HỌC BẠ

Cùng với các loại sổ khác, học bạ năm nay làm cho các thầy cô đau đầu với nó. Để phần nào giúp các thầy cô có định hướng ghi nhận xét các môn học trong học bạ.Hôm nay mình xin chia sẻ cùng quý thầy cô cách ghi học bạ tiểu học theo thông tư 30.

Trang bìa, trang 1

Thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh

Trang tổng hợp đánh giá học kì 1

- Thầy cô điền các số liệu về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, số ngày nghỉ,có phép, không phép ở học kì 1

I. CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

* CỘT NHẬN XÉT:

1. Đối với học sinh nổi bật, có tiến bộ:

  * Ghi điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong học kì 1 ứng với môn học. Ví dụ:

+ Môn tiếng việt:

Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm,chữ viết đẹp, đều nét.

- Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/ d...

- Viết được câu có đủ thành phần, diển đạt được ý của mình.

- Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát,diễn cảm ( đối với lớp 4,5)

- Viết có tiến bộ nhiều nhất là viết đúng độ cao con chữ.

- Đọc bìa lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.

- Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.

- Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.

+ Môn toán:

Có sáng tạo trong giải toán có lời văn và tính nhanh.

- Thực hiện thành thạo các phép tính, có năng khiếu về tính nhanh.

- Có năng khiếu về giải toán có yếu tố hình học.

- Có tiến bộ hơn trong thực hiện phép tính chia.

- Có tiến bộ hơn về đọc và viết số ( lớp 1)

- Có tiến bộ nhiều trong thực hiện phép tính cộng, trừ.(lớp 1,2)

+ Môn khoa học,Lịch sử và địa lí:

Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ:

- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi

- Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm.

- Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.

Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học

+ MÔN ĐẠO ĐÚC:

Dựa vào mục tiêu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù họp.

-  Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Ngoan ngoãn, yêu thương, chăm sóc ông bà.

- Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.

- Biết áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn.

+ Môn TNXH:

Dựa vào mục tiêu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù họp .

- Hoàn thành nội dung các bài học ở HKI.

- Biết giữ vệ sinh và phòng bệnh cho mình và người khác.

+ Môn thủ cộng:

- Biết gắp được các đồ vật, con vật theo mẫu.

- Có năng khiếu về gắp giấy.

+ Môn kỹ thuật:

- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.

- Vận dụng tốt các mũi thêu vào trong thực hành.

- Biết vận dụng các mũi thêu làm được các sản phẩm yêu thích.

2. Đối với học sinh còn hạn chế của môn học:

* Giáo viên ghi những nội dung chưa hoàn thành của môn học cần được khắc phục.

Cột điểm KTĐK:

- Ghi điểm kiểm tra định kỳ cuối HKI đối với những môn học đánh giá bằng điểm số.

II. CÁC NĂNG LỰC:

Đánh dấu X vào ô đạt hoặc chưa đạt. Nếu đánh dấu X vào ô đạt thì các năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề không có hạn chế.

* Tự phục vụ, tự quản: Gợi ý

- Chấp hành nội quy lớp học, tự hoàn thành công việc được giao.

- Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàn sạch sẻ.

- Biết gìn giữ vệ sinh thân thể, ăn, mặt hợp vệ sinh.

- Bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà phù hợp.

- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.

* Giao tiếp, họp tác: Gợi ý

- Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.

- Biết lắng nghe người khác, biết chia chia sẽ giúp đở với bạn bè.

- Biết chia sẽ với mọi người,ứng xử thân thiện.

- Trình bày rõ ràng ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi.

* Tự học và giải quyết vấn đề:

- Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.

- Biết phối hợp bạn khi làm việc trong nhóm, lớp.

- Biết chia sẽ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

- Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bà, thầy cô hoặc người khác.

- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập trong cuộc sống.

- Biết tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.

III. CÁC PHẨM CHẤT:

* Chăm học, chăm làm tích cực tham gia hoạt động giáo dục:

- Đi học đều đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn.

- Chăm làm việc nhà giúp đở cha, mẹ.

- Tích cực tham gia hoạt động động ở trường và ở địa phương.

- Tích tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng.

* Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

- Nhận làm việc vừa sức mình.

- Tự chịu trách nhiệm về các việc làm không đổ lỗi cho người khác.

- Sẵn sàn nhận lỗi khi làm sai.

* Trung thực, kỷ luật, đoàn kết: Nói thật, nói đúng về sự việc:

- Không nói dói, không nói sai về người khác.

- Tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa, nhường nhịn bạn.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.

- Không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công.

- Biết giúp đở, tôn trọng mọi người, quý trọng người lao động.

