I. Quy định về đề tài.

1.  Các kinh nghiệm của bản thân  được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn quản lý giáo dục; từ quá trình dạy học hoặc hoạt động giáo dục như: đổi mới phương pháp dạy học; các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ; công tác phổ cập; công tác xã hội hoá giáo dục; công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học; công tác thư viện; công tác thiết bị; công tác đoàn thể... phù hợp với lí luận, thực tiễn và được tổ chuyên môn, nhà trường đánh giá công nhận.

2. Việc áp dụng thành công và có cải tiến sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu của tác giả khác về các vấn đề nêu trên cũng được các tổ chuyên môn và hội đồng chấm các cấp đánh giá, công nhận.

II. Quy định về biểu điểm.

1. Hình thức: 1 điểm.

- In hoặc viết đẹp không có lỗi chính tả.

- Kết cấu đảm bảo hợp lý:

+ Đặt vấn đề.

+ Giải quyết vấn đề.

+ Kết luận và kiến nghị.

2. Nội dung: 19 điểm.

* Đặt vấn đề: 2 điểm.

- Nêu rõ được lý do chọn đề tài (ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, thể hiện việc lựa chọn đề tài là đúng).

- Tên đề tài phải tường minh, thể hiện rõ vấn đề nghiên cứu, đúc rút hoặc áp dụng. Với đề tài áp dụng SKKN hoặc đề tài nghiên cứu của tác giả khác phải ghi rõ: áp dụng SKKN (đề tài nghiên cứu) và nêu rõ tên, địa chỉ của tác giả đó cũng như tài liệu đã đăng tải SKKN hoặc đề tài nghiên cứu được áp dụng.

- Đề tài thể hiện được mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm hoặc áp dụng nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm (có thể không cần kết cấu thành mục riêng).

* Nội dung giải quyết vấn đề: 15 điểm.

- Trình bày, phân tích, lý giải, chứng minh, các giải pháp, kinh nghiệm đưa ra áp dụng được mục đích, nhiệm vụ và đề tài đặt ra một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng (với các áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu của tác giả khác phải thể hiện rõ điểm mới so với kinh nghiệm hoặc nghiên cứu đã có): 12 điểm.

- Nội dung đề tài có tác dụng thiết thực, có khả năng áp dụng rộng rãi, với các đề tài áp dụng SKKN hoặc nghiên cứu của tác giả khác phải nêu rõ kết quả đạt được sau khi áp dụng. 3 điểm.

* Kết luận và kiến nghị: 2 điểm.

- Khẳng định được kết quả thực hiện của đề tài so với mục đích, yêu cầu đặt ra (kết luận).

- Những đề xuất, kiến nghị hợp lý (với nhà trường, với ngành) nhằm triển khai, áp dụng kết quả nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả nhất.

III.  Cách xếp loại.

Dựa theo biểu điểm do Sở quy định, Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở tổ chức chấm và xếp loại từng sáng kiến kinh nghiệm hoặc áp dụng sáng kiến.

Việc xếp loại SKKN và áp dụng SKKN phải vừa căn cứ vào nội dung bản SKKN (thể hiện qua kết quả chấm bằng điểm số), vừa căn cứ vào sự phù hợp giữa kết quả thực tế công tác quản lý chỉ đạo, giảng dạy của tác giả với SKKN và áp dụng SKKN  của tác giả đó.

Đối với các đề tài về dạy học, phải dạy từ 2-3 tiết để báo cáo kết quả thực tế với tổ chuyên môn; các đề tài về hoạt động ngoại khoá, công tác quản lí phải có hoạt động thực tế hiệu quả đã được thực hiện.

Lãnh đạo Hội đồng căn cứ vào kết quả chấm của giám khảo và kết quả công tác quản lý chỉ đạo, giảng dạy để quyết định xếp loại từng SKKN, trong đó:

- Loại A: Không dưới 18 điểm.

- Loại B: Không dưới 15 điểm.

- Loại C: Không dưới 12 điểm.

