BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
Tiết thứ 1
Ngày soạn: 2/9/2021
Lớp 7A. Ngày dạy: 3/9/2021 Lớp 7B. Ngày dạy:3/9/2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của động vật thể hiện ở số loài, môi trường sống, hình dạng, kích thước...
2. Năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày quan điểm, thảo luận đưa ra ý kiến chung của nhóm.
- Năng lực kiến thức sinh học: vận dụng kiến thức sinh học để bảo vệ sự đa dạng của động vật.
- Năng lực tự học: hình thành lòng say mê học hỏi, năng lực độc lập suy nghĩ, ý thức tự giác học tập.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Trong quá trình báo cáo kết quả học tập.
- Trách nhiệm: Trong việc tham gia học tập trên lớp và học tập ở nhà.
- Chăm chỉ học tập bộ môn, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của động vật, chống ô nhiễm môi trường; Yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, hình ảnh, video về thế giới động vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Cho hs xem video về thế giới động vật và đưa ra cảm nhận.
- HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức, dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
Họat động của GV và HS
Sản phẩm

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H1.1- 2 SGK tr.5,6 và trả lời câu hỏi:
- Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?
- Hãy kể tên loài động trong:
+ Một mẻ kéo lưới ở biển.
+ Tát 1 ao cá.
+ Đánh bắt ở hồ.
+ Chặn dòng nước suối ngâm?
- Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu?
- Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bày ong, đàn bướm, đàn kiến?
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
- Yêu cầu nêu được:
+ Dù ở biển, hồ hay ao cá đều có nhiều loại động vật khác nhau sinh sống.
+ Ban đêm mùa hè thường có 1 số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, phát ra tiếng kêu
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- GV mở rộng: Ví dụ: Gà nuôi có tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn đang sống ở vùng nhiệt đới. Gà nuôi được biến đổi rất nhiều về màu lông, kích thước, chiều cao... khác xa so với tổ tiên của chúng.
1. Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
- Thế giới động vật rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể trong loài.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, hoàn thành bài tập. Điền chú thích.
- HS tự nghiên cứu hoàn thành bài tập.
GV cho HS thảo luận rồi trả lời.
- Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
- Nguyên nhân nào khiến ĐV ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới nam cực?
+ ĐV nước ta có đa dạng và phong phú không, tại sao?
- HS vận dụng kiến thức đã có, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp lớp mỡ dưới da dày: giữ nhiệt.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh năm, thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp.
+ Nước ta ĐV phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

2. Sự đa dạng về môi trường sống.
- Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi
nguon VI OLET