- Yêu gia đình, bạn và những người thân.

- Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em.

- Kính trọng người lớn, biết ơn thầy, cô giáo; yêu thương, giúp đở bạn.

- Tích cự tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dậy trường, lớp.

- Bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường.

- Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiến ở địa phương.

THÀNH TÍCH NỖI BẬT/ NHỮNG ĐIỀU CẦN KHẮC PHỤC GIÚP ĐỞ:

Ghi lại các thành tích nỗi bật hoặc những điều lưu ý học sinh cần phải khắc phục về các mặt hoạt động giáo dục ở HKI. đồng thời ghi rõ nhiệm vụ giáo dục ...... ví dụ:

- Có tiến độ nhiều về kỹ năng độc. cầm phát huy ở HKII.

- Cần phát âm và viết đúng chính tả những chữ có phụ âm  r/v ở HKII.

KHEN THƯỞNG:

Ghi lại những thành tích mà HS đạt được ở HKI

- Khen thưởng phong trào ghi: Đạt giải ... ; phong trào gì ... ; cấp ... ;

+ Khen thưởng về các môn học:

- Hoàn thành tốt nội dung học, các môn học; hoàn thành tốt nội dung học tập.

Môn toán, hoàn thành tốt nội dung học tập, môn khoa học và môn âm nhạc; có tiến bộ vượt bật trong học tập môn tiếng việt; có sáng tạo say mê học tập học tập môn mỹ thuật ...;

+ Khen thưởng về năng lực phẩm chất:

- Có tiến bộ vượt bật trong giao tiếp; có thành thích nỗi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; luôn nhiệt tình giúp đở bạn trong học tập.

 

 

 GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN THEO TT30

 

1/ Dùng để ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục hàng tháng

a. Môn học và hoạt động giáo dục:

* Đối với HS không có hạn chế, hoàn thành các môn học (có thể chọn một trong các ý sau)

- Nắm vững kiến thức các môn học và vận dụng có hiệu quả

- Hoàn thành các nội dung môn học.

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.

- Hoàn thành các yêu cầu của nội dung chương trình các bài học trong tháng.

*Đối với học sinh còn hạn chế, chưa hoàn thành các môn học( có thể chọn một trong các ý sau )

- Giáo viên nêu hạn chế của HS, sau đó đưa ra biện pháp hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ phải hướng về GV.

Ví dụ: chưa nắm chắc mối quan hệ giữa dm và cm. Hướng dẫn HS nhớ lại 1dm=..........cm.

- Đọc còn chậm ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. Tăng cương luyện đọc ở các tiết bộ môn.

- Viết chính tả còn sai nhiều lỗi, trình bày chưa đẹp.Tăng cường luyện viết ở các tiết bộ môn.

- Thực hiện chưa thành thạo các phép tính chia. Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách thực hiện phép chia đã học.

*Tùy theo hạn chế của HS mà GV đưa ra biện pháp hỗ trợ cho phù họp.

b.Năng lực:

ối với HS không có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau ):

- Có ý thức tự phục vụ, tự học,mạnh dạn khi giao tiếp.

-Chấp hành nội quy lớp học,ứng xử thân thiện.

-Biết giữ gìn sách vở cẩn thận,có sự tiến bộ trong giao tiếp.

-Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập,biết chia sẻ cùng bạn.

-Bố trí thời gian học tập phù họp, tích cực giúp đỡ bạn, có ý thứ tự học.

 

 

GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN

THEO THÔNG TƯ 30

Chào quý thầy cô!

Để giúp quý thầy cô thuận lợi hơn trong việc ghi lời nhận xét thường xuyên của HS vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Hôm nay xin gợi ý một số lời nhận xét thường xuyên theo thông tư 30. Đây chỉ là những gợi ý mang tính tham khảo nên tùy theo tình hình thực tế của lớp học mà thầy cô ghi lời nhận xét cho phù họp.

1/Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Nhận xét:

a.Môn học và hoạt động gióa dục (kiến thức, kỹ năng)

*Đối với học sinh không có hạn chế,hoàn thành các môn học(có thể chọn 1 trong các ý sau)

-Nắm vững kiến thức các môn học và vận dụng có hiệu quả.

-Hoàn thành nội dung các môn học.

-Hoàn thành các nội dung  chương trình của từng bài trong tháng.

-Hoàn thành các yêu cầu của nội dung chương trình các bài học trong tháng.

*Đối với học sinh còn hạn chế,chưa hoàn thành các môn học (cs thể chọn 1 trong các ý sau)

-GV nêu hạn chế của HS, sau đó đưa ra biện pháp hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ phải hướng về giáo viên.

