HSG VĂN 8 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề 1: Có ý kiến cho rằng “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn người.”
Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pac-bó” và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên?

GỢI Ý
A.Mở bài:
-Dẫn vào vấn đề hợp lí
-Giới thiệu vấn đề nghị luận
B. Thân bài.
1. Giải thích ý kiến.
- “Đọc một ….. người” hiểu là khi đọc một câu thơ, tìm hiểu về một tác phẩm văn học chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, chủ đề tư tưởng (tức là nội dung, nghệ thuật của tác phẩm) mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả được gửi gắm trong câu chữ . Đó là tiếng nói của tâm hồn, của tình cảm, đó là kết quả của quá trình trăn trở, suy tư, nung nấu của người nghệ sĩ… rồi bật ra thành câu chữ.(Người ta gọi đó là vẻ đẹp của tâm hồn người)
2. Phân tích, chứng minh.
-Qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” “Tức cảnh Pác bó” ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của giá trị tư tưởng bài thơ…. Mà ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của một vị lãnh tụ, của một lão thành cách mạng vĩ đại.
a. Phong thái ung dung, tự tại của Bác.
- Ba câu thơ đầu bài thơ “Tức cảnh Pác bó”:
+ “Sáng ra….hang” Giọng điệu thoải mái, tư thế thảnh thơi, hành động bình tĩnh… Với nghệ thuật đối,nhịp thơ 4/3… ta thấy cuộc sống ung dung, hòa điệu cùng với nhịp sống của núi rừng, từ đó toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp…
+ Niềm vui thích với “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến những khó khăn, thiếu thốn thành thành dư thừa, biến kham khổ thành sang trọng “Cháo bẹ…sàng”.
+ Công việc quan trọng “dịch sử Đảng” – câu thơ nhiều vần trắc toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc… cũng làm nổi bật tầm vóc lớn lao, tư thế oai hùng… của một con người với một công việc vĩ đại.
-Bài thơ “Ngắm trăng”: Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt chốn lao tù….. nhưng người tù vẫn bình tĩnh tự tại, ung dung thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng. Rung động thực sự trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoàn cảnh bị giam cầm
=> Phong thái ung dụng , tự tại của Bác cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Người: Dù trong mọi hoàn cảnh-có khó khăn, thiếu thốn.. vẫn ung dung, tự tại, vẫn sông như vị khách tiên lãng du giữa chốn trần gian.
b. Tình yêu và mối giao hòa đặc biết của nhà thơ với thiên nhiên.
- Bài thơ “Tức…bó”: Ta nhận ra tình yêu thiên nhiên của một “vị hiền triết” qua cuộc sống nơi núi rừng Tây Bắc: Ăn, ở, ngủ, nghỉ, làm việc… đều hài hòa giữ thiên nhiên, bình thản thưởng thức và hưởng thụ những sản vật của núi rừng (….)
-Bài thơ “Ngắm trăng”
+ Tình yêu thiên nhiên được thể hiện rõ ràng qua tâm trạng bối rối, xốn xang … khi không biết làm thế nào để thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp. Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm đặc biệt của nhà thơ với người bạn tri kỉ - Vầng trăng. (Phân tích 2 câu đầu)
+ Mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên: “Người….. thơ” Thi sĩ đã thả hồn mình vượt ra ngoài song sắt nhà tù để tìm đến và giao hòa với vầng trăng giữa bầu trời tự do… Vầng trăng cũng vượt qua ngăn cách để đến ngắm và trò chuyện cùng người bạn của mình.
=>Nhà thơ Hồ Chí Minh có một tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên, luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh và có mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Trong con người của nhà lãnh đạo có một phần của những nhà hiền triết xưa với “thú lầm tuyền” không thay đổi.
c. Qua hai thơ còn thể hiện rõ “cái sang” của cuộc đời cách mạng với chất thép của nhà cộng sản lão thành.
-Đó là cuộc vượt ngục bằng tinh thần trong bài thơ “ngắm trăng”: Giữa chốn ngục tù tối tăm, bẩn thỉu, thiếu tự do tối thiểu, tâm hồn của nhà thơ, tình thần của người cộng sản vẫn vượt ra khỏi sự khống chế để vươn tới thế giới tự do, khát khao tự do cháy bỏng…
-Cái “sang”của cuộc đời CM, của người làm CM, được cống hiến cho dân, cho nước (Đối lập với vật chất khó khăn, thiếu thốn..
nguon VI OLET