SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT

Câu 1. Nhúng một lá sắt nặng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lít của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là:

A 1,8 M  B. 1,75 M  C. 2,2 M  D. 2,5 M

Câu 2. Nhúng thanh sắt vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M. Đến khi phản ứng kết thúc thì thấy khối lượng thanh sắt

A tăng 0,08 gam B. tăng 0,80 gam C. giảm 0,08 gam D. giảm 0,56 gam

Câu 3. Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy ra đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là

A. 1,9990 gam.  B. 1,9999 gam  C. 0,3999 gam.  D. 2,1000 gam.

Câu 4. Cho 11,2gam Fe tác dụng với 500ml dd AgNO3 1M đến phản ứng kết thúc thu ddA và chất rắn (B). Khối lượng chất rắn B là:

 A. 1,6gam  B. 27gam  C. 3,2gam  D 54gam

Câu 5. Cho 3,08 gam Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 11,88 g  B. 16,20 g  C. 18,20 g  D. 17,96 g

Câu 6. Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 gam AgNO3. Khi phản ứng  hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu gam?

A. 1,12 gam  B. 4,32 gam  C. 6,48 gam  D 7,84 gam

Câu 7. Ngâm 15gam hỗn hợp Fe và Cu và dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được 16gam chất rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗI kim loạI trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 53,34% và 46,66%    B 46,66% và 53,33%  C. 40% và 60%  D. 60% và 40%

Câu 8. Cho 1,4 gam kim loại X tác dụng  hết với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hóa +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X đề bài cho là


A. Mg   B. Zn   C Fe   D. Ni


Câu 9. Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 gam muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đề bài cho là


A Fe   B. Zn   C. Cu   D. Al


Câu 10. Hòa tan 14,93gam kim loại R bằng axit H2SO4 đặc nóng, thu được 8,96lit khí SO2 (đkc). Kim loạI R là:


A. Mg   B. Al   C Fe   D. Cu


Câu 11. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là


A. 0,56   B 1,12   C. 5,60   D. 11,2


Câu 12. Hoà tan 6,72 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì được 0,18 mol SO2 . Kim loại M  là


A. Cu    B Fe   C. Zn   D. Al


Câu 13. Oxi hoá hoàn toàn 21 gam bột sắt thu được 30 gam một  oxít duy nhất công thức của oxít là


A. FeO    B Fe2O3   C. Fe3O4  D. FeO hoặc Fe2O3 


Câu 14. Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam. Tính % khối lượng sắt đã bị oxi hoá , giả thiết  sản phẩm oxi hoá chỉ là oxít sắt từ.


A. 48,8%   B 60,0%    C. 81,4%  D. 99,9%


Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam bột sắt trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với FeSO4 trong dung dịch X cần dùng tối thiểu khối lượng KMnO4 là bao nhiêu trong các số cho dưới đây ?


A. 3,26 gam  B 3,16 gam  C. 3,46 gam  D. 1,58 gam


Câu 16. Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Giá trị của V là


A. 8,19 lít.  B. 7,33 lít.  C. 4,48 lít.  D. 6,23 lít.


Câu 17. Để hoà tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là


A. (1) bằng (2)  B (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp đôi (1) D. (1) gấp ba (2)


Câu 18. Để hoà tan cùng một lượng Fe trong  dung dịch H2SO4 loãng(1) và  H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong  cùng điều kiện là:


A. (1) bằng (2)  B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp đôi (1) (1) gấp ba (2)


Câu 19. Hoà tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 v à 0,02 mol NO. Khối lượng sắt hoà tan bằng bao nhiêu gam?


A. 0,56 gam  B. 1,12 gam  C 1,68 gam  D. 2,24 gam


Câu 20. Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO. khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?

