Họ và tên SV: Nguyễn Hồng Nguyên
Tuần:…………………………….
Ngày dự kiến tập: ………………
Tiết:……………………………..
Lớp: 11A11
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

I. MỤC TIÊU: HS nắm được
1. Về kiến thức:HS hiểu được
- Nắm được các khái niệm cơ bản: điểm, đường thẳng, mặt phẳng, nắm được tính liên thuộc điểm, đường thẳng, mặt phẳng và hình biểu diễn của một không gian.
- Nắm được các tính chất và dùng các tính chất để chứng minh một số tính chất của hình học không gian.
- Phương pháp tiên đề trong việc xây dựng hình học không gian.
- Cách xác định mặt phẳng, khái niệm hình chop, hình tứ diện.
- Các quy trình tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm giữa đường và mặt, chứng minh ba điểm thẳng hàng.
2. Về kĩ năng:
- Biết biểu diễn đúng điểm, đường thẳng, mặt phẳng, các hình không gian.
- Xây dựng được mô hình hình học bằng vật liệu tự chọn (giấy, tre,..).
- Vận dụng được các quy trình, các khái niệm vào việc giải bài tập.
3. Về tư duy, thái độ:
- HS tích cực tham gia vào bài học, có tinh thần hợp tác, rèn luyện tư duy logic, thấy được toán học có ứng dụng quốc tế.
- Biết quy lạ về quen, qua bài học thấy được sự cần thiết của toán học đối với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV:Bảng phụ, thước kẻ, các mô hình, đọc kĩ cách sử dụng bộ môn học hình học bằng phương pháp tiên đề, phiếu học tập.
2. HS:Xem bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên, xem lại các kiến thức về các phép biến hình và vị trí tương đối của hai đường thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở, GV nêu ví dụ, HS áp dụng.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Ổn định tổ chức tại lớp.
- Giới thiệu Đại cương chương II:
Trước đây chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của những hình nằm trong mặt phẳng. Môn học nghiên cứu các tích chất của hình nằm trong mặt phẳng được gọi là Hình học phẳng. Trong thực tế, ta thường gặp các vật như: hộp phấn, kệ sách, bàn học…là các hình trong không gian. Môn học nghiên cứu các tính chất của các hình trong không gian được gọi là Hình học không gian.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (20 phút)
Hoạt động 1: Khái niệm mặt phẳng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Giới thiệu một số hình ảnh của mặt phẳng.
Giới thiệu khái niệm mặt phẳng.
?1: Hình biễu diễn của mặt phẳng là gì?




?2: Cách kí hiệu mặt phẳng.

?3: Cho một vài ví dụ thực tế về hình ảnh của mặt phẳng.
HS quan sát hình ảnh thực tế.
Mặt phẳng không có bề dày không có giới hạn:

/


/

Kí hiệu: mp (P) hoặc (P) hoặc mặt phẳng (P).

HS phát biểu.


Hoạt động 2: Điểm thuộc mặt phẳng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

?1: Các điểm nào thuộc mặt phẳng (Chiếu hình)
Nêu một số mô hình thực tế: Điểm thuộc mặt phẳng, và điểm không thuộc mặt phẳng.
?2: Biểu diễn đường thẳng d có điểm A thuộc mặt phẳng (P) và điểm B không thuộc mặt phẳng (P).






?3: Cách kí hiệu điểm thuộc mặt phẳng, và điểm không thuộc mặt phẳng.

HS phát biểu.

HS quan sát và rút ra kiến thức.

HS biểu diễn:
/


Kí hiệu:
: Điểm A thuộc mp (P).
: Điểm A không thuộc mp (P).


Hoạt động 3: Hình biểu diễn của một hình không gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

?1: Biểu diễn hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên mặt phẳng.





?2: Yêu cầu HS biểu diễn hình tứ diện ( sử dụng mô hình) hoặc hình chóp.




?3: Hình tứ diện, hình hộp chữ nhật có mấy mặt.

?4: Thực hiện hoạt động 1.


?5: Nhận xét về mối quan hệ giữa các đỉnh, các đường thẳng trong thực tế và hình vẽ.

Giới thiệu quy tắc biểu diễn một hình trong không gian
nguon VI OLET