A.HƯỚNG DẪN
Tập huấn đánh giá học sinh cấp tiểu học theo
Thông tư 30/TT-BGD ĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

I. Mục đích
1. Giúp cho CBQL, giáo viên nâng cao đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (kỹ thuật đánh giá, đánh giá thường xuyên, cách đánh giá bằng nhận xét,...). Nâng cao chất lượng dạy - học.
2. Rà soát lại, bổ sung, chỉnh sửa một số loại Hồ sơ đánh giá học sinh cho phù hợp với Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
II. Tài liệu tập huấn
1. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 21/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Tài liệu tập huấn Đánh giá học sinh tiểu học (Tài liệu tập huấn tại Trung ương).
3. Học bạ tiểu học (Học bạ theo TT 32; mô hình VNEN; học bạ theo TT 30)
4. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục đối với giáo viên bộ môn
5. Sổ theo dõi chất lượng đối với giáo viên chủ nhiệm
Lưu ý: Mỗi giáo viên tham dự tập huấn phải đầy đủ các tài liệu trên
II. Hình thức và nội dung tập huấn
1. Hình thức tập huấn: Chia nhóm và nêu vấn đề để các nhóm thảo luận, trình bày. Báo cáo viên định hướng và thống nhất các nội dung
2. Nội dung tập huấn
Hoạt động 1. Thảo luận về TT 30
Câu hỏi: Ở trường bản thân các anh (chị) và giáo viên đã được tiếp cận với TT tư 30 chưa? Nêu các ý kiến thuận lợi khó khăn khi thực hiện thông tư 30? Những vấn đề cần phải làm rõ khi thực hiện TT 30?
Hoạt động 2: Quan điểm Đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30
Câu hỏi thảo luận:
1. Mục đích đánh giá là gì ?
2. Hoạt động đánh giá gồm những hoạt động nào ?
3. Nội dung đánh giá gồm những gì ?
4. Đánh giá bằng cách nào ?
5. Đối tượng tham gia đánh giá gồm những ai ?
6. Cách ĐGTX bằng nhận xét đối với các môn học và hoạt động giáo dục (HĐGD)
Hoạt động 3: Định hướng về đánh giá thường xuyên bằng nhận xét theo quan điểm mới (TT 30)
Thảo luận nhóm về :
1. Điểm khác nhau giữa ĐGTX và ĐG định kì
2. Mục đích của ĐGTX
3. Nội dung ĐGTX
4. Đối tượng tham gia ĐGTX
5. Thời điểm ĐGTX
6. Nguyên tắc đánh giá
7. Cách thức ĐGTX
Ý kiến
Đánh giá TX là gì ? Mục đích của ĐGTX ?
1. ĐGTX là ĐG trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
2. Trong ĐGTX, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm HS trong học tập, rèn luyện.
=> Mục đích đánh giá thường xuyên
- Động viên, khích lệ HS học tập, giúp HS học tốt hơn.
- Giúp GV điều chỉnh, đổi mới PP, hình thức tổ chức dạy học ngay trong quá trình thực hiện các hoạt động và kết thúc mỗi gia đoạn dạy học...-> cung cấp thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Đánh giá thường xuyên là Đánh giá cái gì ?
1. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
2. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh
3. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên gồm những ai ?
- Giáo viên
- Học sinh (tự ĐG và nhận xét, góp ý bạn)
- Phụ huynh đánh giá
Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và Kết quả học tập theo chuẩn KT, KN như thế nào ?
Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt
nguon VI OLET