ĐÀO THÁI LAI (Chủ biên)

NGUYỄN XUÂN ANH - TRẦN NGỌC KHOA - ĐỖ TRUNG TUẤN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


 

 

 

 


Hướng dn chung........................................5

Gi ý dy hc...........................................11

LÀM QUEN VI MÁY TÍNH

Bài 1. Người bạn mới của em..........................11

Bài 2. Bắt đầu làm việc với máy tính..........................14

Bài 3. Chuột máy tính...............................16

Bài 4. Bàn phím máy tính.............................18

Bài 5. Tập bàn phím..............................20

Bài 6. Thư mục....................................22

Bài 7. Làm quen với Internet...........................25

Hc chơi cùng máy tính: Trò chơi Blocks............28

EM TP V

Bài 1. Làm quen với phầm mềm học vẽ........................30

Bài 2. Vẽ hình từ hình mẫu sẵn. Chọn độ dày, màu nét vẽ.......33

Bài 3. Vẽ đường thẳng, đường cong...........................35

Bài 4. Tẩy, xoá chi tiết tranh vẽ..............................37

Bài 5. Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ.....................39

Bài 6. màu, hoàn thiện tranh vẽ............................41

 


Bài 7. Thực hành tổng hợp............................43

Hc chơi cùng máy tính: Tập vẽ với phần mềm Tux Paint.45

SON THO VĂN BN

Bài 1. Bước đầu soạn thảo văn bản...........................48

Bài 2. các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư............................52

Bài 3. các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng....................55

Bài 4. Chọn phông chữ, cỡ chữ.........................57

Bài 5. Chọn kiểu chữ, căn lề...........................60

Bài 6. Luyện tập một số thuật trình bày văn bản...............63

Bài 7. Chèn hình, tranh ảnh vào văn bản.......................65

Bài 8. Thực hành: Bổ sung một số thuật soạn thảo văn bản.......68

 


Hc chơi cùng máy tính: Luyện bàn phím với phần mềm Tux Typing . 70

 

 

 

THIT KBÀI TRÌNH CHIU

Bài 1. Làm quen với phần mềm trình chiếu.....................74

Bài 2. Thay đổi bố cục, phông chữ, kiểu chữ, căn lề..............77

Bài 3. Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu................79

Bài 4. Thay đổi nền bổ sung thông tin vào trang trình chiều......81

Bài 5. Sử dụng bài trình chiếu để thuyết trình...................83

Hc và chơi cùng máy tính: Luyện Toán với

phần mềm Tux of Math Command.............................85

 


HƯỚNG DN CHUNG

Sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 được biên soạn theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cấu trúc của sách được thiết kế theo chủ đề, trong mỗi chủ đề các bài học; sách 4 chủ đề 27 bài học; mỗi bài học có thể được dạy một hoặc nhiều tiết. Kết cấu như vậy để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể chủ động điều tiết thời gian tổ chức dạy học, đồng thời giúp tăng cường hoạt động thực hành cho học sinh. cuối mỗi chủ đề thường hai phần: Học chơi cùng máy tính Bài đọc thêm. Phần Học chơi cùng máy tính bao gồm các trò chơi hoặc giới thiệu các phần mềm học tập, mục đích của phần này nhằm hướng dẫn các em biết cách sử dụng các phần mềm để phục vụ học tập, rèn luyện tư duy và tạo hứng thú trong học tập. Phần Bài đọc thêm nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề các em đang học.

Sách được viết theo từng lớp với mục đích tích hợp các kiến thức các môn học ở từng lớp để vận dụng vào quá trình thực hiện các bài tập.

I.  VỀ CẤU TRÚC BÀI HỌC

Mỗi bài học bao gồm các phần sau:

-  Mục tiêu;

-  Hoạt động cơ bản;

-  Hoạt động thực hành;

-  Hoạt động ứng dụng, mở rộng;

-  Củng cố, ghi nhớ.

Sau đây là một số lưu ý từng phần.

1. Mục tiêu

Phần này nhằm giúp học sinh biết được kiến thức sẽ học được, thao tác sẽ  làm được sau các tiết học. Điều này giúp học sinh định hướng cho hoạt động

 


 

 

 

học tập tốt hơn, các hoạt động trong bài học đều hướng tới các mục tiêu đã đặt ra. Trong quá trình học và cuối bài học, học sinh sẽ tự xác định mình có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không. Căn cứ vào đó, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động học tập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1. Hot động cơ bn

Hoạt động cơ bản được thiết kế theo hướng tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức.

Lưu ý: Theo yêu cầu của Vụ Giáo dục Tiểu học, ngay từ hoạt động cơ bản, học sinh đã cần làm việc với máy tính.

a) Tạo tình huống ban đầu

Ở mỗi bài, gắn tới kiến thức mới, giáo viên nên có một tình huống nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học.

b)  Hình thành kiến thức, năng mới

Trong giai đoạn này, học sinh được giao các nhiệm vụ dưới dạng các bài tập, các bài tập đó được thiết kế theo hướng giúp học sinh thử nghiệm (khởi động phần mềm, chọn các nút lệnh…), quan sát và trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức. Bên cạnh đó,  trong hoạt động này, giáo viên cho  học  sinh  thực hiện một số thao tác, nhiệm vụ nhỏ nhằm củng cố ngay những kiến thức, cách làm đã phát hiện.

2. Hot động thc hành

Học sinh được giao các bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học ở phần Hoạt động cơ bản, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống học tập tương tự hoặc tình huống hơi khác với các tình huống ở Hoạt động cơ bản (nhưng không quá thách thức học sinh).

Lưu ý: Mọi học sinh đều phải thực hiện các nhiệm vụ ở Hoạt động cơ bản và Hoạt động thực hành, các phần này là bắt buộc.

3. Hot động ng dng, m rng

Hoạt động này:

a)   Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để thực hiện một công việc cụ thể.

b)  Giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết về một vấn đề liên quan đến bài học.

 


 

 

 

1. Cng c, ghi nh

Mục này hỗ trợ học sinh đúc kết lại những kiến thức cần ghi nhớ sau bài học. Với học sinh Tiểu học, mục này rất cần thiết. Cách thực hiện cần đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của lớp học.

  1. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Hot động cơ bn

-  Do sách viết theo hướng giúp học sinh chủ động trong học tập. Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức và hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh.

-   Trong trường hợp lớp có nhiều học sinh khá, giáo viên tổ chức các nhóm học tập với nòng cốt là các học sinh khá, từng nhóm đọc bài tập sau đó thảo luận, thực hiện các thao tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi (những bạn học sinh khá/giỏi có thể hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong nhóm). Khi đó, giáo viên quan sát, kịp thời hỗ trợ nhóm học sinh gặp khó khăn.

-   Trong trường hợp lớp học có nhiều học sinh trung bình và kém, giáo viên có thể hướng dẫn chung cả lớp, học sinh sẽ thực hiện (thường là làm việc theo nhóm với từng máy) các nhiệm vụ được giao và cùng nhau trao đổi thảo luận chung.

-  Cuối Hoạt động cơ bản, giáo viên khuyến khích học sinh chủ động báo cáo kết quả làm việc của mình cho giáo viên. Giáo viên có thể đánh giá nhanh kết quả của từng nhóm.

-    Giáo viên cần chốt lại những điểm mới, quan trọng trong phần này (có thể thực hiện hoạt động chung cả lớp hoặc chốt với từng nhóm).

2. Hot động thc hành

-   Trong hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo nhóm hoặc làm việc nhân tuỳ theo điều kiện phòng học tình hình lớp học; trường hợp máy tính quá ít, thể cho phép ba học sinh dùng chung một máy.

 


 

 

 

Từng nhóm học sinh sẽ làm việc với máy tính, đọc đề bài, trao đổi thực hiện nhiệm vụ (một học sinh thực hiện trên máy tính, học sinh kia theo dõi góp ý, nhận xét, sau đó đổi vai trò cho nhau).

-  Bài tập thực hành không hiểu theo nghĩa chỉ thực hành trên máy tính cũng thể làm việc trên giấy hoặc cho phép thực hiện thao tác trên máy, quan sát kết quả, nhận xét rồi ghi kết quả quan sát được vào chỗ trống (…) trong sách.

-   Giáo viên cần giám sát chặt chẽ, phát hiện những sai sót, giải đáp các thắc mắc của học sinh, giúp những học sinh gặp khó khăn. Thông thường, sẽ nảy sinh nhiều tình huống khác nhau khi học sinh sử dụng máy tính, giáo viên cần linh  hoạt giúp học sinh giải quyết các khó khăn trong khi thao tác với máy tính.

-   Cần đảm bảo để từng học sinh thể hoàn thành được tất cả các bài tập ở phần Hoạt động thực hành.

-   Với các học sinh có kĩ năng chưa tốt có thể kéo dài Hoạt động thực hành đến hết tiết học. Với học sinh khá/giỏi giáo viên có thể cho các em chuyển sang thực hiện các bài tập ở Hoạt động ứng dụng, mở rộng. Nhóm nào hoàn thành các bài tập phần thực hành thì giáo viên cho chuyển sang Hoạt động ứng dụng, mở rộng trước các bạn (giáo viên cần có đánh giá nhanh kết quả làm việc của nhóm hoặc từng học sinh).

1. Hot động ng dng, m rng

-  Giáo viên cho những học sinh đã hoàn thành các bài tập thực hành làm các bài tập phần ứng dụng, mở rộng. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm chủ yếu. Khi học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần kịp thời hỗ trợ.

-  Trường hợp học sinh giỏi hoàn thành sớm các yêu cầu trong hoạt động này, giáo viên cần có thêm một số bài tập bổ sung có yêu cầu sáng tạo hơn cho các học sinh này.

 


 

 

 

1. Cng c, ghi nh

Cuối bài học, giáo viên giúp học sinh củng cố lại những điểm cốt lõi đã học, những kiến thức, kĩ năng cần lưu ý trong bài học bằng nhiều cách khác nhau, như đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi…

  1. YÊU CẦU CHUNG VỀ TRANG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Trang thiết b dy hc

-   Phòng học có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, số máy tính phải đảm bảo để có tối thiểu 2 học sinh/1 máy (trường hợp điều kiện phòng học      khó khăn thì bố trí 3 học sinh/1 máy).

-    Trường hợp lớp học có điều kiện thì có thể trang bị thêm máy chiếu và một máy in.

-  Máy tính có kết nối Internet.

2. Phn mm dy hc

-  Máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows 7, có cài sẵn bộ Microsoft Office 2007 (Word, PowerPoint).

-  Máy tính có cài đặt các phần mềm đã đề cập trong sách học sinh. Có thể tải miễn phí tại địa chỉ: http://xuatbangiaoduc.vn/hdhth/.

3. T chc thư mc hc tp

Giáo viên cần tổ chức hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh được bố trí ở từng máy (học sinh sẽ lưu sản phẩm của mình vào thư mục riêng và sử dụng lại cho các buổi học sau). Có thể tham khảo cách tổ chức thư mục trên máy tính tương tự như sơ đồ sau:

 


 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET