Bài giảng Origin ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN

 

 

CHƯƠNG 1

LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM ORIGIN

I. Phần mềm Origin

1. Khái niệm

2. Các tính năng của phần mềm

II. Môi trường làm việc của Origin

1. Không gian làm việc của Origin

a. Menus và các lệnh trên thanh menu

b. Các thanh công cụ Toolbar

c. Các kiểu cửa sổ

2. Origin Project Files

3. Cửa sổ Project

4. Window Templates

5. Themes

CHƯƠNG 2

BẢNG BIỂU

I. Làm việc với cửa sổ Worksheet

1. Mớ một cửa sổ worksheet mới

2. Biến đổi giá trị cột

3. Sắp xếp dữ liệu

II. Nhập dữ liệu bằng Winzard

1. Chọn tập tin dữ liệu để nhập

2. Các tùy chỉnh thiết lập nhập

3. Lưu lại các chức năng như một bộ lọc

CHƯƠNG 3

MA TRẬN

I. Giới thiệu về ma trận trong Origin

1. XY ánh xạ trong một ma trận

2. Tạo đồ thị đồng mức 3D từ giá trị ma trận

II. Chuyển đổi dữ liệu từ worksheet sang dạng ma trận

III. Lựa chọn các kiểu chuyển đổi

1. Direct Conversion

2. Expand Columns

3. 2D Binning

4. Regular XYZ

5. Sparse XYZ

6. Random XYZ

CHƯƠNG 4

ĐỒ THỊ

I. Các thao tác vẽ đồ thị

1. Vẽ đồ thị

2. Điều tiêu trên một vùng đồ thị

II. Các hộp thoại thiết lập đồ thị

1. Tạo đồ thị mới

2. Chỉnh sửa đồ thị đã tồn tại

3. Vẽ đồ thị từ nhiều bảng biểu

III. Tùy chỉnh nhóm dữ liệu vẽ

IV. Tùy chỉnh các trục đồ thị

V. Thêm ký tự vào đồ thị

CHƯƠNG 5

TẠO MẪU

I. Template

1. Tạo mẫu cho ma trận và worksheet

2. Tạo mẫu đồ thị

3. Sử dụng templates

II. Themes

1. Tạo và ứng dụng một theme

2. Theme Gallery và System theme

3. Chỉnh sửa một theme

CHƯƠNG 6

TRÌNH DIỄN, IN ẤN VÀ XUẤT ĐỒ THỊ

I. Làm việc với cửa sổ trình diễn Layout

1. Thêm đồ thị, worksheet và ký tự tới trang Layout

2. Tạo một trang Layout mới

3. Thêm đối tượng hình ảnh tới trang Layout

4. Tùy chỉnh sự xuất hiện của trang Layout

5. Chỉnh sửa ảnh trong trang Layout

II. Xuất trang Layout

CHƯƠNG 7

LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH TRONG ORIGIN

I. Làm quen với gian diện lập trình

II. Tạo một ví dụ đơn giản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1

LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM ORIGIN

  1. Phần mềm Origin
  1. Khái niệm

Origin là phần mềm hỗ trợ cho các kỹ sư và các nhà khoa học để phân tích dữ liệu bằng cách thể hiện trên các dạng đồ thị.

  1. Các tính năng của phần mềm
  • Các ưu điểm của phần mềm:
    1. Sử dụng một cách dễ dàng với giao diện đồ họa và các kiểu cửa sổ con.
    2. Trao đổi dữ liệu dễ dàng với nhiều phần mềm xử lý dữ liệu (Excel, Matlab, Ladview…).
    3. Hiển thị dữ liệu cần phân tích dưới các dạng đồ thị (Graph) khác nhau một cách linh hoạt mềm dẻo. Các dữ liệu này có thể được lấy từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
    4. Tự động cập nhật các giá trị
    5. Hỗ trợ lập trình trên ngôn ngữ C chuẩn (ANSI C).
    6. Hỗ trợ truyền thông thông qua cổng COM
  • Phạm vi sử dụng phần mềm:

Hiện nay có khoảng 500 công ty trên toàn cầu sử dụng phần mềm Origin trên rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

  1. Môi trường làm việc của Origin
  1. Không gian làm việc của Origin

  1. Menus và các lệnh trên thanh menu

Thanh menu của Origin cung cấp các lệnh để thực hiện các thao tác trên cửa sổ đang hoạt động (cửa sổ mà thanh tiêu đề sáng) và để thực hiện các thao tác chung như là mở tập tin trợ giúp hoặc bật hiển thị một thanh công cụ. Thanh menu thay đổi khi cửa sổ đang hoạt động thay đổi. Ví dụ:

Cửa sổ đang hoạt động là WorkSheet (bảng biểu) thì thanh menu là:

Cửa sổ đang hoạt động là cửa sổ Graph (đồ thị) thì thanh menu sẽ hiện lên như sau:

Trong mỗi menu con thì các lệnh cũng thay đổi với từng đối tượng cửa sổ. Ví dụ menu phân tích đồ thị Analysis đối với cửa sổ Worksheet là như sau:

Đối với cửa sổ Graph

Origin cung cấp 2 cấp độ menu, nó sẽ quyết định số lượng các lệnh có sẵn trên thanh menu. Mặc định Origin cung cấp menu đầy đủ, có nghĩa là tất cả các lệnh trên menu có sẵn đều được hiển thị. Tuy nhiên Origin cũng đưa ra mức menu rút gọn, nó cung cấp số lượng lệnh trên menu ít hơn nhằm thực thi các thao tác cơ bản. Để kích hoạt menu rút gọn này lựa chọn Format:Menu:Short Menus, để hiển thị menu đầy đủ thì ta chọn Format:Menu:Full Menus.

Một số các lệnh trên menu có sử dụng phím tắt kết hợp, các phím tắt thể hiện bên phía bên phải của lệnh. Ví dụ để mở cửa sổ worksheet ta chọn CTRL + F5.

Một số lệnh lại được gọi nhanh bằng nút biểu tượng hình ảnh bitmap phía bên trái lệnh. Biểu tượng hình ảnh này chỉ ra lệnh của menu và cũng là nút lệnh trên thanh công cụ.

  1. Các thanh công cụ Toolbar

Origin cung cấp các nút thanh công cụ cho những lệnh menu thường xuyên được sử dụng. Cũng như với các lệnh trên thanh menu, một số thanh công cụ chỉ kích hoạt khi có cửa sổ thích hợp hoạt động. Thêm nữa, thanh công cụ dùng cho nhiều loại cửa sổ có thể chứa nút lệnh mang nhiều chức năng, mỗi chức năng tương ứng với một cửa sổ đang hoạt động.

Khi khởi động Origin lần đầu tiên các thanh công cụ có sẵn là các thanh Standard, Graph, Format, Style, Tools2D Graphs. Và dưới đây ta sẽ tìm hiểu từng thanh công cụ:

-         Thanh Standard

Cung cấp các thao tác mở, ghi, tạo project hay cửa sổ và để nhập dữ liệu(import) dạng ASCII. Nó cũng cung cấp các thao tác chung đối với cửa sổ như là thao tác in, thao tác nhân đôi, làm tươi các cửa sổ. Thanh công cụ này cung cấp các nút để mở cửa sổ Project Explorer, cửa sổ Result Log, cửa sổ Script và cửa sổ Code Builder. Nó cũng cung cấp một nút lệnh tùy chọn chương trình và một nút lệnh để thêm cột vào worksheet.

-         Thanh công cụ Graph

Thanh công cụ này sử dụng cho cửa sổ GraphLayout đang hoạt động. Nó cung cấp các nút lệnh để phóng to, thu nhỏ, đặt lại tỉ lệ các trục để hiển thị toàn bộ dữ liệu. Nó cung cấp các nút lệnh hiển thị dữ liệu vẽ trên nhiều lớp, hiển thị các lớp dưới nhiều cửa sổ và nút lệnh gộp cửa sổ. Các nút lệnh labeling có sẵn dùng cho việc chú giải và thể hiện giá trị thời gian.

-         Thanh công cụ định dạng Format

Thanh công cụ được kích hoạt khi một đối tượng nhãn ký tự đang được mở, nó cung cấp các nút lệnh định dạng kí tự. Điều khiển màu sắc bằng thanh công cụ Style.