Ví dụ:Chưa nắm chắc mối quan hệ giữa dm và cm. Hướng dẫn HS nhớ laij1dm=......cm.

-Đọc còn chậm,ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. Tăng cường luyện đọc ở các tiết bộ môn.

-Viết chính còn sai nhiều lỗi, trình bày chưa đẹp.Tăng cường luyện viết ở các tiết bộ môn (hay buổi thứ hai)

-Thực hiện chưa thành thạo các phép tính chia.Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách thực hiện phép chia đã học.

*Tùy theo hạn chế của học sinh mà giáo viên đưa ra biện pháp hỗ trợ cho phù hợp

b)Năng lực:

*Đối với HS không có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau)

-Có ý thức tự phục vụ, tự học, mạnh dạn khi giao tiếp.

-Chấp hành nội quy lớp học, ứng xử thân thiện.

-Biết giữ gìn sách vở cẩn thận, có sự tiến bộ trong giao tiếp.

-tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập,biết chia sẻ cùng bạn .

-Bố trí thời gian học tập phù họp, tích cực giúp đỡ bạn,có ý thức tự học.

*Đối với HS còn hạn chế(có thể chọn 1 trong các ý sau).

-Còn rụt rè, cần tạo điều kiện để HS phát biểu ý kiến nhiều hơn.

-Chưa giữ gìn tập sách cẩn thận.Kiểm tra hàng ngày nhắc nhở học sinh bao bìa tập sách.

-Chưa chấp hành nội quy lớp học. Cho HS đọc lại nội quy lớp vào đầu buổi học và giải thích để HS hiểu.

c)Phảm chất:

-Đi học đều, đúng giờ, biết nhận lỗi khi sai,nhường nhịn bạn.

-Tích cực tham gia các hoạt động học tập, tôn trọng mọi người, biết nêu ý kiến của mình.

-chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ , không nói dối, tự chịu trách nhiệm.

-Có ý thức làm đẹp trường lớp,giữ lời hứa, mạnh dạn bày tỏ ý kiến.

-Tự tin trong học tập, trung thực,đoàn kết, yêu quý bạn bè.

*Đối với học sinh còn hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau )

-Chưa có ý thức giữ vệ sinh trương  lớp . Thường xuyên nhắc học sinh bỏ rác đúng nơi quy định.

-Hay đi học trễ. Nhắc học sinh đặt đồng hồ báo giờ đi học.

-Ít tham gia các hoạt động tập thể. Động viên, tạo điều kiện để HS tham gia các phong trào của lớp.

2) Đối với GV bộ môn :

a.Âm nhạc:

a.1.Môn học và hoạt động GD(kiến thức, kỹ năng)

*Đối với HS và không có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau)

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.

+Hoàn thành các nội dung của môn học. Mạnh dạng,tự tin thể hiện bài hát rất hay.

+Hát đúng lời các bài hát, biết kết hợp vận động phụ họa.

+Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng. Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

+Hoàn thành các nội dung của môn học. Hát đúng giai điệu và cảm thụ âm nhạc tốt.

+Đối với HS có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau)

+Hát còn chưa rõ lời bài hát.Nhắc HS tập trung nghe cô giáo và các bạn hát đẻ cho rõ lời.

+Các động tác phụ họa chưa phù họp với nội dung bài hát. Thường xuyên cho học sinh lên minh họa bài hát cùng bạn.

+Hát đúng giai điệu lời ca của các bài hát nhưng gõ đệm theo bài hát theo nhịp chưa chính xác.

+Hướng dẫn học sinh đọc và gõ đệm cùng với bạn bên cạnh.

b.Môn mĩ thuật:

b.1.Môn học và hoạt động giáo dục (kiến thức, kĩ năng )

*)Đối với HS không có hạn chế (có thể chọn một trong các cách sau )

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Rất sáng tạo trong vẽ tranh đề tài.

+Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.Biết cách quan sát mẫu và thể hiện tốt bài vẽ.

+Hoàn thành các nội dung của từng bài  trong tháng.Hình vẽ đẹp, cân đối.Màu sắc tươi vui, có đậm nhạt.

*)Đối với HS có hạn chế (có thể chọn 1 trong các cách sau )

+Chưa phân biệt được sắc độ đậm nhạt.chưa chú ý lắng nghe GV và các bạn nêu cách nhận biết ba sắc độ của màu. Hướng dẫn riêng bằng hình mẫu cụ thể để HS nhớ lại ba sắc độ đậm nhạt.

+Chưa biết vẽ tranh theo đề tài. Chưa tập trung trong nhóm vẽ để cùng bạn hỗ trợ lẫn nhau. Phân công thường xuyên làm nhiệm vụ  trong nhóm.

+Chưa quan sát kĩ mẫu để vẽ đúng hình dáng chung của mẫu.Hướng dẫn HS phát họa chungmaaux vẽ trước khi vẽ chi tiết.

+Chưa vẽ được các họa tiết phong phú và vẽ cân đối. Cho

HS xem nhiều các mẫu vẽ họa tiết khác nhau.

c.Môn tin học:

c.1.Môn học và hoạt động giáo dục (kiến thức, kĩ năng )

*)Đối với HS không có hạn chế (có thể chọn 1 trong các cách sau )

+hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng.Thao tác tốt với bàn phím.

+Hoàn thành các nội dung chương trình của từng trong thánh.Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.

+Hoàn thành các nội dung của môn học  trong tháng. Sử dụng thành thạo chuột máy tính.

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng.Gõ đúng, nhanh các từ trong văn bản.

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng.Biết mở một số ứng dụng trong bài học .

+Hoành thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.Sử dụng t bàn phím nhanh nhẹn và linh hoạt.

*)Đối với HS có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau )

+Thực hiện đánh văn bản còn chậm, chưa chính xác. Hướng dẫn lại cách đặt các ngón tay trên bàn phím cho đúng.

+Chưa vẽ dược các hình trong paint.Hướng dẫn lại từng bước cách vẽ hình trong paint bằng hình ảnh trực quan.

d.Môn thể dục:

d.1.Môn học và hoạt động dục ( kiến thức, kĩ năng giáo)

*)Đối với học sinh không có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau )

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Thực hiện thành thạo các bài thể dục phát triển chung.

+Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng. Thực hiện tốt các động tác đều.

+Hoàn thành các nội dung của môn học trong tháng.Biết cách chơi và thích thú khi tham gia trò chơi

+Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng.Thực hiện tốt đội hình đội ngũ.

*) Đối với HS có hạn chế (có thể chọn 1 trong các ý sau )

+ Chưa đi đều theo đúng nhịp. Hướng dẫn lại cách đi đều theo nhịp đếm kèm hình ảnh minh họa.

+Thực hiện chưa đúng quay đằng sau.Hướng dẫn HS xác định kĩ hướng quay.

 

GỢI Ý GHI NHẬN XÉT THÁNG

 

1.Từng bài (hướng dẫn như trên )

2.Trang nhận xét từng HS.

1.Chiều cao cân nặng sức khỏe: ghi thời điểm KT sức khỏe đầu năm.

2.Số ngày nghỉ...có phép, không phép (GV ghi ngày nghỉ HS đó vào kế hoạch tháng trong sổ chủ nhiệm, học kì 1 ghi vào sổ học bạ; cuối năm tập ghi vào sổ theo dõi CLGD và Học bạ.

3.Ghi nhận xét tháng: GV căn cứ vào CKTKN, HD điều chỉnh ND DH để đưa ra nhận xét (Từ tháng thứ đến tháng thứ 10); sở GD&ĐT Hải Dương chỉ đạo tháng 2, tháng 3 trong năm học ghi gộp lại tháng 2+3.Như vậy GV chỉ phải ghi 9 tháng,từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 9, tháng thứ mười để trống.

- Giáo viên dạy môn nào ghi nhận xét môn đó.

-Trường hợp 2 GV ( GV chủ nhiệm và  đầu việc, dạy chuyên ) cùng dạy một môn ( GV chuyên dạy một số phân  môn của môn tiếng việt, dạy tiết (t) thì có sự trao đổi giữa 2 GV này và GV dạy chính (GV chủ nhiệm ) là người ghi nhận xét.

-Cuối mỗi tuần Gvđịnh hình ghi nhận xét học sinh mình dạy, có biện pháp hướng dẫn HS đó để giúp các em học tốt hơn.

-Cuối mỗi tháng GV ghi vào nhận xét tháng (theo 3 ý mỗi tháng trong sổ ): GV ghi ngắn gọn:

a) Kiến thức kĩ năng nổi bật của HS đó.

-Giải pháp để giúp HS thời gian tới học tốt hơn ( không nhất thiết phải ghi tồn tại vì qua giải pháp của GV thì cũng thấy được tồn tại của HS đó là gì?

*/ Ghi giải pháp (trong nhận xét ) trong sổ TDCLGD khác với cách đưa ra giải pháp khi nhận xét HS ở lớp.

Trong số GV đưa ra cho mình, còn giải pháp trên lớp là hướng dẫn trực tiếp  HS đó.

a) Năng lực (có thể chọn 3 hoặc 1 ý nổi bật, linh hoạt thay đổi nhận xét trong các tháng liền kè nhau )

c) Phẩm chất : Tương tự

 

Gợi ý ghi NX một số trướng họp trong một tháng.

Tháng thứ hai

Học sinh A (Hoàn thành tốt các môn học)

a) Môn học và hoạt dộng giáo dục ( KT,KN )

-Viết đúng, đẹp các biiaif chính tả; viết văn tả cảnh có cảm xúc.

-Hoàn thành các nội dung bài về các phép tính với phân số, hỗn số, chuyển đổi các đơn vị đo.

-HS có trách nhiệm về việc làm cuả mình; có ý chí vượt khó.

b) Năng lực: Ham học hỏi, mạnh dạn, tự tin hòa đồng với các bạn.

c) Phẩm chất: Trung thực, đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người .

Học sinh B (Chưa hoàn thành nội dung ở một số bài học)

a) Môn học và HĐGD (KT, KN)

-viết chữ rõ ràng; hướng dẫn phân biệt tiếng có âm đầu như : n/l, s/x.

-Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số; hướng dẫn HS giải bài toán quan hệ tỉ lệ.

-Biết được biểu hiện cơ bản của người có ý chí .

b) Năng lực: Đã mạnh dạn hơn song còn rụt rè trước đám đông; cho HS phát biểu nhiều hơn.

c) Phẩm chất: Biết quan tâm mọi người; còn vứt rác bừa bải. Nhắc nhở thường xuyên ý thức giữ vệ sinh trường lớp.

1.2.Sổ theo dõi chất lượng giáo dục dành cho giáo viên bộ môn:

Giáo viên bộ môn có sổ theo dõi chất lượng giáo dục riêng. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn có thể ghi 3 môn. Một giáo viên dạy 3 môn cho 1 lớp thì có thể dùng một cuốn sổ. GV dạy môn âm nhạc- dạy 15 lớp thì phải có 15 cuốn sổ theo dõi chất lượng giáo dục của 15 lớp đó.

Như vậy, một lớp học có thể có nhiều sổ theo doixchaats lượng giáo dục.

*Lưu ý: Trường hợp HS có sự thay đổi lớn ở 2 tháng liền kề  thì có thể linh hoạt không ghi nhưng không để trống 3 tháng liền.

2) Học bạ: Mỗi năm học có 4 trang; 2 trang ghi tổng hợp đánh giá cuối học kì 1và 2 trang ghi tổng hợp đánh giá cá nhân. Như vậy, một năm học là 4 trang, khác với thông tư 32 là 2 trang.

1. GVCN là người ghi học bạ .

2. Cuối năm học sẽ có một số trường hợp xảy ra:

-Đối với HS đủ điều kiện hoành thành chương trình lớp học/ tiểu học GVCN ghi ngay thời điểm đó- HT k

-Đối với HS chưa đủ điều kiện Hoàn thành chương trình lớp học / tiểu học thì chưa ghi kết quả đó vào học bạ . Học sinh này được giáo viên giúp đỡ để học sinh đó hoành thành ghi kết quả tương ứng với quyết định của Hiệu trưởng là hoành thành chương trình lớp học / tiểu học hoặc chưa hoành thành chương trình lớp học /tiểu học.

-Giúp đỡ HS đó vẫn chưa hoành thành , trình hiệu trưởng , hiệu trưởng quyết định HS đó hoành thành chương trình lớp học /tiểu học chưa hoành thành chương trình lớp học / tiểu học .

+Nếu HT quyết định chưa hoành thành lớp học / tiểu học . Khi đó GV ghi vào học bạ.

+Nếu HT quyết định lên lớp thì có sự bàn giao  giữa GV năm học đó với giáo viên nhận học sinh tiếp theo- GV nhận  có nhiệm vụ tiếp tục hướng dẫn HS đó tiếp tục hoàn thành chương trình lớp học / tiểu học. GV dó ghi vào học bạ.

3. Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có ): Phiếu này có thể sử dụng 2 trong 1.Vừa sử dụng để liên lạc như hiện nay vừa để phụ huynh tham gia đánh giá con mình.

 

Gợi ý một số nội dung ghi học bạ tiểu học theo thông tư 30

Cùng với các loại sổ khác, học bạ năm nay đã làm cho thầy cô đau đầu với nó. Để phần nào giúp thầy cô hương ghi nhận xét các môn học trọng học bạ. Hôm nay mình xin chia sẻ cùng quý thầy cô cách ghi học bạ theo thông tư 30.

Trang bìa, trang 1.

Các thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

Trang tổng hợp đánh giá cuối học kì l

 

 

nguon VI OLET