Bài tập về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Vấn đề 1: Phân bào nguyên nhiễm:
1. Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm:
2. Các công thức cơ bản:
- Số tế bào con được tạo ra: ……………………………….... 2x
- Số tế bào con mới được tạo thêm: ………………………… 2x -1
- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra: ….. 2n. 2x
- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp:2n.(2x -1)
- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp:… 2n.(2k -2)
- Số lần NST nhân đôi: ……………………………………….. x
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra: ………. 2n. 2x
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm: ……. 2n. (2x -1)
- Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: ……….. 2x+1 - 1
Dạng1: Xác định sô tế bào và số lần nguyên phân:
Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy: Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái. Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
1. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
2. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.
Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8. Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360. Hãy xác định.
1. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
2. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho? Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1: các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
1. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một.
2. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?





Dạng 2: Xác định bộ NST 2n và số NST môi trường cung cấp.
Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy:
Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
1. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
2. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho
nguon VI OLET