GIỚI THIỆU NHÀ THƠ ĐINH THỊ THU VÂN

 

 

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tiểu sử:

Đinh Thị Thu Vân, sinh năm 1955, quê quán xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Là một trong những nhà thơ nữ của ĐBSCL. Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 1977 nhưng không theo nghề dạy học. Đinh Thị Thu Vân trở về phục vụ cho quê hương bên ngành thư viện. Thời gian đầu cô làm Biên tập viên, sau trở thành Tổng Biên tập cho Tạp chí Văn Nghệ Long An.

Đinh Thị Thu Vân bắt đầu làm thơ từ năm 1977. Lúc mới cầm bút, mảng đề tài chính của cô là quân đội. Về sau đi sâu vào mảng tự sự, trữ tình.

Là thành viên của Hội Nhà Văn Việt Nam, Đinh Thị Thu Vân đạt được những giải thưởng nhất định trong sự nghiệp văn chương của mình. Đó là Giải C cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam (1980-1981) với bài Nếu không có ngày 30 tháng 4”.

1.2. Tác phẩm chính

Nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật ta có thể thấy Đinh Thị Thu Vân sang tác không nhiều nhưng tất cả những gì cô mảng đến đều để lại ấn tượng đặc biệt trong long độc giả. Ngay từ những bài thơ đầu tiên như: Con tem quân đội, Nếu không có ngày 30 tháng 4, Bài thơ lục bát của anh…. Cô đã để lại ấn tượng về một “em” hậu phương trẻ trung, đằm thắm nghĩa tình.

Đến nay cô đã xuất bản được hai tập thơ như hai dấu ấn khác nhau trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Tác phẩm chính thay cho lời hát ru xuất bản năm 1984 và một ngày ta ngoái lại cũng do Hội VHNT xuất bản năm 2005.

Các tác phẩm tiêu biểu: Bài thơ không gửi, chiếc hôn tím, cuối con đường đơn chiếc, không đề, một góc miền Tây, ngày xa anh, tự chúc, trần trụi với tình yêu, bài thơ tạ lỗi….

 

2. NHỮNG CẢM HỨNG SÁNG TÁC CHÍNH TRONG 2 TẬP THƠ TIÊU BIỂU CỦA ĐINH THỊ THU VÂN

2.1. Ở tập thơ “thay lời hát ru”

 

Đây là tập thơ đầu tay của Đinh Thị Thu Vân, gồm những bài như Bóng, Trần trụi tình yêu,….tập thơ được xuất bản vào năm 1984 do Hội Văn học Nghệ thuật Long An xuất bản. Đây là tập thơ tiếp tục đánh dấu thành công sự nghiệp nghệ thuật của Đinh Thị Thu Vân. Khác với lúc mới cầm bút, mảng đề tài chính của cô là viết về quân đội, thì trong tập thơ này nhà thơ đi sâu vào mảng tự sự, trữ tình.

 Đến với tập thơ “ Thay lời hát ru anh”, cho ta thấy một hồn thơ tười trẻ, hồn nhiên, yêu đời  với những câu thơ mang tinh thần lạc quan của một cô gái trẻ viết về anh bộ đội cụ Hồ. Hơn nữa lại ra đời trong những năm sau giải phóng, tập thơ làm thức dậy trong lòng bao chàng trai trẻ từng “bạc vai áo xông pha” những kỷ niệm, những cảm xúc ngọt ngào. Chính một người bộ đội năm xưa từng bày tỏ cảm xúc rằng yêu lắm những vần thơ của Thu Vân ngày đó.

Tình yêu trong thơ cô lúc nào cũng đằm thắm, ngọt ngào, chất chứa đầy những nội tâm sâu kín. Cũng là thơ tình nhưng thơ tình của cô có gì như trách móc, lời trách móc không phải để giải tỏa nội tâm mà như những mũi dao tự đâm chính mình. Cái lỗi trong tình yêu đôi khi không quá rõ ràng, rạch ròi như bài toán, đó là những day dứt đắng cay chỉ người trong cuộc mới hiểu.

 Từng dòng cảm xúc trong thơ cô thật gần gũi, một cảm giác hồn nhiên len lỏi pha chút ngọt ngào. Trong bài thơ “May mắn” đã nói lên tâm trạng và cảm giác khi bắt đầu yêu của cô gái, một trái tim non nớt mới bước vào lối mộng mơ khi anh là người đầu tiên dẫn em vào lối ấy.

