Một số kinh nghiệm làm tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục                                                 Trang 1

I-                  LỜI NÓI ĐẦU:

A-  ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá cao và coi trọng tài năng, thường xuyên quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng người tài. Sự nghiệp CNH,HĐH đất nước luôn đòi hỏi nguồn nhân lực cao trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, khoa học công nghệ trong Giáo dục. Trong những năm qua, ngành Giáo dục đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục là s nghiệp đào tạo ngày càng mang tính chất toàn diện, Ngh Quyết TW2 khoá VII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho s nghiệp phát triển đất nước. Mục tiêu Giáo dục - Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lc, bồi dưỡng nhân tài.

Giáo dục trong cộng đồng xã hội nhằm truyền th kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi xã hội phát triển thì Giáo dục được t chc thành một quá trình hoạt động có ý thc, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền th cho lớp người kế tục những tri thc v t nhiên, xã hội để con người có kh năng hoà nhập vào cộng đồng.

Giáo dục mang tính chất xã hội là một trong các chất kết dính cộng động Giáo dục, là động lc phát triển kinh tế xã hội. S phát triển của Giáo dục không th tách rời với s phát triển của cộng đồng nói riêng, của kinh tế xã hội nói chung. S gắn bó gia giáo dục và cộng đồng là s gắn bó hữu cơ.

Đảng ta đã kết luận: “Giáo dục là s nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm Giáo dục”. Nguyên lý kết hợp “ Nhà trường - Gia đình - Xã hộiđã được ph biến đến từng cấp u Đảng, Chính quyền và các Đoàn th xã hội và toàn dân thc hiện.

Để thc s có s kết hợp “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”, Đảng ta  đã có nhiều văn bản ch đạo quan trọng và nhiu hội ngh triển khai, đúc kết kinh nghiệm:

-                     Ngày 19/3/1991: Hội đồng chính ph ra QĐ s 124/CP V/v Thành lập Hội đồng Giáo dục các cấp chính quyền địa phương.

-                     Tháng 1/1989 B GD&ĐT t chc hội ngh mô hình phát triển Giáo dục gắn với kinh tế xã hội các tỉnh phía nam (TP.H Chí Minh).

-                     Tháng 7/1989 B GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam m cuộc vận động Dân ch hoá quản lý nhà trường theo hường t quản XHCN tại Nha Trang.

-                     Đặc biệt, Hội ngh BCH TW lần IV khoá VIII được t chc vào tháng 1/1993 đã khẳng định Xã hội hoá Giáo dục là một trong những định hướng cơ bản trong đổi mới s nghiệp Giáo dụcĐào tạo

-                     Hội ngh BCH TW lần II khoá VIII tháng 2/1996 tiếp tục khẳng  định Xã hội hoá Giáo dục là một trong những giải pháp ch yếu thc hiện chiến lược giáo dục trong thời k CNH-HĐH đất nước.

-                     Đại hội Đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã khẳng định mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2020 là “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”. Do vậy, Xã hội hoá Giáo dục là tư tưởng chiến lược của Đảng ta nhằm huy động sc mạnh tổng hợp trong toàn xã hội, chăm lo phát triển s nghiệp Giáo dụcĐào tạo phục v tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

B-   MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học theo hướng phù hợp với cơ chế th trường, xu thế đổi mới của đất nước, nhà trường Tiểu học cần coi trọng công tác Xã hội hoá Giáo dục. Công tác xã hội hoá Giáo dục là một việcm tất yếu trong việc thc hiện các chc năng quản lý của nhà trường Tiểu học. Bởi vì nhà trường Tiểu học là môt hệ thống m, nên các nhân t môi trường bên ngoài như kinh tế, k thuật công ngh, chính tr xã hội, pháp luật và đạo lý luôn tác động vào các nhân t bên trong, cho nên người Hiệu trưởng nhà trường phải xem công tác Xã hội hoá Giáo dục là công tác quan trọng hàng đầu.

Công tác Xã hội hoá Giáo dục phản ánh s tác động qua lại biện chứng gia nhà trường và xã hội, là một quá trình luyện tập và hoà nhập của cá nhân vào xã hội. Xã hội hoá Giáo dục là xã hội hoá cách làm Giáo dục nhằm làm cho mọi người trong cộng đồng xã hội tham gia, giúp đỡ, luyện tập và hoà nhập vào Giáo dục của nhà trường.

Công tác Xã hội hoá Giáo dục ch phát triển đúng hướng, đạt hiệu qu cao khi có s ch đạo đúng đắn, khoa học của các cấp lãnh đạo và s sáng tạo của Hiệu trưởng nhà trường, Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch, có định hướng, có mục đích, có h thống, có thông tin chính xác da trên cơ s khoa học và thc tiễn của cán b quản lý, kết hợp với cộng đồng xã hội, huy động được s tham gia, đồng thuận giúp đỡ v nhiều mặt của mọi tầng lớp nhân dân vào công tác giáo dục.

