Kính thưa Ban Giám Hiệu!

Kính thưa Quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Hôm nay được sự phân công của giáo viên chủ nhiệm, em là _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ xin thay mặt lớp 2A kể một câu chuyện về Bác. Câu chuyện có tựa đề “Chú ngã có đau không?”,câu chuyện được trích trong trong cuốn sách “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Câu chuyện có nội dung như sau:

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió Bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

     Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

     Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

      Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

          - Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

      Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

      Tôi trả lời Bác:

         - Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

      Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

      Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

Thông qua câu chuyện em rút ra được hai bài học lớn:

+ Tình yêu thương, sự quan tâm và gần gũi: Đã là con người thì cầnphải sống với nhau có tình, có nghĩa. Dù bất cứ ai, dù chức vụ hay ở cương vị nào, đều rất cần sựquan tâm chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, và những người xung quanh.

 + Sự cẩn thận: Khi làm bất cứ việc gì thì cũng cần phải cố gắng tập trung, không được lơ là hoặc chểnh mảng sẽ nguy hiểm hoặc ảnh hưởng tới công việc chung.   

       Các bạn học sinh thân mến! Bản thân tôi và các bạn đều là những “mầm ươm tương lai” của đất nước. Vì vậy chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc- Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2013) chúng em hứa sẽ cố gắng thi đua, học tập thật tốt để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác xứng đáng là  những Thanh niên thế hệ Bác Hồ.

 

Câu chuyện của em đến đây là hết. Kính chúc quý  thầy cô và các bạn học sinh một tuần làm việc và học tập hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ Ở VIỆT BẮC

I. Mở đầu: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta non sông đất nước ta”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người đã đi xa nhưng đã để lại cho chúng ta một di sản văn hoá tinh thần to lớn, những giá trị đạo đức nhân văn cao cả. Tất cả những điều đó đã thể hiện rất rõ trong đời sống hằng ngày của Người. Không ít những nhà văn nhà thơ bằng ngòi bút của mình đã viết nên những lời ca ngợi về Người. Còn nhớ trong bài thơ “Bác ơi” của nhà thơ Tố Hữu: 

Bác sống như trời đất của ta / Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ / Sữa để em thơ lụa tặng già

         Tôi thuộc thế hệ sinh ra khi Bác kính yêu đã không còn, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác vẫn luôn cảm nhận tình thương bao la trời biển của Người “Bác ơi tim Bác mênh mông quá, ôm cả non sông vạn kiếp người” và trong vạn kiếp người ấy có cả tôi một cô bé mà ngay từ lúc đi học được khoác trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm màu dân tộc miệng vẫn luôn hát rằng:

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

       Và mỗi ngày được trưởng thành hơn trong sự hoà bình mà Bác đã dâng cả cuộc đời đã để lại. Tôi còn hiểu sâu sắc hơn tấm gương đạo đức nhân cách sáng ngời mà Bác đã để lại. 
       Với tôi tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác luôn là vầng thái dương soi sáng mỗi chặng đường mà tôi đã đi qua, đang đi qua và rồi sẽ đi qua. Nếu có thể ví tấm gương đạo đức của Bác như một đại dương mênh mông bao la, thì bản thân tôi chỉ mong mình có thể học được một phần nào đó nhỏ bé như một giọt nước trong đại dương ấy cũng đủ để tôi làm đẹp cho cuộc đời này.

          Có lẻ trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe kể rất nhiều câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, tôi tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Với tôi cũng thế, câu chuyện mà tôi sắp kể là sự kết tinh về vẽ đẹp tâm hồn Bác, vẻ đẹp của một con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với một phong cách sống khiêm tốn, giản dị  hết mực yêu thương trẻ em, kính trọng và thương yêu các cụ già. Điều đó tôi muốn kể qua mẫu chuyện cảm động: “Bác Hồ tắm cho trẻ em ở Việt Bắc”

II. Nội dung:    Hơn một năm xa Tổ Quốc, trải qua ngót 30 chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó năm 1944. Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quần áo tắm cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.

          Trong số bọn trẻ được tắm cho hôm đó, có cháu bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong Bác còn làm thuốc rịt cho các cháu, thuốc xót, thấy cháu kêu khóc, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào

Không sao chỉ một lát là hết xót nhanh thôi cháu ạ! 

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đang đứng quanh đó:

- Các cô , các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi 

        Chúng tôi im lặng cảm động. Trông thấy các cháu mặt quần áo bẩn và rách Bác không vui.

     - Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặc, chổ nào rách thì khâu lại.

Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:

- Ông già này là con người quí giá lắm đấy 

    Rồi bà cố bảo tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí ?