A. 3,60 gam  B 4,84 gam  C. 5,40 gam  D. 9,68 gam

Câu 21. Fe có số hiệu nguyên tử là 26 , ion Fe3+ có cấu hình electron là :


A. 3d64s2  B. 3d6  C. 3d34s2  D 3d5


Câu 22. Cấu hình electron của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là


A. [Ar] 3d6, [Ar] 3d34s2    B. [Ar] 3d4 4s2, [Ar] 3d5

C. [Ar] 3d5, [Ar] 3d64s2    D [Ar] 3d6, [Ar] 3d5


Câu 23. Cấu hình electron của ion Fe3+ là:


A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2    B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3

C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5    D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2   


Câu 24. Chọn đáp án đúng


A. Sắt có 8 electron lớp ngoài cùng     B. Sắt có 2 electron hóa trị                                          

C. Sắt là nguyên tố p          D Số oxi hóa của sắt là +2 và +3

Câu 25. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:

A. 1s2 2s22p63s23p63d6 , chu kỳ 3 nhóm VIB. B. 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2 , chu kỳ 4 nhóm IIA.

C. 1s2 2s22p63s23p63d5 , chu kỳ 3 nhóm VB. D 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2 , chu kỳ 4 nhóm VIIIB.

Câu 26. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe?


A. Kim loại nặng, khó nóng chảy  B Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt   D. Có tính nhiễm từ


Câu 27. Xét về lý tính, so với nhôm thì sắt


A. có tính nhiễm từ B. dẫn điện tốt hơn C. dễ bị gỉ hơn  D. độ nóng chảy thấp hơn


Câu 28. Sắt có cấu tạo mạng tinh thể:


A. Lập phương tâm diện.   B. Lăng trụ lục giác đều hoặc lục phương.

C. Lập phương tâm khối   D Lập phương  tâm diện hoặc tâm khối.


Câu 29. Nhận xét nào không đúng khi nói về Fe ?


A. Fe tan được trong dung dịch CuSO4   B. Fe tan được trong dung dịch FeCl3

C Fe tan được trong dung dịch FeCl2   D. Fe tan được trong dung dịch AgNO3


Câu 30. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh  sắt có màu trắng  và dung dịch nhạt  dần màu xanh

B Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh

C. Thanh sắt có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh

D. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh

Câu 31. Khẳng định nào sau đây sai:


A. Sắt có khả năng tan  trong dd FeCl3  B. Sắt có khả năng tan  trong dd CuCl2

C Đồng có khả năng tan  trong dd FeCl2  D. Đồng có khả năng tan  trong dd FeCl3


Câu 32. Phản ứng Fe + FeCl    FeCl2 cho thấy

A. Sắt kim loại có thể tác dụng với một muối sắt 

B. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó

Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+        

D. Fe2+ bị sắt kim loại oxi hoá thành Fe3+

Câu 33. Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy:

A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại   

Đồng kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe2+

C. Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại

D. Sắt kim loại bị đồng kim loại đẩy ra khỏi dung dịch muối

Câu 34. Fe không tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng ở nhiệt độ cao Fe có thể khử hơi nước. Sản phẩm của phản ứng Fe khử hơi nước trên 570oC là:


FeO   B. Fe2O3   C. Fe3O4   D. Fe(OH)2


Câu 35. Muốn khử dung dịch Fe3+ thành dung dịch Fe2+, ta thêm chất nào sau đây vào dung dịch Fe 3+ ?


A. Ba   B. Ag   C. Na   Cu


Câu 36. Cho chuỗi phản ứng sau: Fe FeCl2 Fe Fe(NO3)3 Phản ứng nào sai?

(1) Fe  +   Cl2 FeCl2;        (2) FeCl2 +  Mg  Fe  +  MgCl2;    (3) Fe  +  4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O


(1)   B. (2)   C. (1) và (2)  D. (1) và (3)


Câu 37. Thả một đinh sắt vào dung dịch đồng (II) clorua. Ở đấy xảy ra phản ứng:


A. trao đổi  B. hidrat hoá  C. kết hợp  D oxi hoá - khử


Câu 38. Nhận định nào sau đây sai ?


A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4 B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3

C Sắt tan được trong dung dịch FeCl2 D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3


Câu 39. Chọn phát biểu đúng :

A. Fe chỉ có tính khử nhưng hợp chất của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tình khử.

B Fe(OH)2 có màu trắng xanh để trong không khí chuyển sang nâu đỏ.

C. các halogen tác dụng vớI Fe đều tạo muối  Fe3+.

D. Fe luôn luôn tạo muốI Fe3+ khi tác dụng với axit HNO3.

 

 


 

nguon VI OLET