“May mắn nào cho em gặp anh

       Vào đúng lúc trái tim non dại nhất


          Vào đúng lúc trái tim tròn khao khát

                Và ngọt ngào vừa đủ chín giữa cô đơn”.

 Và tình yêu mãnh liệt em dành cho anh của những tháng ngày yêu thương, hò hẹn bằng một con tim cháy bỏng. Và nỗi đợi chờ mong ngóng khi anh rời xa, thất vọng khi tình yêu không còn được trọn vẹn, anh đi để lại một niềm đau và trái tim em ôm lấy.

“Em yêu anh, cuồng nhiệt đáy tâm hồn

May mắn quá, lòng anh quen nguội lửa

Không đốt được đời mình nơi chốn đó

Em trở về thương lấy trái tim đau.”

 Tuy người con gái có một trai tim yêu cháy bỏng nhưng vẫn có phần cứng rắn, trơ lì nên vẫn đủ can đảm và mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau một cách ngạo nghễ, nghông nghênh. Và ngậm ngùi khi lạc lỏng, bơ vơ. Tình anh đi như mất một nhịp thở trong con người em.

                               “Em đã biết vô tâm trên chính đắng cay mình

                     Biết tàn nhẫn khinh mình, dù day dứt

             Em đã mất em rồi, anh thấy đấy

                           Sỏi đá nặng tâm hồn, em lạc lõng mà đi.”

 Lúc anh đến em cho là may mắn, may mắn hơn khi anh đi nhưng không phủ phàng, đó là còn lại chút gì cho em bám víu, để em đủ mạnh mẽ vượt qua. Và khi không còn gì của nhau nữa, em vẫn đủ mạnh mẽ nhìn anh không phải căm thù.

                                   “May mắn cho em, anh đã chẳng phũ phàng hơn

                       Thêm chút nữa, chắc gì em sống được

                       Thêm chút nữa, chắc là bao nước mắt

                 Không dễ gì em giấu giữa tim khô

                          Thêm chút nữa thôi, em sẽ phải căm thù

                      Ta chẳng thể nhìn nhau, dù giá lạnh.”

Đó không biết có phải là may mắn? Nhưng trước hết nó đã khắc một niềm đau trong tim cô gái.
 

 
          Đinh Thị Thu Vân làm thơ không nhiều nhưng những lời cô viết ra như được chưng cất từ muôn vạn nỗi niềm riêng thành chiếc bóng đen đặc quánh như giọt café nặng trịch trong chiếc cốc tâm hồn. Ở đó cái yếu đuối được ngụy trang bằng sự rắn rỏi bên ngoài, nỗi khát khao được phủ lấp bởi cái bất cần đầy nữ tính:

“và em chợt thương những người phụ nữ suốt đời chung thủy
suốt đời vùi hồn trong những kỷ niệm
ngỡ thiêng liêng
ôi những người phụ nữ không biết quay lưng
sẽ không bao giờ
không bao giờ nhận ra hết những ngõ ngách bạc bẽo trong trái tim lạnh lùng phản bội”( Trần trụi tình yêu)

 Trong tình yêu, có nhiều cách để thể hiện tình cảm và có lẽ những nụ hôn đầu đời là kia niệm khó phai nhất. Trong bài thơ “ Chiếc hôn tím”- Tuy anh chỉ trao cho em nụ hôn trên mái tóc nhưng cũng đủ làm cho em xao xuyến, cho em bớt cô đơn dù đó chưa phải là tình yêu nhưng em hy vọng mình có thể đáp lại.

“Gởi trên tóc em
Chiếc hôn anh
tinh khiết

Chiếc hôn không có màu độc dược
anh cho đi
không phải để nhận về”


  Chiếc hôn buồn mang màu tím lạnh, dù đó không mang sắc hồng của tình yêu, không chứa sắc xanh của tình bạn, nhưng em vẫn muốn tặng anh ngay trong giây phút này.

“Chợt nhói lòng
khi anh bước quay đi
chiếc hôn ấy cách gì em đáp lạỉ
không phải tình yêu
chiếc hôn không có màu độc dược
chiếc hôn lành xoa dịu cô đơn...

trong trái tim em có một chiếc hôn buồn
không mang sắc hồng của tình yêu
không mang sắc xanh của tình bạn
hình như hình như chiếc hôn em mang lại màu tím lạnh
giây phút này em muốn tặng cho anh!

một nửa xanh
một nửa hồng
em pha thành màu tím lạnh
để chiếc hôn
bền bỉ
dạt dào
bền hơn tình yêu
ấm hơn tình bạn
như chiếc hôn nào
em đã nhận
từ anh.

