I. ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

I.1. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, hoạt động giáo dục khác

MÔN TIẾNG VIỆT (Lớp 2, Tháng 9)

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần

(bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tập đọc

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý. Hiểu nội dung bài đọc.

VD 2 : Em đã đọc to hơn. Nhưng các từ quyển, nguệch ngoạc em còn phát âm chưa đúng, em nghe thầy/cô (hoặc bạn) đọc những từ ngữ này rồi em đọc lại.

 

1. Nội dung nhận xét :

- Đọc – hiểu nội dung các bài tập đọc trong tháng.

- Kể lại từng đoạn các câu chuyện đã học ở bài tập đọc.

- Viết đoạn thơ, đoạn văn theo yêu cầu; làm các bài tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh và phân biệt l/n, s/x, tr/ch, r/d/gi (hoặc an/ang, ăn/ăng, ân/âng, dấu hỏi/dấu ngã); Viết các chữ cái theo tên chữ, bước đầu sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.

- Viết các chữ cái A, Ă, Â, B, C hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ; Viết các câu ứng dụng theo cỡ nhỏ.

- Tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập, từ chỉ sự vật; đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu; đặt câu đơn giản, đặt câu theo mẫu Ai là gì; đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.

- Nghe và trả lời những câu hỏi về bản thân; nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn.

1

 


 

 

 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

* Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có) dành riêng cho từng HS :

- Em đọc to, rõ ràng bài đọc, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý.

- Em viết đúng, đẹp các bài tập viết và chính tả.

- Em kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em còn biết sử dụng cả điệu bộ, cử chỉ khi kể.

- Em đọc to, rõ, tuy nhiên em cần phát âm đúng các từ ngữ có âm đầu l/n, em cần đọc lại nhiều lần các từ ngữ này.

- Bài chính tả em đã trình bày sạch sẽ, nhưng tốc độ viết cần nhanh hơn, chú ý phân biệt s/x khi viết.

- Em nên đọc kĩ lại câu chuyện và quan sát tranh minh hoạ để kể cho đúng.

- Em đã viết được chữ B hoa. Nếu khi viết nét cong, em viết nửa cong dưới rộng hơn nửa cong trên một chút nữa thì chữ sẽ cân đối và đẹp hơn.

- Em cần sử dụng chính xác các  từ ngữ chỉ ngày/ tháng/năm để đặt câu cho đúng.

1

 


 

 

 

- Khi trả lời các câu hỏi về mình, em nên nói to, rõ hơn để các bạn có thể nghe được.

* Biện pháp chung để hỗ trợ HS chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tháng :

Ví dụ :

- Yêu cầu HS đọc lại các bài đọc để luyện đọc đúng, với những lỗi phát âm HS thường mắc, có thể đọc mẫu để HS đọc theo nhiều lần.

- Yêu cầu HS viết một số đoạn văn, thơ ngắn để tăng dần tốc độ khi viết chính tả; tìm hiểu kĩ nguyên nhân HS mắc lỗi chính tả để biên soạn, sưu tầm một số bài tập, trò chơi phù hợp giúp  HS phân biệt các âm, vần dễ lẫn. 

- Hướng dẫn kĩ HS điểm đặt bút, quy trình viết chữ cái hoa, cách nối nét, khoảng cách giữa các chữ để HS viết cho đúng.

1

 


 

 

 

- Giúp HS mở rộng vốn từ, nắm chắc cấu trúc câu để đặt câu đúng.

- Cho HS được nói, kể nhiều hơn trong nhóm, trước lớp để HS mạnh dạn, tự tin khi nói, kể.

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể chuyện

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Nội dung nhận xét :

    Kể từng đoạn câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đã biết dựa vào tranh và lời gợi ý, tập trung theo dõi bạn kể để kể được đúng, rõ ràng từng đoạn của câu chuyện.

VD 2 : Em chưa kể được từng đoạn của câu chuyện. Em hãy đọc lại câu chuyện, sau đó quan sát tranh vẽ và đọc lời gợi ý dưới tranh để tập kể.

Chính tả

Tập chép

Có công mài sắt, có ngày nên kim

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn trích trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Làm bài tập phân biệt c/k;

- Viết các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức 2 câu văn xuôi.

VD 2 : Em viết đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như: s/x, ch/tr. Sau dấu chấm em chưa viết hoa. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng.

Tập đọc

Tự thuật

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Tự thuật”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý. Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài.

VD 2 : Để trả lời câu hỏi 1 (Em biết những gì về bạn Thanh Hà ?), em đọc lại bài đọc, sau đó nói lại các thông tin về bạn như : họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,…

Luyện từ và câu

Từ và câu

1. Nội dung nhận xét :

- Làm bài tập để làm quen với các khái niệm về từ và câu;

- Tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.

- Đặt câu đơn giản.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em đã biết chọn đúng tên gọi cho mỗi sự vật, tìm được nhiều từ ngữ chỉ đồ dùng học tập, hoạt động và tính nết của học sinh. Biết sử dụng từ để đặt câu đơn giản theo tranh.

VD 2 : Để đặt được câu, em hãy quan sát kĩ bức tranh xem bức tranh vẽ gì, rồi đặt câu về nội dung bức tranh..

Tập viết

Chữ hoa A

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa A (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Anh (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Anh em thuận hòa (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Lần đầu học viết chữ hoa nhưng em đã viết đúng mẫu chữ A hoa, biết cách nối chữ A hoa với chữ n để viết tiếng Anh. Chữ viết đều, thẳng hàng, ngay ngắn.

VD 2 : Em đã rất cố gắng để viết được chữ A hoa. Nếu em cố gắng lượn nét 1 (gần giống nét móc ngược trái) trong khi viết tròn hơn thì chữ sẽ đẹp hơn.

Chính tả

Nghe - viết :

Ngày hôm qua đâu rồi ?

 

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 1 khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ?;

- Làm bài tập phân biệt l/n (hoặc an/ang);

- Viết đúng các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 

VD 1 : Em chép chính xác đoạn thơ, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

VD 2 : Em viết đảm bảo tốc độ. Các cái đầu câu em chưa viết hoa, mỗi dòng thơ em nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở thì bài viết sẽ đẹp hơn. Em viết lại đoạn thơ vào vở.

 

Tập làm văn

Tự giới thiệu.

Câu và bài

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe và trả lời những câu hỏi về bản thân.

- Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

VD 1 : Em trả lời đúng, tự nhiên những câu hỏi về bản thân mình, nói lại được những điều em biết về bạn.

VD 2 : Em đã trả lời được những câu hỏi về bản thân mình. Để nói lại được những điều em biết về bạn, em cần tập trung, chăm chú lắng nghe khi bạn trả lời câu hỏi về mình.  

2

Tập đọc

Phần thưởng

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Phần thưởng”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

Kể chuyện

Phần thưởng

1. Nội dung nhận xét :

    Kể từng đoạn câu chuyện “Phần thưởng”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Phần thưởng

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn tóm tắt bài Phần thưởng.

- Làm bài tập phân biệt s/x (hoặc ăn/ăng);

- Viết các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Làm việc thật là vui

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Làm việc thật là vui”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm các từ có tiếng “học”, tiếng “tập”.

- Đặt câu với 1 từ tìm được.

- Sắp xếp các từ trong câu để tạo câu mới.

- Đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa Ă, Â

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa Ă, Â hoa (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Ăn (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Làm việc thật là vui

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết đoạn cuối bài Làm việc thật là vui;

- Làm bài tập phân biệt g/gh;

- Bước đầu sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Tập làm văn

Chào hỏi. Tự giới thiệu.

1. Nội dung nhận xét :

- Thực hiện nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân;

- Viết 1 bản tự thuật ngắn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

3

Tập đọc

Bạn của Nai Nhỏ

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Bạn của Nai Nhỏ”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

Kể chuyện

Bạn của Nai Nhỏ

1. Nội dung nhận xét :

- Nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình.

- Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Bạn của Nai Nhỏ

 

1. Nội dung nhận xét :

- Chép đoạn tóm tắt nội dung truyện Bạn của Nai Nhỏ;

- Làm bài tập phân biệt ng/ngh và các bài tập phân biệt tr/ch (hoặc dấu hỏi/dấu ngã).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Gọi bạn

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Gọi bạn”; Thuộc 2 khổ thơ cuối bài.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm các từ chỉ sự vật.

- Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa B

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa B (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Ăn (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Bạn bè xum họp (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Gọi bạn

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn;

- Làm bài tập phân biệt ng/ngh và các bài tập phân biệt tr/ch (hoặc dấu hỏi/dấu ngã).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Tập làm văn

Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh.

1. Nội dung nhận xét :

- Sắp xếp tranh, kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn;

- Sắp xếp các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy.

- Lập danh sách từ 3 đén 5 HS theo mẫu.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

1

 


4

Tập đọc

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Bím tóc đuôi sam”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

 

 

Kể chuyện

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

    Kể đoạn 1, 2 câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”; bước đầu kể đoạn 3 bằng lời của mình.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Chính tả

Tập chép

Bím tóc đuôi sam

1. Nội dung nhận xét :

- Chép 1 đoạn trong bài Bím tóc đuôi sam.

- Làm bài tập phân biệt iê/yê và bài tập phân biệt r/d/gi (hoặc ân/âng).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập đọc

Trên chiếc bè

1. Nội dung nhận xét :

    Đọc – hiểu nội dung bài “Trên chiếc bè”.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Luyện từ và câu

Từ ngữ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày tháng năm.

1. Nội dung nhận xét :

- Tìm một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

- Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.

- Ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

...

Tập viết

Chữ hoa C

1. Nội dung nhận xét :

- Viết chữ hoa C (1 dòng hoa cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).

- Viết chữ và câu ứng dụng : Chia (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần).

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

Chính tả

Nghe - viết :

Trên chiếc bè

1. Nội dung nhận xét :

- Nghe – viết 1 đoạn trong bài Trên chiếc bè;

- Làm bài tập phân biệt iê/yê và bài tập phân biệt r/d/gi (hoặc ân/âng).

1

 


 

 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 

Tập làm văn

Cảm ơn, xin lỗi.

1. Nội dung nhận xét :

- Nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.

- Nói 2, 3 câu ngắn trong đó có dùng lời cảm ơn.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 

ÔN TOÁN (Lớp 2, tháng 9)

 

Tuần

Tên bài

Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)

Nhận xét cuối tháng

1

Ôn tập các số đến 100 (trang 3)

 

1. Nội dung nhận xét:

Đếm, đọc, viết các số đến 100. Số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết đếm, đọc, viết (đúng, thành thạo) các số đến 100. Nhận biết chính xác số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

- Chưa nhận biết được số liền trước; em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị thì được kết quả là số liền trước. Hoặc nếu em viết số liền nhau: 22, 23, 24, 25, 26 thì bên trái số 24 là số 23, số 23 số liền trước của số 24 (23 = 24 - 1). 

1. Nội dung nhận xét:

- Đọc, viết, đếm các số đến 100; số liền trước, số liền sau.

- Bảng 8, 9 cộng với một số.

- Cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 9 + 5; 29 + 5; 49 + 25; 8 + 5; 28 + 5.

- Trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Đơn vị đo độ dài đề-xi-mét; cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo đề-xi-mét

- Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ ở trên.

1

 


 

 

 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung chương trình của từng bài trong tháng: đoc, viết, đếm....

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng, trong đó thực hiện thành thạo bảng 9 cộng với một số và vận dụng thực hiện tốt các phép tính cộng có nhớ dạng 29 + 5...

- Chưa nhận biết được số liền trước. Hướng dẫn: Em lấy số đó trừ đi một thì được kết quả là số liền trước.

- Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Hướng dẫn: Em đọc lại bài toán xem bài toán hỏi gì, bài toán cho biết gì, cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.

- Thực hiện chưa thành thạo các phép toán cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.

1

 


 

 

 

Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ đã học.

- Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Lưu ý cho HS khi cộng hàng đơn vị được số có hai chữ số em viết số đơn vị còn số chục được nhớ và cộng vào kết quả cộng hàng chục.

- Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. Cho HS luyện tập thêm.

- Trình bày giải bài toán bẳng phép cộng còn chậm. Động viên HS viết nhanh hơn.

- Chưa biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. Em đặt thước như thế này rồi đặt bút kẻ đoạn thẳng nối hai điểm.

- Chưa nắm chắc mối quan hệ giữa dm và cm. Hướng dẫn lại HS nhớ 1dm = …cm..

1

 


 

 

 

Ôn tập các số đến 100 (trang 4)

 

1. Nội dung nhận xét :

- Viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- So sánh các số trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Viết đúng (thành thạo) số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Chưa so sánh được 45 và 54 (HS cho rằng 45 > 54); em nghĩ lại xem số 45 có số hàng chục là bao nhiêu (4), số 54 có số hàng chục là bao nhiêu (5) và hãy so sánh các số hàng chục đó (4 và 5) để cho kết quả đúng.

Số hạng – Tổng (trang 5)

 

1. Nội dung nhận xét :

- Số hạng, tổng; Phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nhận biết được số hạng, tổng của phép cộng.