Chú ý: nút lệnh Greek dùng cho kiểu font Symbol. Để sử dụng nút lệnh này cho các loại font khác, chọn TOOLS:Options để mở hộp thoại Options. Lựa chọn tab Text Fonts và sau đó lựa chọn font từ danh sách Greek.

-         Thanh công cụ Style

Thanh công cụ này cung cấp các nút lệnh làm việc với nhãn kí tự, hoặc các chú giải khác được chọn. Nó cung cấp các nút lệnh thiết lập đường, màu trải, kiểu cách và cỡ điểm.

Thanh công cụ này cũng dùng để chỉnh sửa các đặc tính của đường thẳng, biểu tượng, cột và thanh vẽ.

-         Thanh công cụ Tools

Thanh công cụ cung cấp các nút lệnh làm việc với ký tự, đường mũi tên, đường thẳng và các chú giải khác. Nó cũng cung cấp các nút lệnh mở rộng vùng của đồ thị, các nút lệnh đọc các vị trí X,Y(và Z đối với đồ thị 3D hoặc đồ thị đồng mức) trên trang; và giá trị X,Y(và Z) cho vị trí của điểm dữ liệu ; cũng có thể định nghĩa ra một vùng dữ liệu . Ngoài ra một nút lệnh cung cấp để vẽ dữ liệu .

Chú ý: nếu hiển thị một hình ảnh dạng ma trận, có thể thể hiện trong một vùng hình chữ nhật bởi nút lệnh . Cái này cho phép lựa chọn một vùng để cắt, sao chép, hoặc nhân đôi đối tượng. Nói được điều khiển bởi Tool:Show Tools as ROI.

-         Thanh công cụ 2D Graph

Thanh công cụ này làm việc với cửa sổ Worksheet, Excel Graph đang kích hoạt. Nó cung cấp các nút lệnh cho các mẫu đồ thị 2D nói chung và để thêm vào mẫu đồ thị tùy chỉnh.

-         Thanh công cụ Edit

Thanh công cụ này cung cấp các nút lệnh cắt, sao chép, dán dữ liệu.

-         Thanh công cụ 2D Graphs Extended

Đây là thanh công cụ vẽ đồ thị 2D mở rộng, nó cung cấp các nút lệnh cho các mẫu đồ thị 2D mà không có trên thanh công cụ 2D Graphs.

-         Thanh công cụ 3D Graphs

Trong đó 2 nút lệnh cho đồ thị dạng XYZ , 4 nút lệnh cho đồ thị dạng XYY , các nút lệnh dành cho ma trận và nút lệnh cuối cùng dùng để vẽ ảnh .

-         Thanh công cụ 3D Rotation

Thanh công cụ này dùng để quay đồ thị và thay đổi các góc quan sát đối với đồ thị 3D. Nó chỉ hoạt động đối với đồ thị 3D.

-         Thanh công cụ Worksheet Data

Thanh công cụ này làm việc với các đối tượng dữ liệu trên worksheet. Nó cung cấp các nút lệnh thống kê các cột hoặc các hàng của dữ liệu, sắp xếp, sử dụng các chức năng để thiết lập giá trị cột và tính toán chuyển đổi dữ liệu, cập nhật giá trị các cột và điền các cột với số hàng hoặc số ngẫu nhiêu.

-         Thanh công cụ Column

Thanh công cụ này làm việc với đối tượng cột được chọn trên cửa sổ worksheet. Cung cấp nút lệnh thiết lập cột chỉ định và di chuyển cột.

-         Thanh công cụ Layout

Thanh công cụ này làm việc với cửa sổ Layout. Nó cung cấp các nút lệnh thêm đối tượng đồ thị hoặc bảng biểu worksheets tới trang layout.

-         Thanh công cụ Mask

Thanh công cụ này làm việc với cửa sổ worksheet hoặc cửa sổ graph đang kích hoạt. Nó cung cấp các nút lệnh để che dấu dữ liệu từ phân tích.

-         Thanh công cụ Object Edit

Thanh công cụ này làm việc với các đối tượng chú giải được chọn trên cửa sổ đang hoạt động hoặc khi nhiều đối tượng được chọn trên cửa sổ layout. Các nút lệnh dùng để căn lề các đối tượng được chọn đó và có thể thay đổi thứ tự sắp xếp các đối tượng đó. Các nút lệnh được cung cấp tới một nhóm các đối tượng, vì vậy có thể di chuyển hoặc căn lề cả nhóm. Thêm nữa các nút lệnh để thay đổi các đối tượng được sắp xếp liên quan tới dữ liệu vẽ.

-         Thanh công cụ Arrow

Thanh công cụ này làm việc với các đường thẳng hoặc đường mũi tên được chọn. Nó cung cấp các nút lệnh căn lề nhiều đường hoặc nhiều arrow và để tùy chỉnh đầu mũi tên.

Để thêm vào hay bỏ đi các nút lệnh trên các thanh công cụ mặc định, chọn View:Toolbars để thay đổi.

Để tạo một thanh công cụ mới vào View:Toolbars sẽ hiện ra cửa sổ

Chọn New

  1. Các kiểu cửa sổ

Origin cung cấp một số kiểu cửa sổ để hiển thị, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Những cửa sổ này bao gồm Worksheet, Matrix, Excel workbook, Graph, Layout pageNotes.

-         Cửa sổ worksheet

Chức năng chính của cửa sổ worksheet là quản lý và tổ chức dữ liệu, đồng thời cung cấp các công cụ để sử dụng, khảo sát, thống kê, phân tích và vẽ đồ thị từ dữ liệu trên worksheet. Các cột trong worksheet quan hệ với nhau bởi trục chỉ định vẽ (như là cột trục X, cột trục Y) và vị trí của chúng. Việc chỉ định này sẽ quyết định dữ liệu được vẽ như thế nào.

Ví dụ ta có bảng dữ liệu sau:

Trong đó ta thấy cột A và B tạo thành một cặp XY, cột C và D hoặc cột C và E tạo tạo một cặp XY nữa. Chọn nút vẽ đồ thị 2D như là nút Line & Symbol ta có hình sau:

-         Cửa sổ Graph

Cửa sổ Graph (đồ thị) là nơi chứa và nơi chỉnh sửa các đồ thị được tạo. Mỗi một cửa sổ đồ thị chứa một trang chỉnh sửa đơn. Trang này giống như là phần nền cho các đối tượng đồ thị khác nhau bao gồm các lớp, các trục, chú giải và dữ liệu vẽ.

Có nhiều cách để tạo đồ thị trong đó phương thức dễ dàng nhất là lấy dữ liệu từ worksheet và chọn một kiểu đồ thị từ menu Plot hoặc từ thanh công cụ Plot vẽ. Nếu đã có cửa sổ đồ thị rồi, có thể chọn và kéo dữ liệu từ worksheet vào trong cửa sổ đồ thị. Dưới đây là hình ảnh đồ thị với nhiều lớp dữ liệu.

-         Cửa sổ Layout Page

Cửa sổ Layout Page là một “bảng trình bày” các đồ thị và các worksheet được tạo trên các cửa sổ khác. Ta có thể thêm và sắp xếp những hình ảnh đồ thị và worksheet trên một trang layout cũng như là các đối tượng ký tự và chú giải khác. Hình dưới đây là giao diện một trang Layout Page.

-         Cửa sổ Excel Workbook

Excel là một cửa sổ nhập liệu giống như worksheet. Yêu cầu Excel phải là phiên bản từ 7.0 trở lên. Vẽ đồ thị từ dữ liệu Excel cũng giống như là vẽ đồ thị từ dữ liệu worksheet. Với cửa sổ đồ thị đã mở ta có thể kéo thả dữ liệu từ Excel workbook sang cửa sổ đồ thị để tạo đồ thị.

-         Cửa sổ ma trận

Ma trận hiển thị một data set đơn chứa giá trị Z. Thay vì hiển thị dữ liệu như một cột trong worksheet, ma trận hiển thị dữ liệu theo chiều được định vị bởi các hàng và các cột. Ma trận là sự ánh xạ tuyến tính trục X bởi các cột và trục Y bởi các hàng. Mặc định số hàng, số cột hiển thị trong tiêu đề hàng và cột. Để hiển thị các giá trị trục X và Y, chọn View: Show XY. Hình ảnh dưới thể hiện giá trị ma trận trục X và trục Y.

