ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI  
BAN QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI  
Nguyễn Minh Kỳ  
TÀI LIỆU BỔ TRỢ KIẾN THỨC  
HỎI ĐÁP NHANH VỀ SINH QUYỂN, MÔI TRƯỜNG VÀ  
ĐA DẠNG SINH HỌC  
(
Lưu hành nội bộ)  
Đồng Nai, 9/2015  
i
Lời nói đầu  
Ngày 29/6/2011, Khu DTSQ Đồng Nai được Hội đồng UNESCO công nhận  
là Khu DTSQ thế giới thứ 580 và thứ 8 ở Việt Nam. Đây là vinh dự, trách nhiệm và  
là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể tỉnh nhà.  
Nhằm tiếp tục các hoạt động bảo tồn, phát triển Khu DTSQ Đồng Nai, theo như  
định hướng hành động, kế hoạch hoạt động hằng năm, nội dung truyền thông  
công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vì một tương lai bền vững  
rất được chú trọng, nhất là đối với học sinh, những chủ nhân tương lai của đất  
nước. Xuất phát từ đó, Khu DTSQ Đồng Nai thực hiện biên soạn tài liệu bổ trợ  
kiến thức Hỏi đáp nhanh về Sinh quyển, Môi trường và Đa dạng sinh học với hy  
vọng góp phần thúc đẩy sự quan tâm, nâng cao hiểu biết, ý thức chung tay hành  
động bảo vệ môi trường sinh thái.  
Mặc dù chỉ gồm những câu hỏi đáp ngắn, song nội dung vẫn đảm bảo các  
phần “Sinh quyển, Môi trường và Đa dạng sinh học”. Trong đó, phần sinh quyển  
tập trung giới thiệu những nét đặc sắc, thông tin cơ bản và tiêu biểu về Khu DTSQ  
Đồng Nai. Nội dung về các vấn đề môi trường, đa dạng sinh học trình bày một  
cách vắn tắt và có tính hệ thống nhằm mục đích cung cấp từ các kiến thức cơ bản  
cho tới nhận thức, hành động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Hy  
vọng tập tài liệu nhỏ này sẽ giúp ích và tạo hứng thú, nâng cao hiểu biết về các  
vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường sinh thái, phát triển bền vững cũng như  
về Khu DTSQ Đồng Nai cho cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng./.  
Ban biên soạn!  
ii  
iii  
A. NỘI DUNG  
Câu hỏi 1. Khu DTSQ Đồng Nai được UNESCO công nhận vào ngày tháng năm nào?  
A. 29/6/2011  
B. 29/6/2012  
C. 29/6/2013  
D. 29/6/2010  
Câu hỏi 2: Khu DTSQ Đồng Nai là Khu DTSQ thứ mấy trên thế giới và ở Việt Nam?  
A. Là Khu DTSQ thứ 680 trên thế giới và thứ 8 ở Việt Nam  
B. Là Khu DTSQ thứ 580 trên thế giới và thứ 8 ở Việt Nam  
C. Là Khu DTSQ thứ 780 trên thế giới và thứ 8 ở Việt Nam  
D. Là Khu DTSQ thứ 580 trên thế giới và thứ 9 ở Việt Nam  
Câu hỏi 3: Khu DTSQ Đồng Nai được ví như là lá phổi xanh của vùng?  
A. Nam Bộ  
B. Đông Nam Bộ  
C. Tây Nguyên  
D. Duyên hải miền Trung  
Câu hỏi 4: Khu DTSQ hướng tới mục tiêu?  
A. Bảo tồn để bảo tồn  
B. Bảo tồn cho phát triển – Phát triển để bảo tồn  
C. Bảo tồn cho phát triển  
D. Phát triển để bảo tồn  
Câu hỏi 5: Điền từ còn thiếu vào dấu 3 chấm?  
Trong khái niệm sinh quyển đề cập đến: “Sinh quyển là phần của Trái Đất  
có các sinh vật sinh sống (biota) kể cả …...”  
A. Động thực vật  
B. Vi sinh vật  
C. Con người  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 6: Khu sinh quyển thế giới của UNESCO ra đời nhằm tạo ra các mô hình  
trình diễn thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa?  