Và Người đứng dậy bưng bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:

- Đây mới là người cần đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày độc lập, vui hưởng thái bình.

III. Ý nghĩa của mẫu chuyện và rút ra bài học cho bản thân: 

       Qua câu chuyện “Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc” đã để lại cho chúng ta một bài học quý báu về tình thương yêu của Bác đối với trẻ em và các cụ già  

      Và cũng qua đó, cho chúng ta mới thấy được Người chính là tấm gương cụ thể nhất, chân thực nhất, gần gủi nhất để chúng ta noi theo. 


                             Ôi giữa lòng ta Bác đến tự hồi nào

                             Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc

                             Một buổi sáng nhìn lòng ta, ta thấy Bác

                             Nước mắt ràng, ta cảm hết ơn sâu

Cho dù không mấy ai trong mỗi chúng làm được như Bác, nhưng sẽ soi rọi cho mọi người về tấm gương đạo đức của vị cha già dân tộc về tấm lòng và tình yêu thương, quí mến trẻ em, kính trọng yêu thương các cụ già. Nếu là ở cương vị lãnh đạo là cán bộ, là Đảng viên chúng ta cần phải chú trọng thường xuyên quan tâm chăm sóc trẻ em, người già bằng những hành động cụ thể thiết thực nhất, trong từng lĩnh vực và điều kiện cho phép, để cộng đồng xã hội tích cực tham gia.

giáo viên dạy trẻ tôi luôn phải trao dồi nhân cách đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn và phải có một tấm lòng yêu nghề, mến trẻ. Đó vừa là trách nhiệm vừa là tinh cảm cũng được thể hiện trong nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương sáng ngời luôn chăm sóc yêu thương trẻ em và kính trọng người cao tuổi.

 

2/ CÂU CHUYỆN: BỎ THUỐC LÁ

Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:

- Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.

Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.

Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.

Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:                            “Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.

Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,

Một năm là cả bốn mùa Xuân”

Ý nghĩa câu chuyện “Bỏ thuốc lá: Câu chuyện Bác Hồ bỏ thuốc là một minh chứng cho đạo đức “Nói đi đôi với làm” của Bác và cũng cho ta thấy được ý chí kiên cường, luôn luôn vượt gian khổ để rèn luyện bản thân của vị lãnh tụ kính yêu.Trong lớp trẻ ngày hôm nay nhiều nam thanh niên đôi khi muốn chứng tỏ mình bằng những thói quen xấu mà không ý thức được mặt tiêu cực của nó, đặc biệt là hút thuốc. Vì thế câu chuyện của Bác Hồ lại càng là bài học quý báu cho lớp trẻ noi theo. Một việc nhỏ, bình dị trong đời thường, nhưng đã nhắn gửi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh lớn lao: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, hãy tự chiến thắng mình từ những việc cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

=> Liên hệ: Hiện nay ở một số cơ quan, đơn vị phát động không hút thuốc lá tại nơi làm việc, tại cổng ra vào cũng có khẩu hiệu “Cơ quan không thuốc lá”, nhưng thực tế tình trạng hút thuốc lá công khai ở nhiều khu vực trong các cơ quan, đơn vị vẫn diễn ra hàng ngày. Hút thuốc lá là một thói quen xấu, dẫu biết như vậy nhưng vì sao các bạn đang nghiện không thể bỏ được? Đã là thói quen, nếu không có một ý chí, sự quyết tâm và nghị lực cao để từ bỏ thì khó có thể nào bỏ được. Hoặc nếu người hút tự cho rằng việc hút thuốc lá không là vấn đề gì, không ảnh hưởng đến ai thì cũng không thể nào từ bỏ được. Do đó, tôi mong qua câu chuyện “Bác bỏ thuốc”, những ai còn đang hút thuốc lá nên giảm dần qua từng ngày và tiến tới bỏ hẳn, để không phải giảm tuổi thọ 5,5 phút cho việc hút một điếu thuốc lá, mà mỗi ngày còn sống trong môi trường trong lành, điều đó sẽ sẽ giúp chúng ta sống vui, sống khỏe và năng suất làm việc ngày càng cao hơn. Đó cũng là thái độ sống tích cực, yêu thương những người xung quanh không phải hít khói thuốc mỗi khi bạn châm điếu thuốc lên. Đó cũng là cách để mọi người gần gũi, thân thiện hơn, không phải tránh xa bạn mỗi khi bạn hút thuốc để bảo vệ sức khỏe cho họ. Do đó, tôi mong các bạn đang hút thuốc hãy sớm có những biện pháp để cai nghiện thuốc lá.

nguon VI OLET