Origin cung cấp một số phương thức chuyển đổi từ dữ liệu trên worksheet sang dạng ma trận. Chúng bao gồm: direct conversion, 2D binning, converting regular XYZ data, converting random XYZ data using gridding. Các phương thức chuyển đổi này có sẵn trong menu con Edit:Convert to Matrix.

Khi dữ liệu ma trận đang được mở, ta có thể tạo được đồ thị 3D, đồ thị bề mặt, đồ thị đồng mức và đồ thị dạng hình ảnh.

-         Cửa sổ Notes

Cửa sổ có thể chỉ chứa các ký tự và chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin.

-         Cửa sổ quản lý Project Explorer

Cửa sổ quản lý Project Explorer là công cụ hỗ trợ tổ chức một Project. Nó đặc biệt có ích khi đang làm việc với project. Ta cũng có thể sử dụng cửa sổ này để phát triển cấu trúc một thư mục để quản lý các cửa sổ trong project. Nó cũng có thể sử dụng để điều khiển hiển thị trong không gian làm việc.

Để tạo một thư mục mới, kích phải chuột vào phần cây quản lý thư mục và chọn New Folder. Khi đã tạo một hay nhiều thư mục con, ta có thể di chuyển cửa sổ giữa các folders.

Thêm nữa để thêm và di chuyển các thư mục, Project Explorer cũng điều khiển các hiển thị trong không gian làm việc. Mặc định, chỉ những cửa sổ trong Project Explorer đang ở trạng thái kích hoạt mới hiển thị trong không gian làm việc.

Để điều khiển các cửa sổ hiển thị trong không gian làm việc, kích phải chuột trên Project Explorer hoặc phải chuột vào khoảng trống trên phía trái của Project Explorer. Chọn View: View Mode để thay đổi chế độ hiển thị.

Sau khi tổ chức các cửa sổ trong nhiều thư mục, hộp thoại tìm kiếm Project Explorer’s Find sẽ giúp tìm kiếm các cửa sổ này trong project. Để mở hộp thoại, kích chuột phải vào Project Explorer folder. Chọn Find. Nếu không chắc vị trí cửa sổ nằm ở đâu trong cấu trục Project Explorer, kích phải chuột lên phần chính của thư mục project và chọn Find.

Nút trên thanh Standard dùng để ẩn hiện cửa sổ Project Explorer.

-         Cửa sổ Result Log

Origin tự động chuyền hầu hết kết quả điều chỉnh và phân tích tới cửa sổ Result Log. Trong hầu hết các trường hợp, khi kết quả được xuất ra cửa sổ Result Log, nó mở một cách tự động. Tuy nhiên, để đóng hoặc mở cửa sổ Result Log bằng tay, kích vào nút trên thanh công cụ Standard. Mở và đóng cửa sổ Result Log chỉ cần điều khiển trạng thái hiển thị của nó. Kết quả không bị mất khi đóng cửa sổ này vào.

Mỗi một kết quả trong cửa sổ Results Log bao gồm phiếu ngày/tháng, tên cửa sổ, con số ngày tháng, các kiểu tính toán phân tích và kết quả.

Có thể kích chuột phải vào cửa sổ Results Log để mở menu rút gọn với các lệnh sao chép, in, xóa sạch và hiển thị thêm vào kết quả.

-         Cửa sổ Code Builder

Ngôn ngữ lập trình trong Origin được gọi là Origin C. Origin C được hỗ trợ gần như hoàn toàn cấu cúc ngôn ngữ ANSI C cũng như là những đặc tính của C++ bao gồm các lớp nội hàm và các lớp mở rộng DLL. Thêm nữa Origin C là “Origin aware”. Điều này có nghĩa là các đối tượng của Origin như là worksheet, graph được ánh xạ tới các lớp trong Origin C, cho phép thao tác trực tiếp trên các đối tượng này và các thuộc tính của chúng từ Origin C. Môi trường phát triển được tích hợp sẵn của Origin C được gọi là Code Builder.

Để mở cửa sổ Code Builder, kích vào nút trên thanh Standard. Code Builder cung cấp các công cụ viết, biên dịch và chạy kiểm soát lỗi các hàm của Origin C. Khi một hàm Origin C được biên dịch, hàm này có thể tiếp cận được từ Origin.

-         Cửa sổ Script

Cửa sổ Script sẵn sàng thực thi các lệnh trên LabTalk. LabTalk là ngôn ngữ chương trình đầu tiên của Origin. Nó được hỗ trợ từ phiên bản Origin 7.5 trở lên. Tuy nhiên, ở Origin 7.0 đã được giới thiệu ngôn ngữ lập trình – Origin C. Nhưng ngược lại LabTalk script được biên dịch trong quá trình thực thi bởi Origin, mã Origin C được biên dịch theo kiểu định dạng byte và vì vậy nó sẽ thực thi nhanh hơn LabTalk.

Origin C là ngôn ngữ lập trình được ưa thích hơn trong Origin 7.5 nhưng LabTalk lại rất có ích trong những tính toán đơn giản nơi mà tốc độ không bị giới hạn. Thêm nữa, có thể gọi các hàm Origin C nhận những kiểu dữ liệu cơ bản như là dạng double và string sử dụng các lệnh LabTalk. Những lệnh này có thể được thực thi từ cửa sổ Script hoặc từ nhiều nơi khác được hỗ trợ LabTalk script (như là macros, OGS files, các đối tượng nút,…)

Nút để mở cửa sổ Script. Chú ý rằng khi ghi lại project, nội dung của cửa sổ không được ghi cùng.

  1. Origin Project Files
  • Mở một project mới.

  • Để ghi đối tượng Origin File:Save Project

  • Origin tự động tạo một bản dự phòng của project hiện hành đã được ghi trước khi ghi lại. Origin đổi tên tập tin đã ghi thành BACKUP.OPJ và sau đó ghi lại những thay đổi sử dụng tên tập tin được chỉ định. Đặc điểm tự động cập nhập này được thiết lập trong tab Open:Close của hộp thoại Options.
  • Ta có thể lựa chọn các đối tượng hiển thị trong Origin.OPJ hoặc không đối tượng nào với None. Nếu chọn ORIGIN.OPJ bao gồm một worksheet và một cửa sổ graph. Cửa sổ đồ thị được cấu hình để hiển thị dữ liệu với cột A tương ứng với giá trị X, cột B tương ứng với giá trị Y một cách tự động, sau đó có thể thêm (nhập hoặc enter) dữ liệu vào trong các cột của worksheet. Có thể tùy chỉnh trong tập tin Origin.OPJ và ghi lại. Sau đó chọn OK trong hộp thoại Options, sẽ được hỏi muốn ghi lại thiết lập này cho những lần sau không.
  • Mở một project đã tồn tại.

  • Để mở nhiều hơn một project tại cùng một thời điểm phải khởi động nó lên trong Origin.
  • Để thêm nội dung từ một project khác vào project hiện tại ta chọn Tập tin:Append hoặc kích chuột phải trên Project Explorer folder chọn Append Project.

Sau khi chọn xong, Origin sẽ hiển thị một thông báo nhắc nhở là muốn thêm nội dung tới một project mới trong một thư mục mới quản lý trên Project Explorer hay thêm vào project hiện hành. Khi thêm vào bằng cách này có thể có 2 cửa sổ trùng tên. Khi đó cửa sổ mà được thêm vào sẽ được đổi tên bằng cách thêm chữ A đằng trước tên.

  1. Cửa sổ Project
    • Mở một cửa sổ mới

  • Đổi tên cửa sổ
  • Ẩn cửa sổ

  • Xóa một cửa sổ

  • Làm tươi cửa sổ
  • Nhân đôi cửa sổ
  • Tên mặc định đối với một cửa sổ

  • Đuôi mở rộng các cửa sổ    

  • Mở một cửa sổ từ một tập tin , để mở trang Excel .
  1. Window Templates

Có 3 kiểu cửa sổ tạo Templates là cửa sổ worksheet, graph, và ma trận, để tạo chúng ta có nhấn vào các nút trên thanh công cụ Standard , , . Đuôi mở rộng

 

Các đồ thị mẫu được xây dựng sẵn có thể truy cập từ các nút công cụ sau:

Origin cũng cung cấp một công cụ thư viện mẫu nhằm tổ chức và truy nhập các đồ thị mẫu. Để mở công cụ này (khi một worksheet hoặc Excel workbook đang được kích hoạt) chọn Plot:Template Library.