A. Con người và thiên nhiên  
B. Thiên nhiên với thiên nhiên  
C. Động vật và thực vật  
D. Con người và con người  
Câu hỏi 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống?  
Tất cả các khu sinh quyển hình thành nên “Mạng lưới các khu sinh quyển  
thế giới” với sự ……. tham gia của các quốc gia.  
A. Bắt buộc  
B. Tình nguyện  
C. Bắt buộc và tình nguyện  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 8: Kể tên các vùng chức năng của một Khu DTSQ?  
A. Vùng lõi, vùng đệm và vùng bán chuyển tiếp  
B. Vùng lõi, vùng bán đệm và vùng chuyển tiếp  
1
C. Vùng lõi, vùng đệm và ngoại chuyển tiếp  
D. Vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp  
Câu hỏi 9: Ba chức năng của Khu DTSQ?  
A. Bảo tồn, phát triển và hỗ trợ  
B. Bảo tồn, hỗ trợ, chia sẻ  
C. Chia sẻ, bảo tồn, công bằng  
D. Bảo tồn, phát triển, duy trì  
Câu hỏi 10: Tính đến nay, có bao nhiêu Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam?  
A. 8  
B. 9  
C. 10  
D. 7  
Câu hỏi 11: Khu DTSQ Đồng Nai trải rộng trên địa bàn các tỉnh nào?  
A. Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông  
B. Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắk Nông  
C. Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Đắk Lắk và Đắk Nông  
D. Đồng Nai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước và Đắk Nông  
Câu hỏi 12: Vùng lõi của Khu DTSQ Đồng Nai bao gồm?  
A. Vườn quốc gia Cát Tiên và vùng đất ngập nước nội địa Trị An  
B. Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và vùng đất ngập nước nội  
địa Trị An  
C. Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 13: Nét nổi bật về địa hình của Khu DTSQ Đồng Nai là sự phân bậc khá rõ  
rệt và có bao nhiêu kiểu địa hình chính?  
A. 3  
B. 4  
C. 5  
D. 7  
Câu hỏi 14: Trong số các loài động thực vật ở Khu DTSQ Đồng Nai, có nhiều loài  
động thực vật quý hiếm có tên trong?  
A. Sách Đỏ Việt Nam (2007)  
B. Danh lục Đỏ IUCN (2009)  
C. A & B  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 15: Khu DTSQ Đồng Nai được các tổ chức quốc tế công nhận là nơi có  
mức độ ĐDSH nổi bật có ý nghĩa?  
A. Toàn cầu  
B. Quốc gia  
C. Khu vực  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 16: Khu DTSQ Đồng Nai là nơi giao thoa văn hóa của hơn bao nhiêu dân  
tộc anh em?  
A. 10  
B. 15  
2
C. 20  
D. 30  
Câu hỏi 17: Khu DTSQ Đồng Nai là hình mẫu về bảo tồn?  
A. Đơn mục đích  
B. Đa mục đích  
C. Động vật hoang dã  
D. Tất cả đều đúng  
Câu hỏi 18: Khu DTSQ Đồng Nai là mô hình phát triển bền vững, hài hòa giữa con  
người và thiên nhiên dựa trên?  
A. Sự đa dạng sinh học và văn hóa  
B. Sự đa dạng sinh học và công nghệ  
C. Sự đa dạng sinh học và con người  
D. Sự đa dạng sinh học và kiến thức bản địa  
Câu hỏi 19: Khu DTSQ Đồng Nai có nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn gen  
có giá trị trong nghiên cứu dược liệu và là cơ sở để xây dựng?  
A. Vườn Quốc gia bảo tồn cây công nghiệp  
B. Vườn Quốc gia bảo tồn cây nông nghiệp  
C. Vườn Quốc gia bảo tồn cây thuốc (dược liệu)  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 20: Cộng đồng dân tộc nào dưới đây được xem dân tộc bản địa ở Khu  
DTSQ (vùng đất Đồng Nai)?  
A. S’tiêng & Mạ  
B. Kơho & M’nông  
C. Chơro  
D. A, B, C  
Câu hỏi 21: Lễ hội Sayangva là một nét sinh hoạt văn hoá rất độc đáo của cộng  
đồng dân tộc?  