- Viết chưa chuẩn câu lời giải trong bài giải bài toán: Trong thư viện có 25 học sinh trai và 32 học sinh gái. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh trong thư viện? (Thư viện có tất cả số học sinh là:)

    Cần có thêm từ Trong”để có “Trong thư viện có tất cả số học sinh là:” hoặc câu lời giải là: “số học sinh có trong thư viện là:”

Luyện tập

(trang 6)

 

1. Nội dung nhận xét:

- Cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số, cộng số có hai chữ số (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Trình bày bài giải rất tốt.

- Đặt tính chưa đúng. Em cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau.

Đề-xi-mét  (trang 7)

1. Nội dung nhận xét:

- Đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét; tên gọi, kí hiệu; quan hệ giữa dm và cm.

- So sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.

 

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Nhận biết được đề-xi-mét và thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các số đo có đơn vị là dm.

- Chưa ước lượng được đơn vị đo dm. Em dùng thước có vạch chia cm nhận biết xem độ lớn cm và 10cm = 1dm.

2

Luyện tập

(trang 8)

1. Nội dung nhận xét :

Quan hệ giữa dm và cm; vẽ đoạn thẳng dài 1dm; ước lượng độ dài.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nắm chắc 1dm = 10cm. Biết vẽ và ước lượng độ dài đơn giản.

- Chưa ước lượng được độ dài trong trường hợp đơn giản. Em nhớ lại 1dm = …cm.

Số bị trừ - Số trừ - Hiệu (trang 9)

1. Nội dung nhận xét :

Số bị trừ, số trừ, hiệu;  Phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100;

- Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Nhớ được số bị trừ, số trừ, hiệu. Giải được bài toán bằng một phép trừ.

- Đặt tính chưa đẹp. Em đặt các chữ số thẳng cột theo hàng nhé.

Luyện tập

(trang 10)

1. Nội dung nhận xét :

- Trừ nhẩm số tròn chục, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100.

- Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã biết tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

- Trình bày câu lời giải bài toán chưa đúng. Em đọc lại câu hỏi của bài toán rồi viết lại câu lời giải.

Luyện tập chung (trang 10)

1. Nội dung nhận xét :

 

Các số trong phạm vi 100; số liền trước, số liền sau; cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Giải bài toán bằng một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Viết đúng số liền trước, số liền sau của số. Thực hiện nhanh, đúng cộng trừ các số có hai chữ số trong phạm vi 100. Giải được bài toán bằng một phép cộng.

- Trình bày bài giải chưa sạch, đẹp. Em cần cẩn thận hơn.

  Luyện tập chung

(trang 11)

1. Nội dung nhận xét :

Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị; Số hạng – Tổng; Số bị trừ - Số trừ - Hiệu; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải bài toán bằng một phép trừ.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Viết được số thành tổng của số chục và số đơn vị; Biết thành phần và kết quả của phép cộng, phép trừ; Thực hiện tốt cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải được bài toán bằng một phép trừ.

- Chưa nhớ viết đáp số. Nhớ lại cách trình bày bài giải bài toán.

3

Kiểm tra

1. Nội dung nhận xét :

Đọc, viết số có hai chữ số; số liền trước, số liền sau; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết số đo độ dài đoạn thẳng; Giải bài toán bằng một phép tính đã học.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết đọc, viết số có hai chữ số; Xác định được số liền trước, số liền sau của một số; Thành thạo cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết được số đo độ dài đoạn thẳng; Giải được bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ.

- Viết số đo độ dài chưa chính xác. Nhớ lại 1dm = …cm; 10cm = …dm.

  Phép cộng có tổng bằng 10

1. Nội dung nhận xét :

1

 


 

(trang 12)

- Cộng hai số có tổng bằng 10; 10 cộng với số có một chữ số.

- Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết cộng hai số có tổng bằng 10, tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10, viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước, 10 cộng với số có một chữ số; Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- Chưa thạo viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước. Học thuộc bảng cộng hai số có tổng bằng 10.

 

26 + 4; 36 + 24

(trang 13)

1. Nội dung nhận xét :

- Cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.

- Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.

- Còn quên nhớ khi cộng. Em nhớ lại khi cộng được 10, viết không và cần phải nhớ 1 (chục) vào hàng chục.

Luyên tập

(trang 14)

1. Nội dung nhận xét :

Cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5; cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải bài toán có một phép cộng.

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + …, Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.

- Có thể trình bày câu lời giải gọn hơn. Em đọc kĩ câu hỏi của bài toán.

9 cộng với một số:

9 + 5

1. Nội dung nhận xét :

Phép cộng dng 9 + 5; Bảng 9 cộng với một số; Tính chất giao hoán của phép cộng (trực giác); Giải bài toán có một phép cộng.

 

1

 

nguon VI OLET