Yêu cầu công tác Xã hội hoá Giáo dục là một cuộc vận động có tính chất cách mạng nhằm đổi mới phương thc thc hiện giáo dục. Trước hết người Hiệu trưởng nhà trường phải biết tác động sâu vào ý thc xã hội, làm thay đổi nhận thc và cách thc làm Giáo dục cũ, lạc hậu. Do vậy, muốn làm tốt công tác phát triển Giáo dục, phát triển nhân lc, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vừa đảm bảo s lượng, chất lượng đồng thời phải thc hiện tốt các chế độ chính sách xã hội, thc hiện s công bằng xã hội trong giáo dục thì nhất thiết nhà trường phải làm tốt công tác Xã hội hoá Giáo dục. Các cấp u Đảng, chính quyền địa phương phải nhận thc rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thc hiện Giáo dục. Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với cấp u Đảng, chính quyền địa phương, vận động tốt quần chúng nhân dân, các t chc chính tr xã hội tham gia thc hiện tốt các yêu cầu v xây dựng và phát triển giáo dục tại địa bàn mình phụ trách, nó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện giúp cho nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Bởi vì hiệu quả đào tạo cao sẽ là một phương tiện hùng mạnh nhất để nhà trường thiết phục và thiết lập được mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội.

 

 

C-   LỊCH S ĐỀ TÀI:

Qua nghiên cứu công tác Xã hội hóa của huyện Thủ Thừa và các cán bộ quản lý Giáo dục, bản thân tôi bức xúc trước thực trạng giáo dục của nhà trường trong thời gian qua cùng với thực trạng Phổ cập giáo dục của địa phương và nhất là vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, điều kiện học tập của các em học sinh còn quá nhiều khó khăn…. Một số em học sinh phải rời ghế nhà trường để phụ giúp cha mẹ mưu toan cuộc sống, một số em thiếu phương tiện học tập, chán học, học yếu rồi lưu ban nhiều năm rồi bỏ học, gia đình thiếu sự quan tâm giúp đỡ các em trong học tập, mặc phó cho nhà trường…Tỉ lệ HS lưu ban, bỏ học ngày càng cao, chất lượng giáo dục hàng năm không ổn định. Với vai trò và trách nhiệm của người làm công tác giáo dục, nên tôi đã cố gắng tìm ra một số giải pháp, tích lũy kinh nghiệm từ các đồng nghiệp làm công tác giáo dục nhiều năm, tôi quyết định đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra tình hình thực tế ở địa phương và tiến hành đánh giá, đề ra một số giải pháp cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và hạn chế học sinh lưu ban trong nhà trường. Qua gần 2 năm nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn, tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội cùng tham gia thực hiện công tác giáo dục. Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục tại địa phương trong hai năm qua ngày càng ổn định và có chiều hướng đi lên vững chắc, trong học sinh xuất hiện nhiều gương điển hình như Vượt khó - Học giỏi, giúp nhau học tập tiến bộ, nhiều phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” được duy trì và phát triển sâu rộng về nhiều mặt. Chính vì thế tôi đã đút kết thành “Một số kinh nghiệm làm Công tác Xã hội hóa Giáo dục” trong nhà trường Tiểu học.

Mặc dù đề tài còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự đồng tình ủng hộ, đóng góp ý kiến của các cấp Lãnh đạo cũng như các anh chị đồng nghiệp giúp cho đề tài này ngày được hoàn hảo hơn trong quá trình thực hiện cho những năm tiếp theo.

D-  PHẠM VI ĐỀ TÀI:

Đề tài này tôi nghiên cứu tình hình thực tế của đơn vị và địa bàn trong huyện thông qua việc thực hiện sự chỉ đạo cũa Lãnh đạo ngành GD-ĐT với việc vận dụng kinh nghiệm của các anh chị làm công tác Quản lý giáo dục, tôi đã mạnh dạn áp dụng ở trường Tiểu học Mỹ Thạnh B từ đầu năm học 2006-2007 đến nay. Vì Trường TH Mỹ Thạnh B có đặc điểm tình hình giống như các xã vùng sâu của huyện, đời sống kinh tế văn hóa xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển giáo dục ở địa phương. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu và áp dụng tôi chỉ đi sâu vào các nội dung có mối quan hệ, tác động trực tiếp vào môi trường giáo dục xã hội ở địa phương.

 

 

 

 

II-               NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:

A-  THC TRẠNG ĐỀ TÀI:

Nhìn chung, Trường TH Mỹ Thạnh B là một trường thuộc vùng sâu của huyện Thủ Thừa, đường đi lại khó khăn, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, đa phần nhân dân nơi đây sống bằng nghề trồng cây lúa nước và chăn nuôi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng trình độ văn hóa còn thấp, PHHS ít quan tâm chăm sóc nuôi dạy con em mình, khoảng cách từ nhà đến trường khá xa, có nơi các em học sinh đi đến trường trên 2km,  cùng với việc học yếu gây nên chán học, bỏ học hàng năm khá cao. Chất lượng Giáo dục đào tạo trong những năm trước đây không ổn định. Cụ thể như sau:

 

Năm học

Tổng số học sinh

Chất lượng giáo dục (lên lớp)

Học sinh bỏ học

Số lượng

Tỉ lệ

2005-2006

218

208 (95,4%)

6

2,75%

2006-2007

204

196 (96,1)

4

1,96%

2007-2008

194

188 (96,9)

4

2,0

2008-2009

182

 

3

1,64%

 