A. Chơro  
B. Mạ  
C. S’tiêng  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 22: Cộng đồng cư dân người Mạ thờ cúng nhiều thần mà người Mạ gọi là  
Yàng như?  
A. Yàng Hiu (thần Nhà)  
B. Yàng Koi (thần Lúa)  
C. Yàng Bơnơm (thần Núi)  
D. Tất cả  
Câu hỏi 23: Nét đẹp, hay của những người M’nông là?  
A. Ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái rất cao  
B. Hiện tượng chặt cây, phá rừng làm rẫy hầu như không có  
C. Sinh sống quần tụ vui vẻ và đầy tính cộng đồng  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 24: Di tích, danh thắng đặc biệt nào dưới đây thuộc trong Khu DTSQ  
Đồng Nai?  
A. Căn cứ Trung ương Cục miền Nam  
3
B. Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ (Căn cứ 820)  
C. Di tích Địa đạo Suối Linh  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 25: Đến nay, Hồ Trị An đã được công nhận là?  
A. Khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa  
B. Khu bảo tồn sinh cảnh  
C. Khu bảo tồn loài  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 26: Mục tiêu chung trong quản lý, bảo vệ vùng lõi Khu DTSQ Đồng Nai là?  
A. Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý hệ sinh thái  
B. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử  
C. Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của con người đối với đa dạng sinh học  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 27: Cá thể Tê giác Java cuối cùng của Việt Nam đã bị bắn hạ ở VQG Cát  
Tiên (Khu DTSQ Đồng Nai) vào thời gian nào?  
A. 4/2009  
B.10/2009  
C. 4/2010  
D. 10/2014  
Câu hỏi 28: Loài nào dưới đây được xếp vào danh lục những loài ngoại lai, xâm  
hại đến các loài bản địa và gây mất cân bằng sinh thái?  
A. Cây mai dương (trinh nữ đầm lầy, ma vương)  
B. Cá hoàng đế  
C. Ốc bưu vàng  
D. Tất cả các loài trên  
Câu hỏi 29: Ngày môi trường thế giới được tổ chức và diễn ra vào thời gian nào  
của năm?  
A. 5/5  
B. 5/6  
C. 6/6  
D. 7/6  
Câu hỏi 30: Ngày quốc tế đa dạng sinh học được tổ chức và diễn ra vào thời gian  
nào của năm?  
A. 22/5  
B. 22/6  
C. 25/9  
D. 25/12  
Câu hỏi 31: Các hoạt động nhân tạo nào gây ra ô nhiễm môi trường?  
A. Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp  
B. Hoạt động giao thông vận tải  
C. Hoạt động sinh hoạt của con người  
D. Tất cả ý kiến trên  
Câu hỏi 32: Trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học thuộc về ai?  
A. Cơ quan chức năng Nhà nước  
B. Cộng đồng  
4
C. Các đoàn thể, tổ chức hoạt động dân sự, tổ chức phi chính phủ...  
D. Tất cả ý kiến trên  
Câu hỏi 33: Nguyên tắc nào cần được áp dụng trong việc bảo vệ môi trường?  
A. Người gây ô nhiễm phải trả tiền  
B. Bảo vệ môi trường quá tốn kém và không thiết thực  
C. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của riêng Nhà nước  
D. Người gây ô nhiễm không phải trả tiền  
Câu hỏi 34: Hoạt động nào dưới đây sẽ gây ra những mối đe dọa đối với môi  
trường sinh thái?  
A. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp  
B. Chỉ chú trọng đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến  
các vấn đề bảo vệ môi trường  
C. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và lãng phí  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 35: Khái niệm bao hàm tất cả thạch quyển, thủy quyển, khí quyển và sự  
sống tồn tại trên Trái Đất được gọi là?  
A. Hệ sinh thái  
B. Sinh cảnh  
C. Quần thể sinh vật  
D. Sinh quyển  
Câu hỏi 36: Việc chặt phá rừng để trồng các loại cây công nghiệp như cà-phê,  
điều, hồ tiêu… sẽ dẫn đến?  
A. Giảm xói mòn  
B. Giảm đa dạng sinh học  
C. Tăng nguồn năng lượng tái chế  
D. Gia tăng sự quang hợp của thực vật trong việc hấp thụ khí CO2  
Câu hỏi 37: Hình thức nào dưới đây không phải là cấp độ của đa dạng sinh học?  
A. Đa dạng về gen  
B. Đa dạng về loài  
C. Đa dạng về sinh cảnh  
D. Đa dạng về hệ sinh thái  
Câu hỏi 38: Đa dạng sinh học có nghĩa là?  
A. Biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu  
B. Sự đa dạng về sự sống trên Trái Đất  
C. Nhiều loài cùng sinh sống trong một môi trường  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 39: Rừng mưa nhiệt đới nào lớn nhất thế giới?  
A. Rừng mưa Amazon  
B. Rừng mưa Trung Phi  
C. Rừng mưa nước Úc  
Câu hỏi 40: Vai trò của rừng?  
A. Cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các nguồn dược liệu  
B. Điều hòa khí hậu, tài nguyên nước, không khí  
C. Đảm bảo an ninh sinh kế bền vững  
D. Tất cả ý trên  
5
Câu hỏi 41: Thách thức và mối nguy hại đối với hệ sinh thái rừng?  
A. Hoạt động khai thác trái phép, thiếu quy hoạch  
B. Biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu  
C. Cháy rừng  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 42: Đại dương bao phủ bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất?  
A. 30  
B. 50  
C. 70  
D. 90  
Câu hỏi 43: Biến đổi khí hậu có những kết nối nào dưới đây?  
A. Gia tăng mức độ nghiêm trọng của bão, lũ  
B. Gia tăng nhiệt độ và mực nước biển  
C. Dịch bệnh và đe dọa mùa màng  
D. Tất cả ý trên  
Câu hỏi 44: Quá trình thay đổi để tồn tại trong một môi trường hay sinh cảnh  
mới cụ thể gọi là?  
A. Thích ứng  
B. Ứng phó  
Câu hỏi 45: Nơi mà các loài động thực vật sinh sống được gọi là?  
A. Hệ sinh thái  
B. Sinh quyển  
C. Môi trường  
D. Tất cả đều sai  
Câu hỏi 46: Lợi ích kinh tế nào dưới đây có được từ bảo vệ, phát triển hệ sinh  
thái bền vững?  
A. Điều hòa khí hậu  
B. Cung cấp O2  
C. Du lịch sinh thái  
Câu hỏi 47: Theo danh lục Sách đỏ Việt Nam, loài voi châu Á được xếp vào mức  
độ đe dọa tuyệt chủng nào dưới đây?  
A. Nguy cấp  
B. Cực kỳ nguy cấp  
C. Sắp nguy cấp  
D. Thiếu dữ liệu  
Câu hỏi 48: Đa dạng sinh học liên quan tới?  
A. Đại dương  
B. Hệ sinh thái  
C. Năng lượng  
Câu hỏi 49: Đa dạng sinh học thường được sử dụng để?  
A. Đo lường sức khỏe các hệ thống sinh học  
B. Hỗ trợ các loài thực vật sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, có chất lượng  
cao  
C. Nghiên cứu khoa học  
Câu hỏi 50: Tác động tiêu cực (hậu quả) của việc suy thoái và mất rừng?  
6
A. Gia tăng mức độ xói mòn và thoái hóa môi trường đất  
B. Đe dọa sự tồn tại các loài động thực vật  
C. Giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính  
D. Tất cả ý trên  
7
B. ĐÁP ÁN  
1
2
C
3
B
4
B
5
C
6
A
7
B
8
D
9
A
10  
B
A
1
1
12  
C
13  
C
14  
C
15  
A
16  
D
17  
B
18  
A
19  
A
20  
D
A
2
3
1
22  
D
23  
D
24  
D
25  
A
26  
D
27  
C
28  
D
29  
B
30  
A
A
1
32  
D
33  
A
34  
D
35  
D
36  
B
37  
C
38  
B
39  
A
40  
D
D
4
1
42  
C
43  
D
44  
A
45  
C
46  
C
47  
B
48  
B
49  
A
50  
D
D
8
nguon VI OLET