Template Library cũng dùng để vẽ dữ liệu. Chọn dữ liệu cần vẽ trên worksheet hoặc trên workbook, sau đó mở hộp thoại Template Library và chọn các thành phần mẫu kết hợp để tạo ra đồ thị theo ý muốn.

Hộp thoại này cũng dùng để tạo ra một mẫu đồ thị mới dựa trên những đồ thị mẫu đã có. Để tạo đồ thị mẫu mới ta cũng làm như trên sau đó ghi lại đồ thị này dưới dạng mẫu. Khi ghi lại theo dạng mẫu thì dữ liệu sẽ không được ghi cùng với mẫu đồ thị.

  1. Themes

Themes là một đặc điểm mới của phiên bản Origin (Pro) 7.5. Themes được ứng dụng cho cửa sổ đồ thị. Khái niệm Themes khác với khái niệm Template bởi vì nó chọn các kiểu (style) và các định dạng (format) để áp dụng tới bất kì đồ thị nào. Themes được ghi lại với đuôi là (*.OTH). Themes được quản lý bởi Theme Gallery.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2

BẢNG BIỂU

  1. Làm việc với cửa sổ Worksheet
    1. Mớ một cửa sổ worksheet mới

File:New hoặc kích nút New Project trên thanh công cụ Standard để mở project mới.

  1. Biến đổi giá trị cột

Origin cung cấp chức năng sử dụng các hàm tính toán để tạo ra giá trị một cột từ các cột cho trước. Ta có thể thêm hàm tính toán bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Origin C. Hộp thoại tính toán như sau:

Ví dụ ta làm như sau:

  • Thêm một cột vào worksheet bằng cách kích vào tiêu đề cột Depth, từ menu chọn Edit:Insert ta sẽ được một cột rỗng vào đồ thị.
  • Kích đúp trên tiêu đề cột mới để mở hộp thoại Worksheet Column Format
  • Đổi tên cột vừa thêm vào là TimeMin và nhấn OK.

  • Kích phải chuột lên tiêu đề cột TimeMin(Y) và chọn Set Column Values…mở ra hộp thoại.
  • Trong ô text box  Col(TimeMin)= đánh Col(TimeMin)=
  • Tích vào chọn AutoUpdate và nhấn OK.
  • Cột TimeMin sẽ bằng giá trị cột Time chia 60. Kết quả cột TimeMin sẽ là

  • Nếu tích vào ô checkbox cập nhật nằm phía dưới của hộp thoại thì biểu tượng khóa sẽ chuyển san màu vàng và khi đó giá trị cột TimeMin sẽ tự động cập nhật theo giá trị cột Time.
  • Kích phải chuột vào cột Time(Y), chọn Set Column Values và trong ô text box đánh Col(Time)= col(Time)+100. Ta có kết quả:

  1. Sắp xếp dữ liệu

Origin có thể sắp xếp dữ liệu trên các cột độc lập, nhiều cột hay trên toàn bộ worksheet. Dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên lựa chọn cột sắp xếp.

Ví dụ để sắp xếp dữ liệu cho bảng dữ liệu trên ta làm như sau:

  • Giữ phím CTRL và chọn tất cả các cột trên worksheet trừ cột có biểu tượng khóa TimeMin(Y). Cột này bị loại trừ bởi vì giá trị của cột này phụ thuộc vào giá trị của cột khác trong bảng.
  • Kích vào nút sắp xếp trên thanh công cụ Worksheet Data và mở hộp thoại Nested Sort.
  • Chọn DEPTH từ danh sách Selected Columns, sau đó kích nút . Cột này được thêm vào danh sách Nested Sort Criteria. Điều này có nghĩa là dữ liệu được sắp xếp tăng dần theo giá trị cột DEPTH và cột này là khóa chính để sắp xếp.
  • Chọn STN từ danh sách Selected Columns và chọn . Điều này có nghĩa là cột STN được lựa chọn để làm cột khóa sắp xếp thứ 2.

  1. Nhập dữ liệu bằng Winzard
  1. Chọn tập tin dữ liệu để nhập

Để lựa chọn một tập tin nhập ta làm ví dụ sau:

  • Kích vào nút New Project trên thanh toolbar để mở một project mới.
  • Chọn Tập tin:Import:Import Winzard… để mở cửa sổ Import Winzard.
  • Chọn kiểu dữ liệu ASCII trong nhóm Data Type.
  • Chọn nút ở hộp text và chọn một tập tin để đưa dường dẫn tới tập tin được nhập (Tutorial_ASCII.DAT).

  1. Các tùy chỉnh thiết lập nhập

Chọn Next để đến hộp thoại tùy chỉnh Header Lines là nơi chứa các chức năng thể hiện các dòng dữ liệu được biên dịch như thế nào. Origin tạo sẵn dữ kiện mặc định dựa trên định dạng tập tin đưa vào. Và có thể thay đổi các điều kiện này trên các ô list box đầu trang. Và đảm bảo ô Define Header Variables được check.

Kích Next để tiếp tục với trang Header Variables. Danh sách các biến trong nửa trang dưới sẽ được cập nhập để thể hiện các biến và các giá trị chuỗi của nó từ đoạn đầu trang. Những biến này sẽ được ghi lại trong worksheet khi quá trình nhập đã hoàn thành. Chúng ta sẽ sử dụng chúng để ghi nhãn đồ thị.

Kích Next 3 lần để đến trang Save Filters. Trong trang này chúng ta sẽ ghi lại các thiết lập hiện tại tới Origin Import Filter File (*.OIF)

  1. Lưu lại các chức năng như một bộ lọc

Origin Import Filter File (*.OIF) cho phép ghi lại các thiết lập từ Import Winzard, vì vậy có thể nhập tập tin này hoặc các tập tin tương tự trong tương lai mà không cần chỉ định lại các thông số.

Để ghi lại các thiết lập này ta làm như sau:

  • Chọn Save Filter
  • Chọn nút In the User Files Folder
  • Đặt tên vào hộp Filter Name
  • Trong hộp Wildcards enter (Tutorial*.dat)
  • Bỏ lựa chọn trong checkbox Specify Advanced Filter Options. Tập tin ASCII sẽ được nhập vào worksheet Data1

Chú ý: Tên cột phải viết liền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 3

MA TRẬN

  1. Giới thiệu về ma trận trong Origin

Có 2 kiểu cấu trúc dữ liệu chính trong Origin là dữ liệu trên worksheet và dữ liệu trên matrix (ma trận). Hầu hết mọi người hiểu dữ liệu trên worksheet nhưng nhiều người không hiểu dữ liệu lưu trên ma trận. Dữ liệu lưu trên worksheet có thể tạo được bất kì đồ thị dạng 2D nào và một số kiểu đồ thị 3D nhưng để tạo đồ thị 3D Surface hoặc 3D Contour thì phải sử dụng dữ liệu lưu dạng ma trận.

Ma trận có các cột đánh số được ánh xạ tới không gian tuyến tính giá trị X và các hàng được đánh số để ánh xạ tới không gian tuyến tính giá trị Y. Để có thể hiển thị giá trị X và Y trong các cột và hàng ma trận bằng cách chọn View:Show X/Y. Mỗi giá trị ô trong ma trận trình bày một giá trị Z cái mà định vị trong mặt phẳng XY bởi ô của giá trị X (quyết định bởi cột của nó) và bởi ô của giá trị Y (quyết định bởi các hàng của nó).