Bên cạnh đó thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn đòi hỏi các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư, bổ sung sửa chữa kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học trong nhà trường. Nếu như nhà trường cứ trong chờ ở cấp trên về mọi mặt thì sẽ không đáp ứng kịp thời chu nhu cầu giảng dạy hiện tại. Trước tình hình khó khăn chung của đất nước, chất lượng giáo dục và tình hình học sinh bỏ học ngày càng gia tăng nên tôi thiết nghĩ mình cần phải nỗ lực làm công tác Xã hội hóa Giáo dục ngay trong đơn vị mình quản lý nhằm từng bước làm chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự bền vững về lâu,về dài, hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm, đồng thời bổ sung, sửa chữa các trang thiết bị tối thiểu phục vụ tốt cho nhu cầu dạy và học trong đơn vị thông qua sự chỉ đạo, giúp đỡ của Lãnh đạo các cấp, sự hỗ trợ, hợp tác từ phía cộng đồng bằng nhiều nguồn lực khác nhau.

Hội Phụ huynh học sinh trong những năm học trước đây, chưa xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình phối kết hợp với nhà trường, chưa tự nguyện, chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục.

Các đoàn thể địa phương còn lơ là, phó thác công tác giáo dục cho nhà trường, đôi khi đối tượng học sinh học yếu kém, bỏ học lại là con của các cán bộ đoàn thể.

 

 

 

 

 

 

 

B-   NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:

Để chỉ đạo và làm tốt Công tác xã hội hóa Giáo dục đòi hỏi người Cán bộ quản lý nhà trường phải nắm vững cơ sở lý luận giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, các văn bản có tính pháp quy của cấp trên, am hiểu cụ thể về tình hình địa phương, trường học nơi mình quản lý để từ đó có tác động hợp lý. Do đó, người Hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc lập kế hoạch, xây dựng bộ máy chỉ đạo công tác Xã hội hóa Giáo dục, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỷ cương, nề nếp của nhà trường, Hiệu trưởng rèn luyện nghệ thuật giao tiếp, tham mưuXây dựng quỹ Hội Cha mẹ học sinh là việc làm hết sức cần thiết.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thực hiện “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, xã hội hóa” theo NQ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục.

C-   BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

1-                         Lập kế hoạch chỉ đạo Công tác Xã hội hóa Giáo dục một cách khoa học và thiết thực:

Ngay từ đầu năm học, qua nghiên cứu tình hình đơn vị trong những năm học trước, tôi xác định ngay mục tiêu trước mắt và lâu dài, quyết định chương trình hành động cho bản thân, tìm kiếm nguồn lực và điều kiện để nhà trường đi vào hoạt động sao cho chất lượng giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả.

1.1-                  Xây dựng môi trường Sư phạm thân thiện:

Hiệu trưởng cần chú trọng ngay đến công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường, phát động sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 và triển khai thực hiện phong trào này đạt hiệu quả thiết thực.

Xây dựng môi trường Sư phạm thân thiện trong nhà trường đó là xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa Thầy và Trò, giữa bạn bè, giữa cá nhân với tập thể. Đó là mối quan hệ giữa con người với con người, những mối quan hệ tốt đẹp nhằm xây dựng bản chất trong đạo đức, hình thành nhân cách trẻ.

Chỉ đạo Xã hội hóa Giáo dục ở trường TH là điều kiện quan trọng  của việc dạy và học, xây dựng tập thể Sư phạm vững mạnh, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của Giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Coi chất lượng Giáo dục và Đào tạo vừa là mục tiêu vừa là phương tiện chỉ đạo Xã hội hóa Giáo dục ở nhà trường; Việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỷ cương, nền nếp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục trong nhà trường thì mới thuyết phục được Phụ huynh học sinh và các tầng lớp xã hội tham gia làm công tác Giáo dục tại địa phương.

1.2-                  Xây dựng môi trường Gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, đảm bảo sự bền vững của cơ cấu xã hội nên gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục con em mình, bởi vì thời gian các em ở nhà nhiều hơn ở trường. Chinh cha mẹ mới là người biết rõ hết những tính cách, đặc điểm của các em để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tuy nhiên do tình hình, đặc điểm ở nông thôn, phụ huynh  thường bận công việc làm kinh tế, ít chú tâm đến việc giáo dục, ít quan tâm đến việc học hành của các em, thường giao khoán cho nhà trường giảng dạy và giáo dục, nếu như nhà trường không quan tâm nữa thìo công tác giáo dục sẽ kém hiệu quả. Do d0ó, nhà trường phải thường xuyên giữ mối liên lạc với gia đình, khi biết được con em mình học yếu, chưa ngoan thì gia đình mới quan tâm hơn. Những gia đình hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thì họ sẽ dành nhiều tâm huyết  cho việc học tập của con em mình dù hoàn cảnh của họ có gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm phải là nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền cho PHHS hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái họ tại gia đình và trong nhà trường, họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc học tập của học sinh và với nhà trường. Từ đó họ sẽ tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ Giáo dục học sinh… Nhận thức được điều này, tôi có sự chỉ đạo tốt cho Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình như: Điều tra, thăm hỏi từng gia đình học sinh, tổ chức tốt Đại hội CMHS, họp PHHS định kỳ để báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo từng giai đoạn của năm học, bàn bạc với PHHS tìm ra các giải pháp thiết thực để giáo dục các em về mọi mặt. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và xã hội ngày càng bền vững, tạo niềm tin trong giáo dục của nhà trường.