   Vẫn là hồn thơ tự nhiên, giọng thơ nhẹ nhàng cùng cảm xúc ngọt ngào chất những nỗi lòng sâu kín nhà thơ đã thể hiện trong bài “Áo người yêu”. Anh là một người bộ đội, tình yêu em dành cho anh da diết nhưng không thể nói nên lời, vì anh còn trách nhiệm, còn nghĩa vụ thiêng liêng. Em muốn là từng sợ vải trên chiếc áo anh để có thể theo bên anh trên những chặng đường hành quân gian khổ.

 “Sợi vải nào thương anh giữa đêm ?
Sợi vải nào vương hơi thở mềm ?
Sợi vải nào nhớ vùng ngực ấm ?
Sợi vải nào tương tư áo em ?

Đất bụi chiến trường dấu ở đâu
Áo anh chưa chịu nói câu nào
Lần lựa em tìm trong gấu áo
Bụi đỏ hay là nỗi khát khao ?

Chắc là nhớ lắm trời biên giới
Áo cứ trở mình khi gió lên
Em muốn giữ chân, không dám nói
Sợ lời mêm yếu áo không quen

Áo đã cùng em qua chiến tranh
Nắng mưa chỉ muốn chịu riêng mình
Ngắm áo, em trách tay vụng quá
Giặt thế nào không xoá nếp nhăn ?

Ôi áo sinh ra chỉ biết chiều
Sinh ra chỉ biết tặng tình yêu
Thương áo mấy, vẫn ngờ chưa đủ
Ngỡ thương anh còn thiếu bao nhiêu.”     


                Em vẫn luôn khát khao và chờ đợi những gì anh có thể san sẻ từ nỗi lòng mình. Em cố tìm trong mọi khoảnh khắc, chỉ hy vọng những gì san sẻ từ anh  vì sợ tình yêu mình dành cho anh chưa đủ đầy.

                                                          

 Hay trong bài thơ “Thay cho lời hát ru anh”, một dòng cảm xúc da diết, giải bày nỗi nhớ mong..nhân vật trữ tình muốn chia sẽ nỗi buồn với người mình yêu bằng mong ước: 

“Làm sao đổi được tâm hồn

Để em mang trọn vui buồn anh mang?!

Làm sao bớt được cách ngăn

Cho lòng em bớt trở trăn đôi bề?!”

 Một nỗi lòng trăn trở, muốn đi sâu vào lòng người yêu để hiểu rõ nỗi lòng anh nhưng vừa muốn dừng lại, nửa lại muốn bước nhanh.

“Tâm hồn anh -  chốn bão dông

Em chưa đi hết một vùng thẳm sâu

Nửa thì cứ muốn dừng lâu

Nửa kia lại muốn bước mau, vội vàng!”

 Đặc biệt là đoạn thơ cuối, dường như nỗi lòng của nhân vật trữ tình được trải rộng và buồn một nỗi buồn vô tận với người anh áo lính:

“Đời anh - áo lính màu xanh
             Em ru sao để không thành thờ ơ
Lời nào ru được bây giờ

Lại ru cả khoảng đợi chờ mai sau...?!”

                          Đây là bài thơ chính trong tập thơ này, bởi nó mang đầy đủ ý nghĩa của chủ đề tâp thơ, lời thơ buồn buồn, sâu thẳm, có lúc lại như nghẹn lại khi cảm xúc dâng trào.

 

           Giọng điệu trong thơ của Đinh Thị Thu Vân thiết tha, sâu lắng biến mỗi bài thơ thành những nốt nhạc ngân nga, vừ vang vọng lại vừa đong đầy tình cảm, chính vì thế thơ của cô rất đẽ đi vào lòng người. Trong mỗi bài thơ, nhà thơ thường lồng ghép những cung bậc cảm xúc vào nhau giữa háo hức, rộn ràng cùng nhẹ nhàng,sâu lắng.

 

 

 Thơ đối với Thu Vân như người bạn tri âm để giãi bày, chia sẻ. Tuy nhiên đọc những vần thơ ấy không làm cho ta có cảm giác dễ dãi trong câu chữ và mạch cảm xúc. Mỗi từ cô viết ra như được chưng cất từ bao vị đắng trong lòng, một tình cảm rất thực và cũng hòa trộn trong đó có sự trân trọng đúng mực đối với sáng tạo nghệ thuật. Tình yêu trong thơ cô là tình yêu mộc mạc giữa cô gái trẻ với người lính, Thu Vân đã để lại ấn tượng về một “em” hậu phương trẻ trung đằm thắm nghĩa tình. “Tình yêu lý tưởng cộng với chút gì hồn nhiên, sâu lắng, Thu Vân đã thật sự làm mới lại một đề tài vốn đã thân quen” (Nguyên Hậu).


 

2.2. Ở tập thơ “Nếu có một ngày ta ngoái lại”

      Tập thơ “một ngày ta ngoái lại” là những trăn trở, hoài niệm, tiếc nuối của tác giả, những cuộc đối thoại tâm trạng với một người nhưng dường như với chính bản thân mình. Với tập thơ này, người đọc sẽ để cho cảm xúc của mình “phiêu” trong những miền sáng tối, những góc khuất khác nhau của nội tâm, có khi là đỉnh của yêu thương nhưng có khi lại là tận cùng của niềm cô độc. Chính những “góc”, “khoảng” ký ức triền miên ấy đã làm không ít người đọc cảm thấy ám ảnh, day dứt, xót xa trước cái ngõ hẹp hun hút của tâm hồn.

 

      Một ngày ta ngoái lại là cái đắng cay, xót xa của một tình yêu bị tan vỡ, một sự hoài niệm tiếc nuối và có cả nỗi khát khao đợi chờ dẫu biết đó là vô vọng. Xuyên suốt tập thơ là nỗi ân hận của người đến sau, của người đến muộn dẫu rằng lý do không kịp ấy của chị là điều không thể khác. Cái lỗi ở đây không rạch ròi, cái lỗi đan cài trong đó nhiều ẩn tình, éo le, ngang trái. Có khi là yêu thương nhưng lại trở thành “lỗi”, cái lỗi nhẹ nhàng, cũng là cái lỗi lớn lao nhất.

 

      Ngẫu nhiên hay tình cờ Đinh Thị Thu Vân đã nói dùm những nỗi niềm bè bạn, quá giống tâm sự của chúng ta lúc này, hay bởi chính Nhà Thơ cũng đã có những hồi ức và hoài nhớ cùng với những người bạn và một thời dấu ái...

     Một lần hội ngộ rất đặc biệt của những người bạn của một thời thơ ấu...

Ri s có mt ngày ta ngoái li
Bn bè ơi, khi y có còn nhau
Cơn lc đi đưa đy bn v đâu
Ta ngoái li tìm nhau, e mt du


Ta ngoái li tìm nhau, mong n náu
Góc bn bè yên m cm thông ơi
Ta ngoái li rng ri đôi cánh mi
Góc bn bè tin cy, bt chơi vơi



Ta ngoái li tìm nhau, đng si đá
Đng dp vùi chi na trái tim hoang
Thôi đng nh đng quên đng xa vng
Xin mt ln tha th thu lang thang



Tha th nhé bn ơi ngày cay đng
Ta qun quanh nuôi gi xót xa mình
Tha th nhé nhng nim vui không vóc dáng
Tha đam mêm bè bn khut xa dn…


Ri s có mt ngày, sau tháng ngày dâu b
Chúng mình cùng ngoái li tìm nhau
Ta nói yêu thương khi mt đi thay màu
Bàn tay héo c


m lâu cho m mãi

Trái tim héo, n cười xưa du héo
Ch xin đng tàn li chút nim tin
Du mong manh vn v chng nguyên lành
Xin hãy có mt ngày nhen nhúm li.

                                             “Ri s có mt ngày ta ngoái li”
 


 

      Con người thân xác chúng ta thì có giới hạn, nhưng tâm hồn chúng ta thì có khi vô tận như đất trời, lại có khi ngoảnh vào nội tâm mình thấy linh hồn ta đã chỉ còn bằng giọt sương rưng rưng ngấn lệ sắp rơi.

“không ai đợi tôi về sau cánh cửa
không nồng nàn không ấm áp bao dung
tôi như sống nửa đời đêm giấu lửa
một nửa dường đang khuất phía mông lung…”

                                           “Một nửa dường đang khuất”

Đó là nỗi cô đơn - hay là tâm hồn thi sĩ như lửa tự giấu mình trong đêm đang đòi bùng cháy cùng hồn tri âm tri kỷ.

Có khi đó là một hồn thơ trong nồng nàn cay đắng vẫn còn làm mất ngủ cả tàn tro:

“…em quỳ xuống. Ôi ước gì tất cả
chỉ là mơ, chưa trần trụi bao giờ
em chưa khóc. Anh chưa hề bạc bẽo
ôi ước gì chưa có những bài thơ…

chưa nhân chứng, em lừa em lần nữa
mang dại khờ quỳ xuống nhuốm tàn tro…”

“Ngày anh trở lại”

Niềm thơ trong tập thơ này hầu như là một tình yêu ngoái lại, một đuôi mắt chiêm bao ngoái lại, ngoái lại mắt môi xưa, thân xác tâm hồn xưa để quằn quại dây dưa trong tiếc nuối, sững sờ. Với Đinh Thị Thu Vân, nỗi cô đơn là bông hoa nở trong bóng tối, là ngọn đèn thắp bằng đôi mắt biếc cuối trời, là sự chờ đợi cái không đâu, là trái tim ở ẩn trong ngôi nhà đam mê thao thức đốm sao xanh, là nhớ thương xõa ra muôn nghìn sợi tóc đêm, là im lặng của bờ môi trước bão:

“…tôi vẫn đứng một mình trong bóng tối
buồn vui ơi xa hút tận phương nào
không tất cả không cả lời gian dối
không nụ cười hờ hững cuối vành môi…

Trong góc tối


Thơ Đinh Thị Thu Vân mê man với sao trời vì nhà thơ thích chưng cất bóng tối thành rượu, để mời chiếc chai cô đơn uống mãi mà không chịu say. Đoá bóng tối có khi mười tám tuổi, đột nhiên nở thành hoa cúc ngày xưa, giày cao gót ngày xưa, một đoá cúc vàng biết khóc:

“…mười tám tuổi của áo vàng hoa cúc
của nắng màu nón trắng của giày cao
mười tám tuổi ai làm em lặng khóc
nước mắt này gieo mãi giọt bông cau…”

Em mười tám tuổi

 

 

     Có thể nói, thơ Đinh Thị Thu Vân trong “Một ngày ta ngoái lại” được viết với bút pháp của cơn mưa, như câu thơ rất hay này của chị: “Mưa lặng lẽ nói lời riêng lất phất” (Giữa ngày mưa). Một trời mưa ngoái lại, thấy tình yêu đã bị cái vô cùng che khuất, mưa ăn hết một trời thơ nữ sĩ, không có mưa mà trang giấy ướt mưa; mưa đi tìm ai để ướt, để tác giả tặng người đọc “Chút lạnh đầu xuân” ấm một niềm se sắt, một chút vui trong tập thơ này sao cũng chỉ là nỗi vui ngậm ngùi, hoang vắng, ngõ hầu như tình yêu sinh ra trong môi mắt vu vơ:

“…cái lạnh đầu xuân, lạnh ước ao
em chờ lâu lắm - cuối xuân nào
giữa bao tháng nắng bao ngày nắng
lạnh có khi về trong chiêm bao

se se chút lạnh vờn quanh bước
đủ để vu vơ suốt dọc đường
chao ôi nếu lạnh không về được
chắc cánh mai vàng bớt dễ thương…”

“Chút lạnh đầu xuân”

     Đó là nỗi nhớ và niềm khao khát một điều đơn giản nhất của kiếp người..

“…vai anh rộng để em thèm bé nhỏ
mơ một ngày yên ngủ giữa vòng tay
một ngày thôi lơi lỏng áo quên cài…”

...

