Mãn Giác (1052- 1096) tên là Lý Trường, người làng An Cách. Thuở nhỏ được hầu Thái tử Kiến Đức (vua Lý Nhân Tông sau này). Khi Kiến Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín, được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung. Mãn Giác là tên thuỵ do vua ban tặng sau khi ông mất.
- Cáo tật thị chúng là bài kệ. Kệ là thể văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ. Bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác không có nhan đề. Nhan đề do người đời sau đặt.
Bài tập 2: Anh (chị) hãy đọc và phân tích giá trị bài thơ.
+ Trước hết là nội dung truyền bá phật pháp:
Mãn Giác Thiền Sư là một bậc cao tăng. Bài kệ khởi nguyên từ một cảm hứng tôn giáo. Cảm hứng “đạo” ở bài thơ mang tính thời sự và thời đại. Các hình ảnh thơ mang tính cách điệu, biểu tượng. “Hoa rụng” , “hoa cười”, “xuân tới”, “xuân qua” không mang nghĩa tả thực. Nó nói lên một qui luật “vô thuỷ vô chung” của nhà Phật. Con người là một hiện tượng sinh học hoàn toàn “vô ngã”, để tự giải thoát chỉ có cách tu hành giác ngộ cái lẽ “hoá sinh” đạt đến “chân như” thoát vòng sinh tử do vậy mà vĩnh viễn nở hoa. Hình ảnh “nhất chi mai” không mang nghĩa tả thực mà là một hình tượng chỉ sự bất tử vĩnh hằng các bậc tu hành vượt vòng sinh tử đạt được.
+ Ngoài ý nghĩa Phật pháp, bài kệ còn có giá trị văn chương;
- Bốn câu đầu nói lên qui luật vận động biến đổi của tự nhiên cũng như con người. Tác giả đã nhìn sự vận động theo qui luật sinh trưởng, phát triển đồng thời nhà thơ cũng thấy hoa tàn, hoa nở theo một qui luật tuần hoàn của sự sống. Con người cũng theo qui luật sinh- lão- bệnh- tử.
- Từ cái nhìn đó ta thấy một sự tiếc nuối: con người chưa làm được gì mà tuổi
nguon VI OLET