1.3-                  Xây dựng môi trường Xã hội tích cực:

Tác động của xã hội ảnh hưởng rất lớn đến tư cách đạo đức trẻ. Hiện nay các tụ điểm vui chơi, internet thu hút học sinh rất lớn, các em thường xuyên trốn học để tham gia, quên đi việc học của mình, lâu dần thành thói quen và dẫn đến bỏ học. Do đó nhà trường cần phải kết hợp chặt chẽ với UBND xã để nhắc nhở các tụ điểm vui chơi không chứa chấp, tạo điều kiện cho học sinh bỏ học, trốn học.Ngoài ra, nhà trường cần kết hợp với các lực lượng xã hội bên ngoài nhằm phát huy tốt mọi tiềm năng cho giáo dục, nếu Hiệu trưởng nhà trường biết liên kết họ lại để tạo ra tác động giáo dục tích cực, đó là các đoàn thể địa phương, các tầng lớp nhân dân kể cả các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các nhà doanh nghiệp… Tạo sự hỗ trợ đóng góp về vật chất, tinh thần cho công tác giáo dục trong nhà trường cũng như ở từng gia đình, nơi các em sinh sống. Đặc biệt là xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tạo niềm tin cho PHHS, cộng đồng xã hội về giá trị của việc được Giáo dục, giá trị học vấn đối với từng cá nhân học sinh, hình thành nhân cách sống cho các em sau này.

Các lực lượng xã hội tích cực hỗ trợ nhà trường trong công tác huy động học sinh ra lớp đầu năm, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp, vận động học viên ra lớp PCGD TH, góp phần PCGDTH-ĐĐT… Chính họ cũng là người hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác xây dựng trường lớp, tạo nên cảnh quang sư phạm tích cực và thân thiện.

Trong những năm học qua nhà trường nhờ làm tốt công tác này nên nhà trường đã huy động được sự đóng góp thiết thực của tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, các mạnh thường quân về nhiều mặt, góp phần cho nhà trường giữ vững chất lượng giáo dục về mọi mặt, đạt nhiều thành tích trong thi đua học tập văn hóa, văn nghệ, TDTT…. (Xem phụ lục 1 và 2)

2-                         Thiết lập bộ máy chỉ đạo Công tác xã hội hóa Giáo dục:

2.1-                  Tham mưu Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương:

Đảng bộ và chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý Xã hội hóa Giáo dục tại địa phương: Đề ra phương hướng, chủ trương, giải pháp để thực hiện mục tiêu dân trí, nhân lực và nhân tài, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong cộng đồng xã hội.

Xã hội hóa Giáo dục thực sự đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức của chính quyền, và sự tham gia tác động của các tổ chức xã hội, đoàn thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu chiến lược cho sự nghiệp giáo dục. Nâng cao nhận thức từ trong Đảng ra ngoài xã hội, làm cho cả xã hội hiểu rõ mục tiêu, đường lối, mục tiêu chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới để mọi người nhận thức rõ, tự nguyện, tự giác tham gia làm công tác Giáo dục.

Để huy động tốt và phối hợp được chặt chẽ với các lực lượng xã hội, các ngành, các giới tham gia vào công tác Giáo dục phải có cơ chế và hình thức phù hợp, với chức năng và tính chất của từng ngành mang tính phối hợp lâu dài theo mục tiêu và biện pháp theo từng thời điểm thích hợp.

Trong thời gian qua, tôi thường xuyên thực hiện công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là thực hiện theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo ngành Giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng cho công tác Giáo dục, thành lập Hội CMHS, củng cố Hội khuyến học, …

2.2-                  Củng cố Hội cha mẹ học sinh:

Đầu mỗi năm học, tôi đã chỉ đạo cho GVCN tổ chức hợp PHHS để triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường đồng thời vạch ra phương hướng hoạt động của chi hội nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục, bầu ra chi hội trưởng đại diện cho các PHHS, BCH hội hoạt động góp phần cùng nhà trường thực hiện công tác Giáo dục.

Hội CMHS là một tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh được thành lập dưới sự gợi ý và hỗ trợ của nhà trường. Hội được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội CMHS, đảm bảo sự cộng tác giữa nhà trường - gia đình được thường xuyên và đạt hiệu quả. Hội CMHS là điểm tựa quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác. Hội CMHS giúp đỡ đắc lực cho nhà trường trong quá trình giáo dục con em của mình ở tại gia đình.

2.3-                  Thành lập Ban đại diện Cha mẹ học sinh ở từng điểm trường:

Ngay từ đầu năm học, nhà trường cho tiến hành họp PHHS ở từng điểm trường, bầu ra Ban đại diện CMHS. Vì họ là những người hiểu rõ hoàn cảnh của từng gia đình học sinh về tình hình sức khoẻ, đời sống, phong cách giao tiếp và nhu cầu của từng gia đình học sinh. Họ cũng là người đại diện cho trẻ em và cộng đồng dân cư trong việc đi học và tiên bộ của trẻ trong học tập, vui chơi, sinh hoạt… làm cho trẻ thích thú đi học hơn.

Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp nhà trường nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất tại điểm trường. Hỗ trợ cho nhà trường trong việc xây dựng môi trường và cảnh quang sư phạm nhằm thu hút học sinh hơn trong quá trình học tập văn hoá cũng như sinh hoạt vui chơi giải trí.

2.4-                  Củng cố Hội khuyến học:

Hiệu trưởng thường xuyên tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương để củng cố Hội khuyến học của xã, chỉ đạo hội và hướng dẫn Hội khuyến học hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt, khuyến khích phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường nhằm phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời qua đó xây dựng nền móng vững chắc nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục tại địa phương.

2.5-                  Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Ban ngành đoàn thể xã hội:

Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên tham mưu với Cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo cho các ban ngành đoàn thể xã hội: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Văn hoá thong tin …, tạo điều kiện thuận lợi, cùng phối hợp với nhà trường chăm lo cho sự nghiệp giáo dục bằng nhiều hình thức, cùng nhà trường huy động học sinh ra lớp đầu năm, vận động trẻ bỏ học trở lại lớp kịp thời, huy động học viên ra lớp phổ cập nhằm duy trì tốt các chỉ tiêu PCGDTH-ĐĐT.

Ngoài ra, nhà trường trong những năm qua đã mạnh dạn tranh thủ sự đóng góp của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong việc cải tạo, bổ sung, trang bị cơ sở vật chất cho trường học nhằm phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường như: quần áo, cặp, tập, viết, ghế HS ngồi sinh hoạt dưới cờ và các vật dụng khác. (xem phụ lục)

3-                         Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỷ cương, nề nếp của nhà trường:

Đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch năm học, phát động các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục của nhà trường vừa là mục tiêu, phương tiện của công tác xã hội hoá giáo dục.

Phong trào thi đổi mới phương pháp dạy học là phong trào có tác dụng tích cực và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giúp các em học tập đạt chất lượng hơn.

Nhà trường phải quan tâm hàng đầu công tác xây dựng kỉ cương nề nếp trong lớp, trong trường tạo môi trường học tập trong sáng, lành mạnh để giúp các em học tập tốt hơn, giúp các em ham thích học tập hạn chế tỉ lệ học sinh lưu ban, b học. Đặc biệt, nhà trường cần tổ chức tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Từ đó sẽ tạo được niềm vui cho các em khi đến trường, hình thành những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ cho các em, giúp các em gắn bó với mái trường, với thầy cô giáo, bạn bè thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các tró chơi dân gian, … để thu hút nhiều đối tượng tham gia.

Nhà trường chú trọng xây dựng mối liên hệ thân thiện giữa Thầy và trò. Đây là điều kiện tiên quyết để quyết định sự thành công và thất bại của nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh. Bởi vì dù học yếu, dù khó khăn nhưng mỗi bản thân học sinh cũng đều được yêu thương, thích nghe những lời giảng ngọt ngào hơn là lời la rầy, chê bai các em, gây cảnh chán học rồi bỏ học,…. Do đó vai trò của GVCN cũng rất quan trọng, đòi hỏi người thầy phải có sự tâm huyết nghề nghiệp cao, có tình yêu thương đối với học sinh, là một nhà tâm lý giỏi để am hiểu cá tính của từng em mà từ đó có lưa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Phong trào thi đua dạy tốt học tốt là nhân tố tích cực góp phần thành công trong công tác xã hội hoá giáo dục. Do vậy, sau khi nhà trường tổ chức Đại hội CNVC đầu năm, kết hợp với các đoàn thể nhà trường phát động phong trào thi đua “Đổi mới phương pháp dạy học” 2 lần/năm theo chủ điểm 20/11 và 26/3 để CBGV có điều kiện học tập và trao dồi chuyên môn nghiệp vụ; thi đua rèn chữ viết trong giáo viên và học sinh thông qua cuộc thi VSCĐ 2 lần/năm; CBGV mạnh dạn đăng kí danh hiệu thi đua cấp cơ sở (trong năm học 2008-2009 là 05 CBGV đến nay đã hoàn thành phần thi lý thuyết và thi tiết dạy, trong đó có 1 giáo viên thi đạt tiết dạy cấp tỉnh).

Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho CB, GV tham gia học tập chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dng đội ngũ là yếu tố đảm bảo chất lượng. Đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị trong nhà trường. Công tác xây dựng đội ngũ là phải xây dựng nhiều mặt, nhiều nội dung, nhiều bin pháp khác nhau đòi hỏi có tính tổng hợp cao và phải huy động nhiều lực lượng tham gia. Nội dung của công tác xây dựng đội ngũ thuộc trách nhiệm của Hiệu trưởng thông qua công tác thi đua nhằm xây dựng những điều kiện ảnh hưởng tích cực tới tập thể, tạo nện nhân tố tích cực cho bầu không khí xã hội lành mạnh. Động viên lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật trong giảng dạy, công tác từ đó mỗi cán bộ giáo viên tự điều chỉnh mình, đảm bảo kỉ cương trong các hoạt đng  giáo dục  và dạy học để thực hiện tốt nề nếp, kỉ cương, thực hiện tốt lương tâm nhà giáo, tình thương đối với đồng nghiệp, với học sinh, giáo viên thực hin tốt tinh thần trách nhiệm trong hoạt động giáo dục và dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong năm học 2008-2009 nhà trường đã khuyến khích, tạo điều kiện tốt cho 9 giáo viên tham gia học lớp Đại học từ xa, kết hợp với cuộc vận động “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học” đến nay có 9/11 GV sử dụng máy tính, áp dụng vào giảng dạy được 8 tiết.

