CHỦ ĐỀ

OXI- OZON VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

 

  1. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
  1. Tên chủ đề: Oxi- Ozon và sự sống trên trái đất.

   Oxi là một nguyên tố hóa học không thể thiếu đối với sự sống, là nguyên tố có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Oxi có trong cơ thể con người, động vật, thực vật…đặc biệt là trong khí quyển. Oxi tham gia vào quá trình cháy, hô hấp, quang hợp. Oxi là một nguyên tố tạo nên sự sống.

      2. Nội dung chủ đề:

-         Công thức cấu tạo, trạng thái tự nhiên và điều chế Oxi.

-         Tính chất vật lí của oxi và ozon.

-         Tính chất hóa học của oxi.

-         Tính chất hóa học của ozon.

-         Ứng dụng của oxi và vai trò của tầng ozon.

-         Nguyên nhân và tác hại của sự suy giảm tầng ozon.

  Các kiến thức trong chủ đề liên quan đến nội dung các môn học sau:

Môn

Lớp

Bài

Nội dung

Hóa học

8

28

Không khí - Sự cháy.

10

29

Oxi - Ozon.

Sinh học

8

10

Hoạt động của cơ.

8

16

Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.

8

20

Hô hấp và cơ quan hô hấp.


 

10

16

Hô hấp tế bào.

10

17

Quang hợp.

Công nghệ

7

50

Môi trường nuôi thủy sản.

Địa lí

10

11

Khí quyển- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Giáo dục công dân

7

14

Bảo vệ môi trường và tài nguyên  thiên nhiên.

 

  1. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết
  1. Mục tiêu
  1. Kiến thức:

    HS nêu được:

-         Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi-ozon và ứng dụng vai trò của oxi - ozon đối với sự sống.

-         Nguyên tắc điều chế oxi trong PTN, nguồn oxi-ozon trong tự nhiên.

    HS giải thích được:

-         Tính chất oxi hóa mạnh của oxi và ozon.

-         Tại sao ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi?

-         Phân biệt oxi và ozon dựa vào phương pháp hóa học.

    HS vận dụng:

-         Giải thích một số ứng dụng của oxi và ozon trong đời sống.

-         Đề xuất các biện pháp khắc phục hiện tượng thủng tầng ozon dựa vào nguyên nhân.

  1. Kĩ năng

-           Dự đoán tính chất hóa học của oxi-ozon.

-           Viết phương tình hóa học minh họa tính chất hóa học của oxi-ozon.

-           Quan sát, nhận xét về tính chất hóa học và phương pháp  điều chế.

-           Phân tích vai trò của tầng ozon trong khí quyển.

-           Tìm hiểu, thu thập và xử lý thông tin để rút ra kết luận.


-           Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.

-           Vận dụng các kiến thức của bài học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

  1. Thái độ

-           HS nhận thức rõ vai trò của oxi-ozon đối với sự sống trên Trái Đất.

-           HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: trồng cây xanh, sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải khí CO­2, CFC, Cl2

-           HS có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

-           HS hứng thú học tập môn hóa học, say mê nghiên cứu khoa học.

  1. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới

-           Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

-           Năng lực giao tiếp và hợp tác.

-           Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

-           Năng lực vận dụng kiến thức liên môn.

-           Năng lực tự học.

-           Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

  1. Phương pháp dạy học

-           Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

-           Phương pháp trực quan.

-           Phương pháp hoạt động nhóm.

  1. Tiến trình dạy học theo chủ đề.
  1. Chuẩn bị của GV và HS

a)    Giáo viên

-           Máy tính, máy chiếu.

-           Bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập , phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá bạn trong nhóm và phiếu đánh giá nhóm bạn.

b)    Học inh


-         Học bài cũ và chuẩn bị nội dung liên quan đến bài học mới.

  1. Các hoạt động dạy học theo chủ đề

a)    Đặt vấn đề:

“GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu trên Trái Đất không có Oxi?

HS: (nêu ra các ý kiến)

GV: Để trả lời cho câu hỏi trên, cả lớp cùng theo dõi đoạn clip sau đây

(GV chiếu đoạn clip “điều khủng khiếp nào sẽ xảy ra nếu Trái Đất không có Oxi”)

 

Nội dung 1: Tìm hiểu cấu tạo, trạng thái tự nhiên và điều chế oxi.

GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

 

Phiếu học tập số 1

                        Tìm hiểu cấu tạo, trạng thái tự nhiên và điều chế oxi

Câu 1: Xác định vị trí của nguyên tố oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn. Viết CTCT, CTPT của khí oxi. Xác định loại liên kết hình thành trong phân tử oxi.

Câu 2: Trong tự nhiên oxi được tạo ra từ đâu? Trong khí quyển oxi tập trung ở đâu?

Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Điều chế oxi bằng cách nào? Dựa vào kiến thức đã biết trình bày nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 4: Trình bày tóm tắt sơ đồ điều chế khí oxi trong công nghiệp từ không khí.

 

 

Nội dung 2: Tính chất vật lí của oxi và ozon


GV: Phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

 

Phiếu học tập số 2

Tính chất vật lí của oxi và ozon

Câu 1: Trình bày tính chất vật lí của oxi và ozon về trạng thái, màu sắc, mùi vị.

Câu 2: Vì sao những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao cá thường phải ngoi lên mặt nước?

Câu 3:Vì sao càng lên cao hàm lượng khí oxi càng giảm?

 

Nội dung 3: Tính chất hóa học của oxi

GV: chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh quan sát video thí nghiệm và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3.

 

 

Phiếu học tập số 3

Tính chất hóa học của oxi

  I. Hoàn thành bảng sau:

Tên thí nghiệm

Hiện tượng

PTHH và giải thích

TN1: Sắt tác dụng với oxi

 

 

TN2: Lưu huỳnh tác dụng với oxi

 

 

TN3: Ancol etylic tác dụng với oxi

 

 

 

II. Thảo luận và trả lời câu hỏi

 Câu 1. Nhận xét về khả năng hoạt động hóa học của oxi qua các phản ứng hóa học trên.

 Câu 2. Oxi có khả năng tác dụng với những chất nào?

 Câu 3. Xác định vai trò của oxi trong các phản ứng oxi hóa khử trên.

 

 

 

Nội dung 4: Tính chất hóa học của ozon

GV: yêu cầu học sinh quan sát video và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4.


 

Phiếu học tập số 4

Tính chất hóa học của ozon

Câu 1: Viết PTHH của ozon tác dụng với dung dịch KI

Câu 2: Tính chất hóa học của ozon là gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Nêu cách phân biệt oxi và ozon bằng phương pháp hóa học.

Câu 4: Vì sao sau cơn giông không khí trở nên trong lành hơn?

 

Nội dung 5: Ứng dụng của oxi và vai trò của tầng ozon

GV: Chia lớp thành 4 nhóm

-         Nhóm 1: nghiên cứu về sự cháy.

-         Nhóm 2: nghiên cứu về quá trình hô hấp.

-         Nhóm 3: nghiên cứu về sự hô hấp.

-         Nhóm 4: nghiên cứu về vai trò của tầng ozon.

Các nhóm chuẩn bị bài ở nhà dựa trên nội dung phiếu học tập.

 

Phiếu học tập số 5

Tìm hiểu về sự cháy

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sự cháy là gì? Điều kiện để xảy ra sự cháy.

Câu 2 : Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện biện pháp gì ?

Câu 3 : Kể tên một số phản ứng cháy thường gặp trong cuộc sống mà em biết.

 

 

 

 

Phiếu học tập số 6

Tìm hiểu về quá trình quang hợp

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trong tự nhiên oxi được tạo ra từ đâu?

Câu 2: Mô tả quá trình quang hợp của cây xanh dựa vào hình sau:


Câu 3: Trong môi trường nước thực vật có quang hợp không? Vai trò của các loài thực vật này đối với động vật trong nước?

Câu 4: Có nên để chậu cây cảnh ở trong nhà vào ban đêm không? Giải thích?

 

Phiếu học tập số 7

Tìm hiểu về quá trình hô hấp

Câu 1: Khí oxi có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?

Câu 2: Khi chúng ta hít thở xảy ra phản ứng gì?

Câu 3: Theo nghiên cứu thì cơ thể ngừng thở 5 phút thì có thể gây nguy cơ tử vong. Tuy nhiên người thợ lặn, nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa phải làm việc trong điều kiện thiếu oxi. Bằng cách nào mà họ duy trì sự sống được?

Câu 4: Thuyết trình và tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường.

Từ thực tế ở địa phương và trong nhà trường các em hãy làm rõ một số nội dung sau: Thực trạng rác thải trong và ngoài nhà trường, các biện pháp bảo vệ môi trường trong nhà trường, kể tên các hoạt động cụ thể của đoàn thanh niên gần đây để bảo vệ môi trường, cá nhân em cần làm gì để môi trường sống được trong lành?

 

Đại diện các nhóm lên thuyết trình bài đã chuẩn bị ở nhà.

GV: chỉnh sửa và bổ sung.

Phiếu học tập số 8

Vai trò của tầng ozon

       Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon có vai trò rất quan trọng rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất vì nó hấp thụ phần lớn các tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt Trời, ngăn không cho các tia này đến được với Trái Đất. Chính vì vậy, trong lịch sử của giới sinh vật, sự sống chỉ được di cư lên cạn khi trên Trái Đất xuất hiện tầng ozon. Do vậy, nếu tầng ozon bị phá hủy sẽ gây tác hại rất lớn đối với mọi loài sinh vật trên hành tinh.