  1. XY ánh xạ trong một ma trận

Để biết thêm về XY ánh xạ trong một ma trận ta làm ví dụ sau:

  1. Kích nút New Matrix trên thanh Standard toolbar để tạo ra một ma trận rỗng.
  2. Chọn Matrix:Set Dimensions để chỉ định kích thước và hệ tọa độ.
  3. Nhập các thông số như hình vẽ sau:

  1. Kích OK để tạo ra một ma trận bao gồm 21 hàng và 21 cột.
  2. Từ menu Origin chọn View:Show X/Y.
  3. Sử dụng thanh cuộn trong khoảng từ -10 đến 10.
  4. Chọn Matrix:Set Values để mở hộp thoại Set Matrix Values

  1. Tạo đồ thị đồng mức 3D từ giá trị ma trận

Chọn Plot:Contour Plot:Contour-Color Fill để tạo đồ thị đường đồng mức của dữ liệu ma trận. Chú ý tỉ lệ X, Y (-10 đến 10) trên kết quả đồ thị.

  1. Chuyển đổi dữ liệu từ worksheet sang dạng ma trận

Trong nhiều trường hợp, nhưng không phải là tất cả, các số liệu sẽ không được lưu giống như một bảng biểu hay bảng tính của các giá trị Z mà sẽ được lưu trong bảng tính của bộ 3 giá trị X, Y, Z. Khi đó phải chuyển đổi dữ liệu sang dạng ma trận với giá trị Z trước khi tạo đồ thị bề mặt 3D hoặc đồ thị đồng mức.

Để hiểu rõ vấn đề ta làm một ví dụ sau:

  1. Nhập dữ liệu dạng ASCII ta được bảng dữ liệu sau

  1. Mặc định, khi tập tin dữ liệu được nhập, các cột được thêm vào worksheet như là cột giá trị Y. Để chuyển đổi dữ liệu trong worksheet sang ma trận nó phải định dạng kiểu XYZ. Gọi lại để thay đổi cột chỉ định theo 2 cách:

+ Kích đúp trên tiêu đề cột trên worksheet để mở hộp thoại Worksheet

Column Format.

+ Kích phải chuột trên tiêu đề cột và chọn Set As (X, Y, Z…)

Để thay đổi cột chỉ định ta kích chuột phải lên tiêu đề cột C(Y), chọn Set As:Z. Cột C được chỉ định là cột giá trị Z.

  1. Lựa chọn các kiểu chuyển đổi

Origin cung cấp một vài phương thức để chuyển đổi dữ liệu từ worksheet sang ma trận, bao gồm Direct, expand column, 2D binning, regular XYZ và random XYZ. Các phương thức này được lựa chọn dựa trên loại dữ liệu trên worksheet. Cụ thể là:

  1. Direct Conversion

Một định dạng chung cho dữ liệu dạng XYZ là có giá trị X nằm ở cột đầu tiên bên trái, cột giá trị Y là cột tiếp theo và giá trị cột Z từ cột tiếp theo nữa đến cột thứ N, hàng thứ 2 đến hàng thứ M. Nếu dữ liệu trên bảng biểu hoặc bảng tính Excel được tổ chức theo cách này thì nên dùng Direct Conversion.

  1. Expand Columns

Có thể có nhiều trường hợp màn hình soạn thảo sử dụng để tạo tập tin ASCII bị hạn chế bởi số lượng kí tự cho phép trên một dòng đơn. Hạn chế này có thể thậm chí ít hơn số cột được yêu cầu trên ma trận. Để khắc phục điều này, một hàng trên ma trận có thể được lưu trữ trong nhiều hàng của tập tin ASCII. Sau khi kiểu dữ liệu này được nhập vào bảng biểu, phương thức Expand Columns sẽ sao chép số hàng trên bảng biểu cái mà chỉ ra vào hàng đầu tiên của ma trận. Origin lặp lại quá trình này để chuyển đổi toàn bộ các hàng trong bảng biểu.

  1. 2D Binning

Phương thức này dùng cho dữ liệu dạng XY (tạo một cái đếm các điểm dữ liệu thường xuyên đang giảm trong phạm vi XY đã cho ) và lưu trữ số lượng đếm được như giá trị Z trên ma trận.

  1. Regular XYZ

Dành cho dữ liệu bảng biểu XYZ với điều kiên là mỗi giá trị X phải có số giá trị Y như thế, mỗi giá trị Y phải có số giá trị X như thế và số dữ liệu X,Y phải bằng nhau.

  1. Sparse XYZ

Phương thức này chuyển đổi từ dữ liệu XYZ “thông thường” sang dữ liệu ma trận bằng cách thiếu giá trị cho cặp giá trị X, Y.

  1. Random XYZ

Nếu dữ liệu bảng biểu không có kiểu nào được đề cập ở bên trên thì nó có thể sử dụng kiểu random data. Chuyển đổi theo kiểu này là cách gọi lưới ô vuông. Origin đưa ra một số phương pháp dùng lưới ô vuông bao gồm phương pháp Renka và Cline và biến đổi của phương pháp Shepard. Tất cả các phương pháp này được cung cấp bởi NAG® C Library eo1 Interpolation.

Như hầu hết, sẽ sử dụng kiểu Regular XYZ hoặc kiểu Random XYZ để chuyển đổi. Có một cách kiểm tra đơn giản mà có thể dùng để quyết định lựa chọn phương thức phù hợp nhất. Giải pháp này là chỉ chọn cột X và cột Y trong bảng biểu giá trị XYZ và vẽ dữ liệu XY dưới dạng đồ thị Scatter. Nếu kết quả vẽ giống như là “vườn cây ăn quả” (nghĩa là mỗi điểmmột cây), có thể lựa chọn kiểu Regular XYZ. Nếu kết quả hiển thị không như thông thường thì chọn Random XYZ.

Với bảng dữ liệu được vẽ theo kiểu Scatter hiển thị như sau:

Rõ ràng dữ liệu của chúng ta kích thước X, Y có khoảng cách không bình thường. Cho nên ta sẽ sử dụng kiểu convert Random XYZ. Để chuyển đổi sang dạng ma trận ta làm các bước sau:

  1. Chọn tiêu đề cột C(Z)
  2. Chọn Edit:Convert to Matrix:Random XYZ.

  1. Chọn kiểu Renka-Cline và tích vào ô Show Plot. Chọn Apply.

Đồ thị được thể hiện với dữ liệu thô như là hình vẽ dưới đây với kiểu vẽ Scatter và với lưới ô vuông 3D Wire Frame. Việc đặt dữ liệu thô trên cùng lưới ô vuông cho phép nhanh chóng truy xuất một cách hiệu quả.

Bạn có thể chọn một số phương thức thể hiện khác để so sánh. Với ví dụ này phương thức Renka-Cline là phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4

ĐỒ THỊ

  1. Các thao tác vẽ đồ thị

Đồ thị trong Origin bao gồm hầu hết là đồ thị 2D và một số kiểu đồ thị 3D. Để tạo một đồ thị đơn giản bao gồm 2 bước sau:

(1)Chọn dữ liệu trên worksheet

(2)Kích vào biểu tượng một kiểu đồ thị trên thanh công cụ vẽ.

Khi lựa chọn và vẽ nhiều dataset sử dụng cách thức này, Origin tự động nhóm dữ liệu lại và tăng các thuộc tính như là các kiểu biểu tượng, màu sắc để phân biệt các đối tượng vẽ độc lập.

Ta sẽ sử dụng dữ liệu trên để vẽ đồ thị

  1. Vẽ đồ thị

  1. Đặt vị trí con trỏ ở góc trên bên trái của worksheet như hình vẽ, kích chuột trái để chọn toàn bộ worksheet.
  2. Kích nút biểu tượng vẽ đồ thị trên thanh công cụ 2D Graphs ví dụ như đồ thị 2D dạng Line + Symbol ta được hình sau:

  1. Điều tiêu trên một vùng đồ thị

Để nhìn rõ hơn một vùng nhỏ trên đồ thị, Origin cung cấp một vài công cụ để làm việc này, đó là công cụ Enlarger. Công cụ này tự động chỉnh lại tỉ lệ các trục của đồ thị để chỉ thể hiện vùng được chọn.

Để khuếch đại vùng được chọn sử dụng công cụ Enlarger ta làm như sau:

     Kích vào nút phóng to trên thanh công cụ Tools.

     Sử dụng con trỏ kích phóng đại, ấn chuột trái xuống và kéo một hộp bao quanh vùng muốn xem (gần X = 1.5) trên cửa sổ đồ thị. Nhả chuột để hoàn thành thao tác.