4-   Hiệu trưởng rèn luyện nghệ thuật giao tiếp, tham mưu :

Hiệu  trưởng thường xuyên liên hệ với cấp Lãnh đạo cấp trên, Cấp u Đảng, Chính quyền địa phương cũng như các ban nghành đoàn thể trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trong việc trang bị và sữa chữa cơ sở vật chất cho nhà trường hoạt động. Người Hiệu trưởng phải hiểu biết sâu sắc đặc điểm của cá nhân và tập thể trong cộng đồng để thuyết phục, thiết lập mối quan hệ, biết tổ chức hội họp, toạ đàm, gặp gỡ riêng thăm hỏi chúc mừng đúng chỗ, đúng lúc nhằm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. nếu người Hiệu trưởng tham mưu không đúng  nơi, đúng lúc thì  khó thuyết phục được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cho  nhà trường trong công tác xây dựng và sữa chũa cơ sở vật chất … cũng như trong việc hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả.

5-   Xây dựng quỹ Hội Cha mẹ học sinh :

Trong cuộc họp PHHS đầu năm giáo viên chủ nhiệm phải gợi ý cho chi hội thống nhất quyên góp tiền Hội phí cho chi hội hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, cũng như giúp nhà trường trang bị một số cơ sở vật chất cần thiết giúp các em học sinh học tập được tốt hơn tạo môi trường, cảnh quang sư phạm như hổ trợ giáo viên trồng kiểng, trồng cây xanh, đắp đường vào lớp học, hoặc tạo kinh phí cho những em học sinh nghèo có điều kiện đến trường, khuyến khích những em học sinh giỏi phấn đấu vươn lên trong học tập …

Tiền hội phí là tiền mang tính chất quyên góp do chi hội vận động tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế của từng điểm trường, hoàn cảnh của từng phụ huynh học sinh …Nguồn hội phí phải được sử dụng đúng mục đích giáo dục thì mới thuyết phục được phụ huynh học sinh tham gia tích cực: khen thưởng HS có thành tích xuất sắc trong học tập, các phong trào thi đua, hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, …

6-   Thường xuyên kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục :

Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục nhằm để kịp thời đánh giá công tác xã hội hoá giáo dục của địa phương nhằm kịp thời tham mưu với các cấp lãnh đạo có biện pháp chỉ đạo kịp thời cho nhà trường, các ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện, điều chỉnh kịp thời công tác xã hội hoá giáo dục giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Hiệu trưởng cần biết gắn mục tiêu giáo dục của nhà trường với trách nhiệm của toàn xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D-  KẾT QU, CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Qua hai năm nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm vào thực tế trong nhà trường đã mang lại hiệu quả thiết thực, chất lượng Giáo dục trong nhà trường được giữ vững, nhiều phong trào thi đua, gương điển hình “Dạy tốt – Học tốt”, “Vượt khó – Học giỏi”, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, … được phát huy mạnh mẽ, tỉ lệ HS bỏ học, lưu ban giảm đi ngày càng rõ rệt, số trẻ trong địa bàn hàng năm được huy động vào lớp 1 đạt 100%. Đó chính là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, NQ của Đảng đi vào cuộc sống, tạo được sự phối hợp mạnh mẽ, đồng bộ với các đoàn thể, quần chúng nhân dân với nhau, cùng nhau thực hiện công tác Xã hội hóa Giáo dục, được sự đồng tình của toàn xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt vật chất, tinh thần làm cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục đào tạo trong thời gian qua (xem phụ lục).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III-            KẾT LUẬN:

A-  TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:

Để chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục trong trường tiểu học thành công người Hiệu trưởng nhà trường phải biết nắm vững các nguyên tắc cơ bản:

-     Lập kế hoạch giáo dục một cách khoa học và thiết thực: nhằm xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài để quyết định chương trình hành động, tìm kiếm nguồn lực và điều kiện để duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của đơn vị.

-     Nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 theo NQ Đại hội lần thứ IX của Đảng.

-     Thiết lập bộ máy chỉ đạo xã hội hoá giáo dục có hiệu lực và đi vào hoạt động có hiệu quả.

-     Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỉ cương, nề nếp ở nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại của nhà trường. Nắm chắc danh sách các đối tượng học sinh học yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏ học, lưu ý các em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ giữa học kì I.

-     Hiệu trưởng rèn luyện nghệ thuật giao tiếp, tham mưu. Vì khi có nghệ thuật giao tiếp tham mưu tốt thì người Hiệu trưởng dể dàng thuyết phục, hay thiết lập mối quan hệ tốt giúp lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương ngày càng có chất lượng.

-     Xây dựng quỹ Hội cha mẹ học sinh nhằm động viên, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, khuyến khích học sinh giỏi, những giáo viên và cha mẹ học sinh có thành tích tốt trong công tác xã hội hoá giáo dục.

