TUẦN 9

Thứ ba  ngày 13 tháng 10 năm 2015

Tiết 3                                   Hoạt động ngoài giờ lên lớp 

CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BÈ BẠN

 

Tiết 17:                             TIỂU PHẨM: “ Chú lợn nhựa biết nói ”

 

I. Mục tiêu:

- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn

II. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng tổ chức hoạt động:

- Quy mô: Tổ chức theo lớp học.

- Địa điểm: Lớp học

- Thời điểm: Tổ chức vào một buổi trong tuần.

- Thời lượng: 30 - 35 phút.

III. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

- GV giáo dục hs  có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn

2. Hình thức:

- Tổ chức theo lớp. Trao đổi về những tấm gương biết quan tâm giúp đỡ bạn

IV. Tài liệu và phương tiện:

- Kịch bản: “ Chú lợn nhựa biết nói ”.

- Con lợn bằng nhựa.

- Tranh ảnh về các hoạt động từ thiện của lớp, của trường.

V. Các bước tiến hành:

* Hoạt động 1: Chuẩn bị

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung

- Trước 1 tuần GV phổ biến:

+ Mỗi tổ nhận kịch bản “ Chú lợn nhựa biết nói ”

+ Các tổ tiến hành xung phong sắm vai một trong các nhân vật trong tiểu phẩm

+ Lớp chuẩn bị một con lợn nhựa

+ Cử người điều khiển chương trình

Để tiết sinh hoạt tới chúng ta sẽ thi luyện đọc trình diễn tiểu phẩm

* Hoạt động 2: HS trình diễn tiểu phẩm và tìm hiểu nội dung

- Cho em điều khiển chương trình tuyên bố lý do và thông qua chương trình

- GV cung cấp kịch bản cho 4 nhóm

- Cho các tổ đọc phân vai trong nhóm

+ Khuyến khích HS giọng đọc rõ ràng, phù hợp với nhân vật

- GV cho từng nhóm lên thi đọc trước lớp

- Cho HS chọn bạn có giọng đọc mình thích nhất

- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm:

+ Bạn Sơn đã nuôi lợn nhựa bằng cách nào?

+ Sơn đã dùng tiền tiết kiệm nuôi lợn nhựa làm gì?

+ Bạn hãy chọn người trình diễn hay ? Vì sao ?

* Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá :

- GV khen ngợi tinh thần tập thể của cả lớp đã cùng tham gia tập với các bạn có ý thức luyện đọc phân vai

- Thông qua những lần tập luyện này, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn và thông minh hơn khi biết kết hợp điệu bộ cùng với lời nói phù hợp với các nhân vật trong tiểu phẩm.

- Bạn Hoàng Sơn trong tiểu phậm thật đáng quí, lớp mình hãy học bạn Sơn “ nhà nhà nuôi lợn nhựa nhé!”

Chúc các em hãy chăm sóc tốt chú lợn nhựa của mình.

VI. Đánh giá rút kinh nghiệm:

- Đánh giá kết quả sau hoạt động

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi.

 

==========================*****==========================

Thứ năm  ngày 8 tháng 10 năm 2015

Tiết 2                                   Hoạt động ngoài giờ lên lớp 

CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BÈ BẠN

Tiết 18:                   THI HÁT CÁC BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG

 

I. Mục tiêu:

-      Thi hát các bài hát truyền thống nhằm GD HS :

-      Biết thưởng thức , biết các bài hát ca ngợi trường lớp, thầy cô ,bạn bè…

-      Yêu văn nghệ ,phấn khởi ,lạc quan ,yêu trường lớp.

II. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng tổ chức hoạt động:

- Quy mô: Tổ chức theo lớp học.

- Địa điểm: Lớp học

- Thời điểm: Tổ chức vào một buổi trong tuần.

- Thời lượng: 30 - 35 phút.

III. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

-      Hát các bài hát truyền thống do nhà trường qui định.

2. Hình thức hoạt động :

-      Thi hát các bài hát giữa các tổ.

-      Thi tiết mục tự chọn

IV. Tài liệu và phương tiện:

1. Phương tiện :

-      Những bài hát truyền thống.

-      Tặng phẩm dễ thương .

2. Tổ chức :

-      GV phổ biến cho cả lớp về yêu cầu , nội dung.

+     Từng tổ chuẩn bị thi.

+     Người điều khiển chương trình.

+     BGK ( mỗi tổ 1 HS )

+     Biểu diễn

V. Các bước tiến hành:

+ Hát tập thể bài : Em yêu trường em

-      Người dẫn chương trình tuyên bố lý do .

+  Phần hoạt động :

*Hoạt động 1 : Thi hát đồng đội giữa các tổ .

-      Từng tổ trình bày bài hát truyền thống ,BGK nhận xét.

+     Đúng nội dung chủ đề : được thưởng ( hoặc khen cả lớp vỗ tay).

+     Hát hay , đúng             : được tuyên dương .

+     Tác phong                    : được đánh giá tốt (khen) .

-      Đại diện các tổ bốc thăm biểu diễn : Mỗi tổ 2 tiết mục , thư ký ghi lên bảng . Tổ nào được khen nhiều nhất tổ đó thắng .

*Hoạt động 1 : Tiết mục tự chọn

-      Mỗi tổ biểu diễn một tiết mục ( cá nhân hoặc nhóm )

-      Các tổ lần lượt biểu diễn.

-      BGK nhận xét ,thư ký ghi lại.

* Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá :

- Người điều khiển nhận xét công bố két quả .

- Khen ngợi và giáo dục học sinh biết gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc .

VI. Đánh giá rút kinh nghiệm:

- Đánh giá kết quả sau hoạt động

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi.

 

==========================*****==========================

nguon VI OLET