     Nếu nút công cụ Enlarger không có sẵn thì vào View:Toolbars..., chọn tab Toolbars, tích chọn hay không chọn để hiển thị hay không hiển thị các thanh công cụ.

     Sau khi hoàn thành thao tác ta có

     Để vẽ lại chọn nút thu nhỏ

  1. Các hộp thoại thiết lập đồ thị

Hộp thoại thiết lập đồ thị cung cấp một giao diện mềm dẻo để thêm vào hoặc xóa bỏ data set từ cửa sổ đồ thị. Để thêm hoặc bỏ đi bất kỳ data set nào trong project và ta có thể làm điều này mà không cần thay đổi cột chỉ định vẽ (cột X, Y, error bar, label,…). Thêm nữa có thể chỉ định kiểu vẽ và vùng dữ liệu vẽ bằng cách sử dụng hộp thoại Plot Setup.

Hộp thoại này có thể mở bằng nhiều cách:

-         Kích vào một nút công cụ trên thanh toolbar hoặc chọn một kiểu vẽ từ menu Plot mà không cần chọn bất kì dữ liệu nào.

-         Kích chuột phải trên cửa sổ đồ thị và chọn Plot Setup…

-         Với cửa sổ đồ thị đang kích hoạt chọn Graph:Add Plot to Layer

  1. Tạo đồ thị mới

Tạo đồ thị mới từ một dữ liệu có sẵn với 3 bảng dữ liệu, mở hộp thoại Plot Setup ta có như sau:

Chọn lớp dữ liệu, chọn kiểu vẽ, chọn các trục như hình vẽ

Ta sẽ được đồ thị như sau:

  1. Chỉnh sửa đồ thị đã tồn tại

Để chỉnh sửa đồ thị đã tồn tại ta chỉ việc chỉnh sửa các thông số trên hộp thoại Plot Setup. Sử dụng các nút để ẩn hiện các phần của hộp thoại Plot Setup.

  1. Vẽ đồ thị từ nhiều bảng biểu

Như ta nhìn thấy ở trên có 3 worksheet, với mỗi worksheet ta sẽ tạo ra một lớp trên đồ thị bằng cách thêm lớp đó vào đồ thị như hình vẽ sau

Với Layer 1 tạo từ worksheet 1, layer 2 tạo từ worksheet 2 ta được đồ thị 2 lớp như sau:

  1. Tùy chỉnh nhóm dữ liệu vẽ

Ta có thể dễ dàng thay đổi hầu hết các thành phần đồ họa bằng cách chỉ vào thành phần đó và kích đúp. Hầu hết các thành phần có thể tùy chỉnh trong hộp thoại Plot Detail. Những tab trong hộp thoại này cho phép tùy chỉnh mọi hình thái của đồ thị ngoại trừ các trục đồ thị và đối tượng nhãn ký tự.

Ta có thể ghi lại các chỉnh sửa này như là một mẫu Template hoặc một Themes.

Hộp thoại chia ra làm 2 phần chính là: phía trái cung cấp lược đồ cây với các thành phần chính: Graph>Layer(s)>Data set(s); phía bên phải là các tab xử lý các chức năng định dạng cho các thành phần: page, layer, data set và điểm dữ liệu.

Hướng dẫn thay đổi các chức năng định dạng. Khi lựa chọn nhiều data set và vẽ chúng trên cùng một lớp, Origin tự động tạo nhóm các dữ liệu lại.

Thay đổi màu sắc, biểu tượng của các đường đồ thị

Lựa chọn data set làm việc


 

  1. Tùy chỉnh các trục đồ thị

Tùy chỉnh các trục bằng cách kích đúp vào tên các trục trên đồ thị.

  1. Kích đúp vào trục X của đồ thị và thiết lập các thông số như hình sau:

  1. Ta được hình vẽ như sau

  1. Thêm ký tự vào đồ thị
  • Thêm kí tự vào đồ thị

  • Chuột phải lên nền cửa sổ đồ thị chọn Add Text hoặc chọn nút trên thanh công cụ Tools.

  • Muốn thoát khỏi ô đánh ký tự chỉ cần kích chuột ra ngoài khoảng đó hoặc ấn ESC. Kích vào vị trí có ký tự thì ô ký tự sẽ lại được chọn.

  • Tăng kích thước chữ bằng cách kéo rộng ô chứ chữ hoặc tăng cỡ chữ.
  • Kích vào nút Date & Time trên thanh Graph để thêm phiếu chỉ ngày tháng vào đồ thị.

  • Trong project hiện tại bao gồm một worksheet, một cửa sổ đồ thị và dữ liệu tất cả cùng được hiển thị. Tất cả các cửa sổ và dữ liệu này được lưu trữ trong tập tin của Origin khi ghi lại bằng project. Chọn nút trên thanh Standard hoặc chọn File:Save để ghi lại. Chọn File:Save As để ghi ra tên một tập tin khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 5

TẠO MẪU

  1. Template

Chỉ có 3 loại cửa sổ tạo được mẫu bao gồm:

  1. Tạo mẫu cho ma trận và worksheet

Worksheet và ma trận là nơi chứa dữ liệu có hộp thoại chỉnh sửa tương đối giống nhau. Để mở hộp thoại thuộc tính này chỉ cần kích đúp vào góc phía trên bên trái của cửa sổ ma trận hay worksheet. Khi đó hộp thoại Worksheet Display Control đối với cửa sổ worksheet và Matrix Display Control đối với cửa sổ ma trận.

Kích vào nút Page Color để mở hộp thoại. Hộp thoại này có các chức năng tô màu nền cho worksheet.

Kích đúp vào cột A (X) trên worksheet để mở hộp thoại Worksheet Column Format. Hộp thoại này có thể sử dụng để thiết lập trước các kiểu vẽ cho chọn và kích vẽ và điều khiển một số định dạng cho mục đích hiển thị.

Từ menu chọn File:Save Template As để ghi lại tập tin mẫu. Nếu ghi đè lên tập tin đã tồn tại là ORIGIN.OTW hoặc ORIGIN.OTM, những mẫu này sẽ được sử dụng bất cứ khi nàoOrigin mở một một cửa sổ worksheet hoặc ma trận mới.

  • Các thuộc tính của ma trận

Hộp thoại các thuộc tính của ma trận điều khiển một số định dạng hiển thị như là độ rộng cột và lưu trữ dữ liệu ban đầu.

  • Các kích thước của ma trận

Hộp thoại này quyết định bao nhiêu dữ liệu được lưu trữ trong ma trận (số hàng và cột) như là ma trận ánh xạ cho mục đích vẽ. Số cột của ma trận ánh xạ tuyến tính tới vùng giá trị X từ cột đầu tiên đến cột cuối cùng. Các hàng của ma trận ánh xạ tuyến tính tới vùng giá trị Y cũng từ hàng đầu tiên đến hàng cuối cùng. Các giá trị X, Y này được dùng để vẽ giá trị Z chứa trong mỗi ô.

  • Giá trị của ma trận (Set Matrix Values)

Hộp thoại này cho phép định nghĩa một lượng bù sai cho thiết lập giá trị Z (giá trị ô) sử dụng hoặc hệ tọa độ XY hoặc sử dụng số lượng hàng i cột j như các tham chiếu.

  1. Tạo mẫu đồ thị

  1. Sử dụng templates

Có 3 cách chính để gọi một template

 + Từ Template Library (đối với graph template)

 + Từ File:New...(đối với bất kỳ kiểu template nào)

 + Từ LabTalk hoặc mã chương trình Origin C (bất kỳ kiểu template nào)

  1. Themes

Theme cung cấp một phương thức để ứng dụng một bộ các chức năng định dạng được định nghĩa trước như là đối tượng, dữ liệu vẽ, cửa sổ đồ thị hoặc một thiết lập của các cửa sổ đồ thị. Nó khác với Template là nó có thể lấy mẫu từng phần thay vì lấy mẫu toàn phần (toàn nội dung cửa sổ) như là Template.

  1. Tạo và ứng dụng một theme

Bạn có thể tạo Theme mới bằng cách sao chép từ một biểu đồ hiện hành hoặc
một Theme hoặc bằng cách thêm một Theme mới và xây dựng nó thành một thành phần tại một thời điểm.