“…em nhớ lắm những lời anh chẳng nói
em nhớ lắm bàn chân anh bối rối
những ngón buồn không nỡ bước xa thêm
anh đừng đi, em không cách chi tìm

em biết trốn vào đâu cho bớt nhớ …”

“…em là tiếng thở dài những lần anh lạc bước
là nhịp tim xa xót buổi anh buồn
là ngụm nước một đêm nào say khướt
là tơ trời mong chắn hạt sương buông…”


Sau cánh cửa

“Một ngày ta ngoái lại” là tập thơ tình nồng cháy, một tình yêu bị thương, như vết thương góc trời mà người ta gọi là sao Mai, sao Hôm; chỉ một ngôi sao mà phải chia mình ra thành hai đốm sáng để ngắm nhau cho trời đêm bớt phần đơn độc. Cái “tôi” chủ thể - nàng thơ trong tập thơ này có thể là chính tác giả mà cũng có thể chỉ là một biểu tượng, một hoài niệm, một ban mai còn giấu trong chăn nệm chiêm bao, nơi chỉ có hoa mai và người đàn bà đối diện trong đêm giao thừa

“…thiệp này tôi viết cho tôi
khoảnh khắc mùa xuân hé cửa
tôi chúc tôi tròn giấc ngủ
đêm này, đêm nữa, đêm mai

ở một góc buồn quanh quẩn
mùa xuân lơ đãng quên về
tôi cắm một một cành mai mảnh
ước gì năm cánh đừng rơi…

“Tự chúc”

3. VÀI NÉT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

3.1. thơ là những dòng nhật ký của một tâm hồn khát khao yêu thương

 

Đến với thơ Đinh Thị Thu Vân là đến với những dòng thơ viết cho tâm hồn, ghi lại những cảm xúc, những rung động tận sâu trong trái tim của một người phụ nữ biết yêu thương, nhẹ nhàng và sâu lắng. Có nhà thơ từng nói: “thơ là tiếng vọng của tâm hồn”, phải chăng, với Đinh Thị Thu Vân, thơ cũng chính lời muốn nói, thay cho tiếng long đang thổn thức kia trước những đau thương mất mát giữa những cuộc tình đầy chông gai, gian khó?

Có thể thấy, trong thơ bà, thơ tình chiếm một mảng thơ khá lớn. Và trong đó, người ta có thể bắt gặp bất cứ đâu, những cung bậc của một tâm hồn nhạy cảm trước những khúc “quanh” của tình yêu, hay những ưu tư về tình yêu của mình, một tình yêu đẹp lắm nhưng chưa hề trọn vẹn:

 

Em không phải là người có thể
Vừa quay lưng là có thể quên rồi
Em không phải là người có thể
Chia lòng thành trăm mảnh để mua vui

 

  Dường như, những nỗi nhớ của nhà thơ về một ngày hôm qua còn nồng nàn say đắm, hôm nay lại ùa về trong tâm trí, làm tan chảy một trái tim đang khao khát những khoảnh khắc bình yên.

anh đừng đi, em không cách chi tìm
em biết trốn vào đâu cho bớt nhớ...


có thể nói, thơ là tiếng long đang thổn thức. là giai điệu của những thăng trầm trong cảm xúc, dạt dào bao hương vị đắng cay của cuộc đời, của tình yêu và cả niềm hy vọng. Thơ bà cũng thế, thơ bà là những hoài niệm về một tình yêu, một tình yêu lắm đắng cay, ngang trái. Dường như bà viết đấy, viết những dòng “thơ tươi xanh” màu hy vọng ấy là tiếng nói của một sự trải nghiệm đầy thất vọng của một con người đã đi qua bao nhiêu năm tháng của cuộc đời. Bà viết, viết không cho ai cả, mà bà viết cho chính bà, cho chính những cảm xúc đang dần lan toả cả một trái tim biết khóc, biết giận hờn, đớn đau đón nhận những gì sắp tới, những bưc tường vô hình trong tình yêu, trong cuộc sống:

em quỳ xuống xin em đừng thương tiếc
đớn đau kia không đủ sức nhận hai lần!

  Thơ bà, chính là những dòng tâm sự của một người từng trải, một người vẫn luôn mong chờ một hạnh phúc, một hy vọng bình yên ở phía cuối con đường. Con đường tình yêu. Con đường không bao giờ đẹp và thẳng hàng để hướng đến hạnh phúc, mà trên đó, vẫn tiềm ẩn muôn vàn trắc trở, ghập ghềnh, chỉ có thật sự một tình yêu chân thành mới đủ sức vượt qua chông gai, qua bao nhiêu thử thách. Và đối với nhà thơ, người từng đi trên con đường ấy, đã trải lòng mình ra như muốn bộc bạch với bạn đọc, với những người đã và đang yêu những suy tư thầm kín của mình. Đôi khi, ta bắt gặp nhà thơ trò chuyện với chiếc áo của người yêu, hay những hình ảnh chứa chan biết bao kỉ niệm như chiếc hôn, con đường….và tất cả,chỉ để nhà thơ nói thay lòng mình, nói cho những dòng hồi ức ghi lại vào thơ, những hạnh phúc thoáng qua, và niềm tiếc nuối chờ trông vô vọng… thơ bà âm vang như những nốt nhạc bùi ngùi, gợi nhớ và lưu lại cho đời những phút giây xinh đẹp mà bao giờ, một lần và chỉ có một lần thôi:

“Anh yêu dấu, không thuộc về ta nữa
trái tim em ngày ấy lạc đâu rồi”
 

“Đời chúng mình... tan vỡ một lần thôi
lòng đã hẹp một lần. Yêu đã hết”

 

3.2. Thơ là nỗi niềm trăn trở, hoài niệm về quá khứ

 

Nếu có người từng đọc thơ của ĐTTV từ những sáng tác đầu tay, chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết được, ngoài những bài thơ tình hồn nhiên, mang lại cảm xúc ngọt ngào để động viên chiến sĩ như bài: Con tem quân đội, Nếu không có ngày ba mươi tháng tư….. thơ bà càng về sau lại càng nặng trĩu ưu tư, chất chứa đầy nỗi nhớ về một thời đã qua, về những kỉ ức giờ chỉ còn “vang bóng”:

 

Rồi sẽ có một ngày ta ngoái lại
Bạn bè ơi, khi ấy có còn nhau

 

Xin đừng trách khoảng đời xưa đã lỡ 
Buồn vui ta theo gió giạt phương nào

 

     Sống trên đời, là sống để nhớ, nhớ để sống tốt hơn. Quá khứ là động lực và là cơ sở cho hôm nay, còn hôm nay là nền móng cho những hy vọng mai sau, vì thế, sống với quá khứ là sống với những kí ức tốt đẹp, với những kỉ niệm về tình yêu, tình bạn một thời gắn bó. Với nhà thơ, những hạnh phúc ấy dường như vụn vỡ dưới bàn tay của thời gian, của những hạt sương trắng dần trên mái tóc, nhưng, đấy là những hạt ngọc như được giọt nước “vô thường” rửa cho sạch đi, càng thêm những tiếp xúc và tiếp biến của cuộc đời càng làm cho nó sáng lên và long lanh một màu xanh biếc trong lòng bà. Hy vọng giữa cuộc đời này là sống để đừng quên, để có một nơi tìm về trong quá khứ, có những mất mát đau thương càng làm giàu thêm một bầu tâm hồn thiết tha trong cuộc sống vốn đầy những mất còn và không bao giờ biết được ngày mai:


“Men rượu ấm em nhắp tình xứ sở 
May giữa đời còn chốn để thương nhau 

May giữa đời còn chốn để chiêm bao ...”

 

Và thấp thoáng trong những hoài niệm ấy, có một sự tiếc nuối chưa vơi, về một thời son trẻ, một tình yêu, một hạnh phúc đã xa vời….

 

“Ôi giá như em có được trái tim hờ 
Không biết gọi, không một lần biết nhớ 
Không biết đợi anh về sau cánh cửa 
Không biết nhói lòng khi nhận thóang thờ ơ.”

 

3.3. giọng thơ đầm ấm, ngọt ngào thiết tha và tràn đầy cảm xúc

 

Nhắc đến thơ viết về đề tài tình yêu, khó có nhà thơ nữ nào có thể so sánh với nữ sĩ Xuân Quỳnh. Với Xuân Quỳnh, tình yêu đến thật hồn nhiên và trong trẻo, và ẩn chứa trong ấy một chút gì của sự da diết mong chờ, của một tình yêu không lời giải:

 

Em cũng không biết nữa,

Khi nào ta yêu nhau”

 

“ Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn  thức”

 

    Nhưng với ĐTTV, tình yêu không đẹp như thế. XQ có điều kiện để giãi bày tình yêu, để lý giải một tình yêu không đáp số, nhưng với ĐTTV, tình yêu là một sự mất mát không ngờ, cho đi mãi rồi có bao giờ trở lại, và dẫu trở về cũng có còn là đôi mắt ngày xưa:

“Em quỳ xuống lòng em mặn đắng
xin đừng về, đôi mắt ấm ngày xưa
xin đừng hẹn, thôi xin anh đừng hứa
cỏ dẫu xanh, tất cả vẫn phai nhòa”

  Vì thế, thơ ĐTTV có một giọng buồn da diết. Cái buồn của một con người xa xứ trước đất lạ quê người như cái buồn của một người phụ nữ vừa lạc mất tình yêu, cứ ngỡ trên thế gian không còn ai quen biết:

 

Em chẳng có gì, em chẳng có gì hơn 
Nồng ấm ấy muộn màng ai hiểu hết

 

Trước muôn vàn trắc trở của cuộc đời, liệu tìm đâu ra chút ấm cúng của một tình yêu thật sự có phải là việc dễ dàng? Và chính bản thân nhà thơ cũng đã nhận ra điều này, nên thơ bà đượm buồn, đượm chút u sầu của sự mất mát tiếc thương:

 

Ngõ đời anh xao xác lá vàng rơi 
Em đứng đợi bao mùa, không dám nhặt 
Lá xanh cho người, về với em lá úa 
Lá bây giờ lá của em chưa?


   Đọc thơ ĐTTV, ta còn bắt gặp một giọng điệu thơ ngọt ngào, nhưng vẫn mộc mạc, giản dị, mang cái tầm, cái tâm của lớp người miền Tây hiền hoà, thuỷ chung và dạt dào cảm xúc:

 

Anh của em chưa - câu hỏi đắng tâm hồn 
Em đơn chiếc vỗ về em mấy bận 
Ôi hạnh phúc dẫu phía nào xa thẳm 
Cuối con đường tìm kiếm, vẫn còn anh!

 

Anh đã ồn ào như chỉ biết vô tư 
Chẳng biết nhớ, chẳng biết buồn và chưa hề xao động 
Em nhói buốt nhận ra mình lạc lõng 
Thương trái tim bé bỏng, tội tình!

 

Em uống một mình nhưng làm sao uống giúp cho ai 
Giọt nước mắt ngược dòng tê tái chảy 
Giọt nuớc mắt chỉ riêng em nhìn thấy 
Thôi xin đừng dấu nữa, mến thương ơi!
 

      Cái cảm xúc trào dâng của một người phụ nữ ngọt ngào trong tình yêu ấy đã từng làm cho biết bao con tim rung động. Thơ của bà luôn chạm đến trái tim người đọc theo cách riêng của mình, theo từng dao động cảm xúc của chính bản thân nhà thơ từng trải nghiệm, từng đi qua. Những âm hưởng ngọt ngào của dòng thơ tự do hiện đại không câu thúc về câu chữ khiến cho thơ bà có một vẻ đẹp riêng, dễ dàng đi sâu vào trong lòng người qua những rung cảm chân thật nhất từ chính bản thân nhà thơ.

 

4. TỔNG KẾT CHUNG

Có thể nói Đinh Thị Thu Vân có một hồn thơ hồn hậu, sâu lắng. Những cảm xúc trong thơ bà rất chân thật và mộc mạc, gần gũi với mọi người. Thơ bà còn mang một phong vị ngọt ngào của con người vùng ĐBSCL, rất đậm đà trong những xúc cảm tinh tế và chan chứa nghĩa tình, yêu thương nồng hậu. Đọc thơ bà, ta bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ biết quí trọng từng giây từng phút được sống trong tình yêu, và thấy được một khao khát trước một tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung, son sắt.

   Trần Mạnh Hảo từng viết về thơ Đinh Thị Thu Vân :để thấy trong nồng nàn cay đắng vẫn còn làm mất ngủ cả tàn tro”. Qua đó có thể thấy rằng đến với thơ ĐTTV là đến với một hồn thơ nồng nàn, nhưng cũng không kém phần tha thiết. Đọc thơ bà, có thể nuôi dưỡng lại một tâm hồn luôn biết yêu thương thế nào cho xứng đáng với cuộc sống, với cuộc đời này. Nhờ vào những câu thơ ngọt ngào, không quá xa lạ và đặc biệt, luôn hàm chứa một cảm xúc thật, đầm ấm và trữ tình sâu sắc, tin rằng thơ của Đinh Thị Thu Vân không chỉ mang giá trị cho hôm nay, mà thậm chí có thể đến mai sau, với một tình yêu chân chính bất diệt trong lòng nhà thơ.


 

 

nguon VI OLET