BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH TRA

Số: 260/TTr
V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp THPT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2009



HƯỚNG DẪN
NGHIỆP VỤ THANH TRA THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, tiếp tục triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đồng thời góp phần thực hiện trật tự, kỷ cương trong giáo dục và đào tạo nhất là trong công tác thi cử hiện nay, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành văn bản “Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp Trung học phổ thông” để hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các Đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra khi tiến hành thanh tra kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT).
Căn cứ để xây dựng văn bản gồm: Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Công văn số 405/BGDĐT-TTr ngày 16/01/2007 của Chánh Thanh tra Bộ về việc hướng dẫn thanh tra thi. Thông tư số 04/2009/TT- BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Nội dung văn bản gồm bốn phần:
A. Những vấn đề chung;
Hướng dẫn thanh tra công tác chuẩn bị thi;
Hướng dẫn thanh tra coi thi;
Hướng dẫn thanh tra chấm thi.
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Mục đích
Hoạt động thanh tra thi nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, giúp các cơ quan quản lý thu thập thông tin kịp thời, chính xác để đề ra giải pháp khắc phục khó khăn, giải quyết mọi tình huống bất thường có thể xảy ra, bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế.
2. Yêu cầu
Hoạt động thanh tra thi phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; đúng nội dung, đối tượng ghi trong Quyết định thanh tra; không làm thay và không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia kỳ thi.
II. Nguyên tắc và phương pháp tiến hành thanh tra
1. Đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi: công tác chuẩn bị thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra hoạt động độc lập không làm thay công tác của Ban chỉ đạo thi (BCĐT), các Hội đồng coi thi (HĐCT), Hội đồng chấm thi (HĐChT), Hội đồng phúc khảo (HĐPK). Khi thấy cần thiết, đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra kiến nghị với người có thẩm quyền khắc phục những vấn đề còn thiếu sót để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra Quyết định thanh tra.
2. Khi xảy ra những vụ việc bất thường, phức tạp mà ý kiến của cán bộ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra không thống nhất với ý kiến của BCĐT, Chủ tịch HĐCT, HĐChT thì lập biên bản, ghi rõ kiến nghị và báo cáo kịp thời với người ra Quyết định thanh tra. Trong khi chờ ý kiến giải quyết của người ra Quyết định thanh tra, mọi công việc vẫn tiến hành theo sự điều hành của BCĐT, Chủ tịch HĐCT, HĐChT, không được để ảnh hưởng đến công việc của các HĐCT, HĐChT.
3. Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở cùng thanh tra trong một HĐCT, HĐChT tiến hành độc lập theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quá trình thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ, nếu có tình huống bất thường xảy ra khi xử lý mà ý kiến không thống nhất thì lập biên bản và báo cáo kịp thời với người ra Quyết định thanh tra.
III. Chuẩn bị các văn bản cần thiết cho đoàn thanh tra
1. Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
2. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của địa
nguon VI OLET