Một Theme có thể bao gồm bất kỳ thành phần nào trên đồ thị hoặc tất cả các thành phần trên lớp đồ thị.

Kích phải chuột trên cửa sổ đồ thị để tạo Theme từ đồ thị.

Chọn Save Format as Theme để lưu lại một bản sao của Theme tới tập tin.

  1. Theme Gallery và System theme

Chọn Format: Theme Gallery hoặc ấn F7 để mở hộp thoại Thêm Gallery.

 

  1. Chỉnh sửa một theme

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 6

TRÌNH DIỄN, IN ẤN VÀ XUẤT ĐỒ THỊ

  1. Làm việc với cửa sổ trình diễn Layout

Cửa sổ Layout cung cấp nền để hiển thị và sắp xếp những hình ảnh của worksheet và đồ thị từ những cửa sổ khác trong project, cũng như là ký tự và chú giải. Cửa sổ Layout chỉ có tác dụng trình diễn dữ liệu.

Trong chương này ta sẽ học cách thêm vào và sắp xếp các thành phần khác nhau trên trang layout, làm thế nào để chỉnh sửa các thành phần của trang layout và làm thế nào để xuất trang layout ra các dạng ảnh khác.

  1. Thêm đồ thị, worksheet và ký tự tới trang Layout

Hình ảnh của đồ thị và các bảng biểu worksheet được thêm vào trang layout bằng cách kích vào các nút trên thanh toolbar Layout, hoặc bằng cách chọn kết hợp với các lệnh trên menu. Ký tự có thể được thêm vào với công cụ Text hoặc bằng dán từ Clipboard. Các dạng mô hình, các đường thẳng và các đường mũi tên có thể được thêm sử dụng công cụ vẽ từ thanh Tools.

Để hiểu thêm ta làm ví dụ sau:

Mở một project đã tồn tại theo đường dẫn \Samples\Graphing\Statistical Graphs, chọn project Histogram.OPJ.

Bạn sẽ thấy cửa sổ chú ý và biểu đồ trong cửa sổ đồ thị. Các tập tin của project chứa trong các cửa sổ khác nhau trong các thư mục khác nhau thể hiện trên Project Explorer.

  1. Tạo một trang Layout mới

Chọn nút New Layout trên thanh Standard. Nó có 2 dạng trình bày là dạng nằm ngang và dạng nằm dọc.

Nếu trang layout được hiển thị theo chiều ngang, kích chuột phải lên vùng màu xám ngoài trang layout (nhưng bên trong cửa sổ layout) và chọn Rotate Page thì trang layout sẽ hiển thị theo chiều dọc.

  1. Thêm đối tượng hình ảnh tới trang Layout

Bạn có thể thêm các hình ảnh của bất kỳ worksheet hay đồ thị nào từ project hiện tại vào trang layout. Hãy nhớ rằng khi làm việc với chúng, chúng chỉ là các hình ảnh. Đồ thị và worksheet trên cửa sổ layout không thể chỉnh sửa trực tiếp. Nếu muốn thay đổi một số chi tiết của hình ảnh để thêm nó vào cửa sổ layout (ví dụ như là đường màu, hay giá trị các worksheet), phải tạo sự thay đổi trong nguồn cửa sổ. Sau khi tạo sự thay đổi, kích hoạt cửa sổ layout và kích vào nút Refresh . Điều này sẽ cập nhật hình ảnh tới cửa sổ layout.

Để thêm hình ảnh của đồ thị và worksheet tới trang layout ta làm như sau:

  1. Kích chuột phải trên trang layout (không kích trên vùng màu xám ngoài trang) và chọn Add Graph.

  1. Chọn HistGraph từ list box trên hộp thoại Select Graph Object và chọn OK.
  2. Kéo ra ngoài một hộp nửa phần dưới của trang layout. Sau đó rời con chuột ra, hình ảnh của đồ thị HistGraph hiển thị trên trang layout.

Khi hình ảnh đồ thị được chọn, có thể kéo ảnh tới một vị trí mới hoặc sử dụng để thay đổi kích thước.

  1. Kích chuột phải trên vùng trống của trang layout và chọn Add Worksheet
  2. Chọn Bin 1 từ danh sách trong hộp thoại Select Worksheet Object và chọn OK.
  3. Kéo ra ngoài hộp trong nửa phần trên của trang, di chuyển không gian ở phía trên để đặt tiêu đề.

Sau khi thêm hình ảnh worksheet tới trang layout, nó có thể hiển thị một vùng trắng tới cột cuối cùng bên phải và nó có thể bao gồm một số dòng worksheet trống.

Để loại bỏ khoảng trống từ hình ảnh worksheet

 + Kích phải chuột trên hình ảnh worksheet trên trang layout và chọn Keep Aspect Ratio. Điều này sẽ loại bỏ sự lựa chọn.

 + Kéo một điều khiển bằng tay trên góc phải của worksheet vì vậy chỉ những hàng có giá trị mới hiển thị.

 + Đặt lại vị trí của worksheet trên trang layout

 + Kích lên phía ngoài của worksheet nhưng bên trong trang layout để hủy sự lựa chọn.

Để thêm ký tự tới trang layout sử dụng công cụ text

  1. Trên thanh Tools, chọn nút Text Tool
  2. Kích vào phía trên worksheet trong trang layout
  3. Trước khi bắt đầu đánh chữ, chọn thanh công cụ Format để định dạng

  1. Đánh chữ Histogram Data
  2. Kích ra phía ngoài ô đánh ký tự để hủy việc chỉnh sửa ký tự.

  1. Tùy chỉnh sự xuất hiện của trang Layout

Phần này sẽ điều chỉnh một cách khéo léo vị trí hiển thị của các hình ảnh trên trang layout. Thêm nữa sẽ thay đổi nguồn cửa sổ đồ thị để thay đổi sự xuất hiện của các hình ảnh trên trang layout.

Có một vài các sắp xếp trên trang. Để có thể kéo các hình ảnh và ước lượng các vị trí bằng mắt, sử dụng thanh công cụ Object Edit để căn lề và nhóm các đối tượng, hoặc có thể hiển thị lưới trên trang layout (View:Show Grid) và căn lề sử dụng các đường lưới như là các đường chỉ dẫn.

 

+ Nếu thanh công cụ Object Edit chưa được mở thì chọn View:Toolbars, chọn check box Object Edit và sau đó đóng lại.

+ Kích vào chữ Histogram Data để chỉnh sửa.

+ Giữ SHIFT và kích lên hình ảnh worksheet và hình ảnh đồ thị. Tất cả 3 đối tượng đang được chọn.

+ Kích vào nút Vertical trên thanh công cụ Object Edit. Các đối tượng được căn giữa theo đối tượng được lựa chọn cuối cùng (ở đây là đối tượng đồ thị).

+ Kích trên trang layout nhưng ngoài các đối tượng để hủy chọn.

  1. Chỉnh sửa ảnh trong trang Layout

Ta sẽ không chỉnh sửa đối tượng worksheet và đối tượng đồ thị một cách trực tiếp trên trang layout. Thay vì vậy chỉnh sửa trên cửa sổ nguồn và cập nhật lên layout. Origin cung cấp các lệnh để đưa đối tượng worksheet và đối tượng đồ thị tới cửa sổ nguồn của nó.

Để chỉnh sửa một cửa sổ nguồn từ trang layout ta làm ví dụ sau:

  • Kích phải chuột lên biểu đồ trên trang layout
  • Từ menu shortcut chọn Go To Window. Origin sẽ kích hoạt cửa sổ HistGraph.
  • Kích phải chuột trên biểu đồ và chọn Plot Details từ menu shortcut để mở hộp thoại này.
  • Chọn tab Data
  • Bỏ check box Automatic Binning.
  • Trong ô Bin Size đánh 5 và kích OK.

  • Kích đúp trên trục Y của cửa sổ HistGraph. Mở hộp thoại làm việc với trục Y.
  • Chọn tab Scale và thiết lập như hình vẽ.

Bạn có thể xuất đồ thị hay cả trang layout bằng cách sao chép và dán hoặc có thể sử dụng bất kì định dạng ảnh vecto hay raster nào được hỗ trợ trên Origin.

Trước khi xuất trang ảnh layout nên biết một số thiết lập để điều khiển kích thước ảnh.

+ Với Clipboard (sao chép) và kiểu tập tin vector, kích thước ảnh được điều khiển bởi thứ nhất là kích thước trang (mặc định là kích thước trang in) và thứ 2 là thiết lập trong nhóm Copy/Export Page Settings trên tab Page của hộp thoại Options (Tools:Options)

Chú ý: kiểu tập tin vector nói chung là EPS, PDF, WMF, EMF, AI, CGM, và DXF. Tập tin dạng vector thường được ưa thích hơn khi in bởi chúng có thể thay đổi kích thước mà không ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Những định dạng chung này tạo những kích thước tập tin vừa phải.

+ Đối với kiểu tập tin raster, kích thước ảnh là một chức năng của kích thước trang và độ phân giải tập tin xuất (thường thường khoảng từ 72 đến 600 dpi). Trên thực tế, tập tin raster có kích thước nhỏ hơn bởi vì khi có nhiều cỡ trang đo bng dpi, chỉ có các điểm; các kích thước bị hủy. Vì vậy các kích thước của tập tin raster được điều khiển bởi độ phân giải của thiết bị hiển thị, nó là 96 dpi đối với hiển thị video hoặc 1200 dpi đối với máy in.

Chú ý: định dạng raster nói chung là BMP, TIF, JPG, GIF, PNG và TGA. Định dạng này tốt cho những đồ thị sao lại với độ chi tiết đáng kể và màu sắc biến thiên. Chúng không có khả năng thay đổi cao, sự thay đổi tỷ lệ thường làm mất đi độ chi tiết và màu sắc. Những định dạng này có thể đưa ra một tập tin với kích thước lớn khi độ phân giải cao và đủ màu sắc cần thiết.

Để xuất tập tin định dạng vector một cách nhanh nhất hãy mở hộp thoại Options và chọn tab Page để thiết lập:

Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần quan tâm đến các thiết lập Ratio, Margin ControlClip Border Width.

+ Hộp Ratio chỉ định kích thước cho ảnh được xuất ra theo tỉ lệ phần trăm của kích thước trang đồ thị. Bạn có thể chọn một số từ list trải xuống kết hợp hoặc có thể đánh trực tiếp trên hộp text box. Hộp này đánh số 100 thì khi xuất ra ảnh sẽ có kích thước đúng như là kích thước của trang đồ thị; tương tự nếu đánh số 50 thì ảnh in ra sẽ có kích thước bằng một nửa kích thước thật của trang.

+ Danh sách Margin Control cho biết khoảng lề cách ra so với đồ thị hoặc so với trang ảnh. Có 3 lựa chọn là Border, Tight Page. Với lựa chọn Border, Origin sẽ dùng Clip Border Width để quyết định độ rộng của lề. Nếu chọn Tight, Origin sẽ vẽ hình chữ nhật nhỏ nhất có thể bao quanh tất cả các đối tượng trong đồ thị hoặc trong trang layout và xuất ra chỉ những cái gì bên trong hình chữ nhật ấy. Điều này làm tối thiểu hóa khoảng trắng. Nếu chọn Page, Origin sẽ xuất trang mở rộng- là bất cứ cái gì nằm trong vùng nền trắng của trang hoặc của cửa sổ layout. Điều này sẽ làm tối đa hóa khoảng trắng.

+ Hộp combo box Clip Border Width, phối hợp với Margin Control = Border chỉ ra khoảng lề so với đồ thị hoặc các đối tượng trang layout, như là tỉ lệ phần trăm với kích thước trang.

Chú ý đến Ratio và thiết lập độ rộng Margin Control/Border sẽ đủ cho hầu hết các trường hợp. Bạn có thể được khuyên là bỏ check nút AdvancedSet Resolution tại điểm 300 (hoặc có thể 600).

Để xuất trang layout như một tập tin Encapsulated PostScript

+ Hãy chắc rằng trang layout đang kích hoạt. Chọn Tập tin:Export Page. Hộp thoai Save As mở, đặt tên và chọn kiểu xuất ra như hình dưới:

Mỗi kiểu tập tin xuất ra đều đã được thiết lập các thông số trong Export Options (gắn liền với độ phân giải, mật độ màu sắc,...). Nếu muốn hiển thị hoặc sửa đổi các thông số này phải vào hộp thoại Show Export Options ở phía dưới của hộp thoại Save As.

+ Chọn ô check box Show Export Options.

+ Chỉ định thư mục ghi lại và chọn Save.

Nó sẽ mở ra một thông báo nhắc nhở rằng trang thiết lập Copy/Export được sử dụng để quyết định kích thước và lề của ảnh EPS. Chọn OK để đóng thông báo đó vào. Hộp thoại EPS Options mở ra.

Trong hầu hết các trường hợp, những thiết lập mặc định này sẽ làm việc tốt, nhưng có thể thay đổi khi cần thiết (khi đó sẽ tạo ra thiết lập mặc định mới).

Chú ý: khi chắc chắn với các thiết lập của mình rồi thì có thể bỏ check ở ô Show Export Options.

Một điều dễ dàng khi làm việc với tập tin EPS là để tạo một ảnh TIFF (.TIF). Một số ứng dụng không hiển thị tập tin EPS và thay vào đó là hiển thị một hình ảnh giữ chỗ. Nếu chọn một ảnh TIFF hiển thị, ứng dụng thu nhận có thể dùng tập tin TIF được gắn để hiển thị ảnh.

+ Trong nhóm Preview, chọn nút TIFF nếu nó đang không được chọn.

+ Chọn OK.

Trang layout được xuất ra dạng tập tin EPS và có thể được chèn vào bất kỳ ứng dụng nào có kiểu tập tin này. Nếu dùng Photoshop hoặc Ghostview thì nên sử dụng phần mềm đó để mở kiểu tập tin này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 7

LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH TRONG ORIGIN

  1. Làm quen với gian diện lập trình

Origin C hỗ trợ gần như hoàn toàn cú pháp ngôn ngữ lập trình ANSI C cũng như là một tập con các đối tượng của C++ bao gồm các lớp nội hàm và các lớp mở rộng DLL. Thêm nữa, Origin C là “Origin aware”. Điều này có nghĩa là các đối tượng của Origin ví dụ như là worksheet, graph được ánh xạ tới Origin C, cho phép sử dụng trực tiếp các đối tượng này và các thuộc tính của chúng từ Origin C.

Môi trường phát triển được tích hợp của Origin C (IDE) được gọi là Code Builder. Code Builder cung cấp các công cụ chuẩn để viết, biên dịch và chạy lỗi chương trình Origin C. Khi một chức năng của Origin C được biên dịch, các chức năng này có thể được gọi rất nhiều cách khác nhau từ Origin hoặc từ không gian Code Builder.

Để hiểu rõ hơn về phần này ta làm ví dụ Hello World!

  1. Tạo một ví dụ đơn giản
  • Trên thanh công cụ Origin Standard, kích vào nút Code Builder .
  • Trên thanh công cụ Code Builder chọn nút New để mở giao diện gõ mã.
  • Trong hộp thoại New File, chọn C File.
  • Trong hộp ký tự File Name, đánh tên Tutorial
  • Trong hộp ký tự Location, chọn đường dẫn lưu lại. Chọn OK

  • Đánh dòng mã sau vào sau dòng // start your functions here
    • void test ()
    • {
      • printf(“Hello World!!!\n”);
    • }
  • Chọn nút Build để biên dịch chương trình
  • Để gọi chức năng này, kích vào phía trên của phần LabTalk Console. Mặc định nó được đặt ở góc dưới bên phải của không gian Code Builder (Chọn View:LabTalk Console để hiển thị phần này nếu nó chưa được hiển thị)
  • Đánh tên hàm vừa biên dịch vào phần cửa sổ LabTalk Console để gọi chương trình: test. Sau đó nhấn ENTER.

Để kiểm tra chức năng này trong cửa sổ Script ta làm như sau:

  • Để trả lại kết quả ra không gian Origin ta chọn Window:Script Window để mở cửa sổ Script.
  • Trong cửa sổ Script đánh tên hàm:

test

Và nhấn ENTER ta được kết quả như hình sau.

 

1

nguon VI OLET