Ngày soạn: 09/01/2021
Ngày dạy: 16/01/2021
Tiết 15

Chương II. GÓC
§1. NỬA MẶT PHẲNG

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:- Chỉ ra được hình ảnh mặt phẳng, trong thực tế.
- Phát biểu được khái niệm nửa mặt phẳng, làm quen với cách phủ nhận một khái niệm.
- Nhận biết được tia nằm giữa hai tia thông qua hình vẽ.
2. Về kĩ năng:- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng.; Biết vẽ tia nằm giữa hai tia.
3. Thái độ: Có lòng yêu thích, say mê môn toán.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
-Năng lực:năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: tự lập, tự chủ.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC.
-Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
-Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
-Phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, bảng.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: tài liệu, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ,kéo, 1 tờ giấy A4.
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung:
HĐ KHỞI ĐỘNG

Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng

-Giới thiệu về mặt phẳng: Biểu tượng mặt phẳng là trang giấy, mặt bảng. Chúng ta đã vẽ nhiều đường thẳng, nhiều điểm trên trang giấy. Những biểu tượng đó hàm ý nói: Trong hình học phẳng, mặt phẳng là hình cho trước, là tập hợp điểm trên đó ta nghiên cứu hình nào đó (đường thẳng, đoạn thẳng, tia, góc, …) Mỗi hình này là 1 tập hợp con của mặt phẳng.Mặt phẳng là hình cơ bản, không định nghĩa. Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía.

2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Tiết 15§1. NỬA MẶT PHẲNG

+ Khởi động

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về mặt phẳng.
- GV: Vẽ một đường thẳng a trên trang giấy. Gấp đôi trang giấy theo đường thẳng a rồi dùng kéo cắt dọc theo đường thẳng bị gấp, ta nhận thấy điều gì?
- GV: Khi đó ta được hai phần riêng biệt của mặt phẳng: phần chứa kẻ chéo, và phần không có kẻ chéo. Mỗi phần mặt phẳng riêng biệt đó cùng với đường thẳng a được gọi là một nửa mặt phẳng có bờ a.
- GV: Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a ?
- GV: Nhận xét, chính xác hóa:
Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Giới thiệu : Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- GV:Để phân biệt hai nửa mặt phẳng chung bờ a người ta thường đặt tên cho nó.
Giới thiệu cách gọi tên nửa mặt phẳng:
- Treo bảng phụ vẽ hình 72/SGK/72.
- GV:
+ Hai mặt phẳng ( I) và (II ) là hai nửa mặtphẳng đối nhau có bờ là đường thẳng a.
+GV giới thiệu các cách gọi tên khác nhau của nửa mặt (I) và (II)
+ GV gọi học sinh đứng tại chỗ nêu cách cách đọc tên nửa mặt phẳng (I) và (II)
- GV hỏi:
+ Vị trí của hai điểm M, N so với đường thẳng a?
+ Vị trí của ba điểm N, P so với đường thẳng a?
+ Vị trí của ba điểm N, P so với đường thẳng a?
- Củng cố:Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 người làm bài 1 trong PBTtrong vòng 4’.
- Gọi một số nhóm đọc đáp án các ý a/; b/.
- GV gọi một HS lên bảng vẽ hình phần c/
- GV: Ở chương I, ta được biết đến khái niệm một điểm nằm giữa hai điểm, ở chương này ta sẽ được tìm hiểu khái niệm tia nằm giữa hai tia.

- HS lấy ví dụ: mặt bàn, trần nhà, mặt đá hoa, mặt tấm kính, mặt hồ phẳng lặng,....
- HS: Mặt phẳng trang giấy bị chia ra thành hai phần riêng biệt.













- HS trả lời.

-HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.




nguon VI OLET