IV. Về thời gian và quy trình chấm.

1. Cấp trường:

Dựa vào biểu điểm do Sở GD&ĐT quy định ở trên, Hội đồng chấm SKKN cấp trường chấm và xếp loại từng SKKN hoặc áp dụng SKKN qua 2 vòng:

 Vòng 1:

Nghiệm thu ở tổ, nhóm chuyên môn: đề tài viết về lĩnh vực gì thì phải được đơn vị và nhóm chuyên môn có liên quan về lĩnh vực đó nghiệm thu. Ví dụ: Đề tài viết về bộ môn Toán, phải được nhóm Toán thông qua; đề tài về công tác quản lí, phải được Ban giám hiệu nhà trường thông qua; đề tài viết về hoạt động Công đoàn phải được Ban chấp hành công đoàn thông qua...

Qua thanh, kiểm tra thực tế cho thấy: có một số trường quy trình xét SKKN không đảm bảo tính khoa học và khách quan, giáo viên có SKKN cuối năm học mới bắt đầu viết, sau đó nộp cho Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng chấm và lựa chọn nộp về Phòng Giáo dục, không được tổ chuyên môn và các đồng nghiệp có kinh nghiệm thông qua, góp ý bổ sung.

Vòng 2:

Hội đồng nghiệm thu cấp trường cần có thành viên đại diện Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đại diện cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đúng chuyên môn tham gia. Thành viên của hội đồng chấm không nên cố định mà phải rất linh hoạt cho phù hợp với từng đề tài, không để tình trạng người chấm không đúng chuyên môn của đề tài.

Hội đồng chấm cấp trường cần dựa vào kết quả việc dự giờ đánh giá của tổ chuyên môn hoặc thông qua các hoạt động cụ thể trong trường( của tác giả đề tài) để đánh giá kết quả thực tiễn của đề tài. Các biên bản về kết quả thực tế của đề tài được lưu giữ  tại Hội đồng chấm của nhà trường.

Hội đồng nhà trường sau khi tổ chức chấm xong cần thông báo kết quả cụ thể đến các tổ chuyên môn và giáo viên, để tránh những nghi ngờ thắc mắc không cần thiết xảy ra.

2. Về thời gian:

Các đơn vị nộp những sáng kiến loại A về Phòng giáo dục vào ngày 04. 4. 2008 cho đồng chí Bích Liên( cán bộ phụ trách công tác Thi đua-Thanh tra)

       3. Về hình thức trình bày.

       1. Trang đầu tiên: Trang bìa trình bày theo mẫu số 1.

        2. Trang thứ hai: Trình bầy theo mẫu số 2. (Phòng GD dọc phách trang này).

       3. Trang thứ ba: Trình bày theo mẫu số 3. Sau khi chấm và xét duyệt xong, với các sáng kiến được xếp loại A, hội đồng chấm của Phòng Giáo dục ghi tên tác giả, đơn vị công tác vào trang này để nộp về Sở.

Nội dung sáng kiến trình bày từ trang thứ tư.

Chú ý:

1. Không đóng giấy bóng kính phía ngoài trang bìa.

2. Không ký tên, ghi tên trường hoặc tên tác giả, nhận xét, đánh giá vào bất cứ trang nào khác ngoài các trang theo quy định; Không nêu tên trường, đơn vị cụ thể vào nội dung sáng kiến.

3. Các đơn vị khi nộp sáng kiến được xếp loại A về Phòng Giáo dục phải nộp kèm theo danh sách (mẫu 4) và đĩa mềm hoặc gửi qua hộp thư điện tử của đồng chí Bích Liên  (với đơn vị có từ 5 đề tài trở lên)  ghi danh sách đó.

4. Tất cả các SKKN nộp không đúng theo các quy định về thời gian, nội dung, hình thức quy định ở trên sẽ không được Hội đồng chấm công nhận.

Mỗi SKKN được xếp loại cấp tỉnh được bảo lưu và sử dụng một lần để xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh( thời gian 3 năm). Mỗi SKKN được xếp loại cấp thành phố được bảo lưu và sử dụng một lần để xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hàng năm.

Nhận được công văn, đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai và thực hiện nghiêm túc những quy định như đã nêu.

 

Nơi nhận:

- Như “kính gửi”.

- Lãnh đạo PGD (để báo cáo).

- Lưu.

Trưởng phòng

 

Thạc sĩ. Hà Tuấn Phục

 

nguon VI OLET