Tia bức xạ mà Mặt Trời tỏa ra chia làm 3 loại: UV-A, UV-B, UV-C.

Trong đó UV-C rất có hại cho con người, UV-B gây hại cho da và có thể gây tổn thương các tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng ozon đã giúp cản trở các tia bức xạ UV-B và UV-C. Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ bức xạ các tia UV-B trên bề mặt Trái Đất nhờ sự ngăn cản của tầng ozon trở nên yếu hơn 350 tỉ lần so với trên tầng khí quyển.

Câu hỏi: Trình bày vai trò của tầng ozon.

GV: yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Tờ rời

                                       Ứng dụng của ozon

1. Trong công nghiệp

  - Khử các chất ô nhiễm có trong nước bằng các phương pháp hóa học (sắt, asen, hiđro sunfua, nitrit, các hợp chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra “ màu” của nước VD: máy khử độc, lọc nước…

- Hỗ trợ trong quá trình kết tụ.

- Hỗ trợ trong gia công chất dẻo để cho mực kết dính.

- Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su đề xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su.

2. Sử dụng trong y tế

-Tiêu diệt vi khuẩn, virut và các loại nấm mốc.

- Ozon có thể được sử dụng để ảnh hưởng tới cân bằng chống oxi hóa-  hỗ trợ oxi hóa của cơ thể, khi đó cơ thể sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống oxi hóa.

3. Trong nuôi trồng thủy sản

- Ozon giúp loại bỏ virut gây bệnh và giúp tôm luôn khỏe mạnh. Không cần đến các hóa chất độc hại và giúp các hộ nuôi tôm giảm chi phí.

Câu hỏi: Vì sao ozon có thể khử trùng nước ăn, bảo vệ hoa quả và tiêu diệt vi khuẩn?

 

GV: Phát tờ rời về tình trạng suy giảm tầng ozon và nguyên nhân suy giảm tầng ozon.


                          Tình trạng và nguyên nhân suy giảm tầng ozon

1. Tình trạng của suy giảm tầng ozon

Trong những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ làm gia tăng áp lực đối với môi trường sống. Một trong những nguyên nhân gây gia tăng nhiệt độ của Trái Đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè và bão lũ gia tăng vào mùa mưa so với những năm trước kia là do sự suy giảm tầng ozon.

Từ năm 1980 lỗ thủng tại vùng Nam Cực ngày một rộng ra.

 

 

2. Nguyên nhân suy giảm tầng ozon

HS: Nghiên cứu SGK và một số nguyên nhân sau:

- Đến giữa thập kỉ 90, thêm một “thủ pham tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là NOx, CFC, CO2… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozon.

- Ngoài ra , khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất, chúng thải trực tiếp khí clo ra tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxi tạo ra clo oxit- chất có khả năng hủy diệt tầng ozon.

Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Nêu các khí gây suy giảm tầng ozon.


Câu 2: Tầng ozon bị thủng sẽ gây ra hậu quả gì?

Câu 3: Đề xuất biện pháp giảm hiện tượng thủng tầng ozon.

 

 

V. Kiểm tra, đánh giá

Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề.

Nội dung

Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Oxi-Ozon và sự sống trên Trái Đất

Bài tập định tính.

Bài tập định lượng.

- Nêu được cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA

-Trình bày được các ứng dụng của oxi và ozon trong đời sống.

- Nêu được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

- Giải thích được tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon.

- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của oxi.

-Phân biệt được oxi và ozon bằng phương pháp hóa học.

- Phân biệt oxi, ozon với các chất khí khác.

- Giải các dạng bài tập

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận tính chất hóa học của oxi và ozon.

- Giải được các bài tập liên quan.

- Giải thích được tác hại của việc đặt chậu cây trong phong ngủ vào ban đêm

-Giải thích


 

 

 

 

 

được nguyên nhân chính gây hiện tượng thủng tầng ozon và đề xuất các biện pháp khắc phục.

 

Bài tập gắn với thực tiễn.

Nhận biết được các ứng dụng của oxi và ozon trong đời sống.

Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.

Giải thích được ảnh hưởng không tốt của ozon.

Sử dụng ozon một cách hợp lí theo hướng có lợi cho sức khỏe con người.

 

Mức độ nhận biết.

Câu 1: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA

   A. 1s22s22p4

  B. 1s22s22p6

  C.[Ne]3s23p6

   D. [Ar]4s24p6

Câu 2: Câu nào sau đây đúng khi nói về điều chế khí Oxi?

   A. Trong phòng thí nghiệm người ta thực hiện các phản ứng trung hòa một số hợp chất giàu O2 như KMnO4 , KClO3,…

nguon VI OLET