-     Ngoài ra Hiệu trưởng còn phải thường xuyên kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương để kịp thời đánh giá, tham mưu kịp thời cấp u Đảng, Chính quyền địa phương điều chỉnh kịp thời công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng của địa phương .

B-   PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, cùng với sự lựa chọn, tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng đề tài này vào đơn vị trường TH Mỹ Thạnh B trong thời gian qua mang lại hiệu quả thiết thực, chất lượng Giáo dục trong thời gian qua được giữ vững, phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong nhà trường ngày được nâng cao, số lượng học sinh bỏ học, lưu ban giảm đi ngày càng rõ rệt, phong trào thi đua về văn nghệ, TDTT đạt được nhiều thành tích tốt, được sự quan tâm thiết thực và giúp đỡ về nhiều mặt của các tầng lớp trong xã hội, góp phần làm cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục đào tạo. Tôi thiết nghĩ đề tài này sẽ được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện nhà trong thời gian tới.

 

 

C-   KIẾN NGH VỚI CÁC CẤP V ĐIỀU KIỆN THC HIỆN:

1-    Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ở các đơn vị nhất là các trường vùng sâu của huyện theo các mục tiêu ưu tiên, các chương trình Quốc gia về phát triển Giáo dục.

2-    Phát huy tốt vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hội thanh niên - Sinh viên, Hội PHHS, Hội khuyến học, các đoàn thể xã hội, … huy động nhiều nguồn lực, vật chất và trí tuệ của xã hội cho sự nghiệp hóa Giáo dục, tranh thủ sự đóng góp của các thành phần kinh tế xã hội cho Giáo dục. Các cơ quan Lãnh đạo và Quản lý Giáo dục cần động viên toàn dân chăm lo xây dựng, vun đắp cho sự nghiệp Giáo dục theo lòi dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

3-    Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường làm tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác này. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV-             PHẦN PH LỤC:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

I-                 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

A- Đặt vấn đề:       trang 2

B- Mục đích đề tài:      trang 3

C- Lịch sử đề tài:      trang 3

D- Phạm vi đề tài:      trang 4

II-              NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:

A- Thực trạng đề tài:      trang 5

B- Nội dung cần giải quyết:     trang 8

C- Biện pháp giải quyết:     trang 10

D- Kết quả, chuyển biến đối tượng:   trang 16

III-          KẾT LUẬN:

A- Tóm lược giải pháp:     trang 18

B- Phạm vi, đối tượng áp dụng:    trang 19

C- Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện: trang 19

IV-         PHẦN PHỤ LỤC:       trang 13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1- Điều lệ nhà trường Tiểu học

2- Luật giáo dục Tiểu học

3- Điều lệ Công Đoàn

4- Giáo trình bồi dưỡng HT trường Tiểu học,NXB Hà Nội 2006

5- Giáo dục Hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội

6- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7- Mộ số vấn đề Quản lý Giáo dục

8- Tạp chí Giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG AN

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỦ THỪA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề tài kinh nghiệm :

 

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM

CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN BA

TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THẠNH B

Tháng 4/2009


  • Nhận xét đánh giá hội đồng KHGD nhà trường:

     - Tác dụng của SKKN:.....................................

-....................................................

     - Tính thực tiễn: .........................................

-....................................................

     - Hiệu quả: .............................................

     - Xếp loại: .............................................

 

 

                                                                Mỹ Thạnh, ngày     tháng    năm 2009

 CT.HĐKHGD

 (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

  • Nhận xét đánh giá hội đồng KHGD Phòng giáo dục:

     - Tác dụng của SKKN:.....................................

- ...................................................

     - Tính thực tiễn: .........................................

- ...................................................

     - Hiệu quả: .............................................

     - Xếp loại: .............................................

 

                                                                             ……………, ngày     tháng    năm 2009

 CT.HĐKHGD

 (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

  • Nhận xét đánh giá hội đồng KHGD Sở GD – ĐT

     - Tác dụng của SKKN:.....................................

- ...................................................

     - Tính thực tiễn: .........................................

-....................................................

     - Hiệu quả: .............................................

     - Xếp loại: .............................................

 ……………, ngày     tháng    năm 200

 CT.HĐKHGD

 (ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  1.     Quy trình về hình thức:

-          Viết trên khổ giấy A4, đánh máy hoặc viết tay. Nếu  thiếu giấy trong mẫu thì gắn giấy vào phần viết theâm.

-          Phải ghi đầy đủ tên đề tài, họ tên, đơn vị, tháng năm hoàn thành vào đúng chỗ quy định

  1. Trình tự của bài viết:
    1.    Trình tự gợi ý ở trang 3, có thể thêm các phần khác nhưng không thiếu các phần trong trình tự đã nêu.
    2.    Lưu ý các mục sau:
  • Mục I:
  • Mục 1.1:
    Nêu rõ lý do chọn đề tài: cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, …
  • Mục 1.2:
    Nêu rõ lý do chọn đề tài nhằm giải quyết vần đề gì.
  • Mục 1.3:
    Lịch sử đề tài: nêu rõ quá trình hình thành đề tài
  • Mục 1.4:
    Nêu khái niệm kinh nghiệm SKKN đã làm: từ lúc nào ở đâu?

Đối tượng nào ?

  • Mục II:

(1): Miêu tả, thống kê số liệu cũae thực tế trước khi áp dụng kinh nghiệm, SKKN, v.v…

(2): Từ thực tế, rút ra điều gì phải làm: co sở lý luận, v.v….

(3): Miêu tả tiến trình thực hiện, các giải pháp, kinh nghiệm, SKNN: Nêu rõ các pháp thực hiện đề tài.

(4): Đánh giá kết quả đã đạt được: Thống kê số liệu cụ thể (nếu có), các mặt diễn biến của đối tượng.

  • Mục III:

(1): Tóm lược giải pháp đúc kết kinh nghiệm đã nêu: rõ rang dễ hiểu … có thể nâng lên về mặt lý luận.

(2): Giá trị của kinh nghiệm, SKKN: áp dụng ở đâu? Đối tượng nào?

(3): Nêu những kiến nghị là những yêu cầu tối thiểu đễ hỗ trợ cho việc thực hiện kinh nghiệm, SKKN đã nêu.

  1. Gợi ý cách chọn đề tài:
    1.    Loại đề tài mang tính chất chung: Giáo dục đạo đức của học sinh, giáo dục học sinh cá biệt, rèn luyện học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản lý lao động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường học, tổ chức một lớp học, tổ chúc một nhóm học sinh, học tổ; Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, quản lý việc dạy học đũ 9 môn học bắt buộc ở tiểu học có hiệu quả, v.v…
    2.    Loại đề tài mang tính chất phục vụ bộ môn: VD nâng cao chất lượng phân môn học vần lớp 1, rèn luyện kỹ năng qua tiết luyện tập môn toán 5, để giúp nhớ lâu công thức toán ở lớp 6,7,…; Kinh nghiệm hướng dẫn thành công tiết thực hành môn sinh học lớp 8; Rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 3; làm thế nào đễ dạy tốt môn GDSK; Nâng cao môn giáo dục âm nhạc, rèn luyện kỹ năng tạo hình. v.v….
    3.    Loại đề tài sáng tạo đồ dung dạy học các ngành học các cấp học.
    4.    Loại đề tài áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tác giả khác: Phải ghi lại sáng kiến kinh nghiệm đã có, sau đó trình bài quá trình thực hiện, phương pháp giải pháp của cá nhân khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã có, kết quả đạt được.
    5.    Loại đế tài vận dụng SKKN của tác giả khác: Cần phải ghi rõ: vẩn dụng SKKN của tác giả nào? Áp dụng vào đối tượng nào? ….
    6.    Đối với cá nhân, nếu có đế tài tâm đắc, kiên trì áp dụng thì cũng được quyền viết lại trong đó:

      Có nêu giải pháp đã áp dụng trước đây (kinh nghiệm, SKKN cũ)

      Hiện tại điều chỉnh, bỗ sung nào? Áp dụng vào đối tượng nào? ……….

  1. Những sáng kiến kinh nghiệm của tập thể phải ghi rõ: đồng tác giả và có bản phân công cụ thể, kế hoạch thực hiện của tùng tác giả. Đối với loại sáng kiến kinh nghiệm này, nội dung đề tài phải nhằm giải quyết những vần đề lớn, trong phạm vi rộng: trường, huyện, tỉnh và được HĐKH cấp ngành tỉnh duyệt đồng ý mới được phép thực hiện.
  1. Tổ chức xem xét đánh giá kinh nghiệm, SKKN:

(1) SKKN được xem xét, đánh giá từ hội đồng KHGD của trường, Phòng giáo dục đào tạo, Sở GD – ĐT (có biên bản chung và có lời nhận xét, đánh giá trên từng SKKN ở trang 2)

(2) Dựa vào hình thức và nội dung bài viết, các bài viết(kinh nghiệm, SKKN) được đánh giá, xếp loại như sau:

  • Loại A:
    • Hình thức: đảm bảo theo đúng mẫu đã quy định
    • Nội dung: là những sáng kiến giải quyết được những vấn đề đúng đường lối, quan điểm giáo dục, đảm bảo tính khoa học, có những biện pháp cụ thể, thiết thực, sát đúng, có hiệu quả rỏ rệt có thể phổ biến cho ngành áp dụng rộng rãi trong tỉnh và có thể từ đó rút ra được một số vấn đề.
  • Loại C:
    • Hình thức: đảm bảo theo đúng mẫu quy định
    • Nội dung: là những SKKN bình thường giãie quyết được một số vấn đề cần thiết với những biện pháp cụ thể, đạt kết quả vừa phải, có thể phổ biến trong phạm vi trường học hoăc huyện, không phổ biến được trong tỉnh.
  • Loại B:
    • Hình thức: đảm bảo theo đúng mẫu quy định
    • Nội dung: là những SKKN chưa đạt loại A nhưng cao hơn loại C.
  • Không xếp loại: những sáng kiến kinh nghiệm không đạt yêu cầu
    • Sai quan điểm, đường lối, phương pháp giáo dục
    • Sáng kiến kinh nghiệm không có hiệu quả
    • Sáng kiến kinh nghiện không có tính khả thi
    • Loại bài biết không phải là SKKN
    • Loại bài viết sao chép tài liệu đã có.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET