Kể Chuyện Các Vua Nguyễn

Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I Một Hiệp Ước Dựng Nên Vương Nghiệp

Sau nhiều phen chống chọi với Tây Sơn, bị đẩy vào thế cùng lực kiệt, Nguyễn Ánh đích thân đi cầu viện vua Xiêm giúp đỡ. 
Tháng 2 năm 1784 , 20.000 quân Xiêm cùng 300 chiến thuyền ồ ạt tấn công Nam Bộ. Vua Quang trung đem quân vào Gia Định, với mưư lược tuyệt vời, đánh tan đội quân hùng hậu này. 
Không còn hy vọng trông cậy vào người Xiêm, Nguyễn Ánh tìm cách cầu viện Hoà Lan, song Giám Mục Bá Đa Lộc, một cận thần người Pháp của Nguyễn Ánh, gợi ý ông tìm đến nước Pháp. Thế là Nguyễn Ánh bắt tay thực hiện kế hoạch đã đựợc vạch ra 
trong Biên bản một cuộc họp với quần thần tại đảo Phú Quốc trước đó, với những điều khoản cơ bản là: 
- Cần phải cầu viện nước Pháp giúp đở 
- Giao cho Bá Đa Lộc toàn quyền thương thuyết 
- Giao Hoàng tử Cảnh ( 1) cho Bá Đa Lộc đem theo làm tin 
- Xin Pháp giúp 1.500 lính và tàu bè, súng ống, vật dụng 
- Nhường cho Pháp cù lao Hàn 
- Nước Pháp có quyền sử dụng cửa biển Hàn 
- Chịu nhường cho nước Pháp đảo Côn Lôn 
- Cho nước Pháp độc quyền tự do buôn bán ở nước Nam 
Đoàn đại diện của Nguyễn Ánh đứng đầu là Giám Mục Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh lên đường đo cầu viện, mang theo cả một bức thư của Nguyễn Ánh gửi cho Hoàng Đế Pháp Louis XVI : 
- " Dầu đại quốc với tiểu quốc tình thế khác nhau, dầu đông tây cách mấy ngàn trùng, tôi dám chắc rằng Hoàng Đế sẽ tin lời tôi đã tin Giám Mục Bi Nhu ( 2) vậy. Nay tôi giao cho nông ấy Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng của tôi, một cái Kim bửu di truyền và một Biên bàn của Hội Đồng, đủ làm bằng chứng. Tôi chỉ mong ơn Hoàng Đế cho con tôi sớm trở về với binh thuyền..." 
Kết quả thương thuyền của Giám Mục Bá Đa Lộc là sự ra đời của Hiệp ước Versailles ký kết vào ngày 28/11/1787 giữa Bá tước De Montmorin, đạu diện Nguyễn Ánh. Đồng thời, ngay ngay trong ngày đó, Bá Đa Lộc được phong chức Đặc ủy viên của Hoàng Đế Pháp bên cạnh Nguyễn Ánh ( 3) 
Hiệp ước Versailles gồm 10 điều khoản, cơ bản giống với Biên bản mà Giám Mục Bá Đa Lộc mang theo để thương lượng. Nghĩa là bên cạnh việc Pháp hứa gởi quân cứu viện cho Nguyễn Ánh ( điểu khoản 1) Nguyễn Ánh chấp thuận để cho Pháp được riêng hưởng trọn vẹn quyền buôn bán trên khắp lãnh thổ nước Nam ( điều khoản 6), được quyền sở hưũ và chủ quyền thương cảng Hội An ( điều khoản 3) và đảo Côn Lôn ( điều khoản 5) 
Chúng ta biết rằng, năm 1792 vua Quang Trung lâm bệnh nặng rồi mất đột ngột, Quang Toản lên ngôi lúc mới 10 tuổi. Vương nghiệp triều Tây Sơn, do vậy, nhanh chóng rơi vào suy vong, Hiệp ước Versailles về sau không thực hiện được do nội bộ quan chức Pháp lục đục, song nó đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của triều Tây Sơn vốn đã yếu thế. Bởi lẽ, bên cạnh Nguyễn Ánh giờ đây đã có Đặc ủy viên Hoàng Đế Pháp Bá Đá Lộc đóng vai trò như một Bộ Trưởng chiến tranh kiêm cả Ngoại Giao, cùng nhiều tướng lĩnh người Pháp khác: 
Olivier Puymanel ( Tham mưu trưởng kiêm chỉ huy trưởng Pháo Binh), 
Phillipe Vannier ( Khâm Sai Chưởng Cơ), 
Jean Baptise Chaigneau ( Khâm Sai Cai Đội ), 
Despiaux ( Y sĩ riêng của Nguyễn Ánh) ..v..v... 
Vừa Gián tiếp vừa trực tiếp, những diễn biến ở Đàng trong sau Hiệp ước Versailles đã giúp đỡ đắc lực cho Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế vào tháng 5/ 1802, lập nên Vương Triều Nguyễn, đồng thời cũng mở đường cho sự bảo hộ chính thức của thực dân Pháp ở Việt Nam sau này. 
chú thích 
1) Hoàng tử Cảnh: Con trai trưởng của Nguyễn Ánh 
2) Bi Nhu ( Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine): Tên của Giám Mục Bá Đá Lộc trước 1771 
3) Lúc bấy giờ, Pháp gọi Nguyễn Ánh là Quốc Vương Đàng Trong 



--------------------------------------------------------------------------------

Hết Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I Một Hiệp Ước Dựng Nên Vương Nghiệp . Mời bạn xem tiếp : Vua Gia Long II Cuộc Đời Chinh Chiến Của Nguyễn Ánh.

Vua Gia Long II Cuộc Đời Chinh Chiến Của Nguyễn Ánh

Trong cuộc chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng trải qua lắm gian lao. Nhiều truyền thuyết, chuyện kể còn lưu truyền trong dân gian. Suốt 25 năm, Nguyễn Ánh chạy gần khắp nơi trong Nam, khi về Cà Mau, khi trốn ra đảo Phú Quốc, khi lại phiêu bạt sang Xiêm... 
Nhiều lúc không còn lương thực, Nguyễn Ánh phải ăn trái bần chua với mắm sống; tay bốc cơm nguội, tay xé mắm chứ không dùng đũa. Một hôm có con cá n hỏ tự dưng nhảy vào thuyền ông, báo tin đừng sớm ra khơi, cưú ông khỏi bị Tây Sơn chận ngoài biển. Vào tháng 4 năm Nhâm Dần thứ III ( 1782) Nguyễn Ánh vào Hà Tiên, đi thuyền nhỏ ra biển giữa đêm tối như mực bổng có vật gì như đội dưới đáy thutền, mờ sáng ông mới hay là một bày rắn . Bầy tôi ai cũng sợ hãi, Nguyễn Ánh giục thuyền chèo mau, một lúc sau bầy rắn đi hết, thuyền ra được đảo Phú Quốc. Cái tích " gặp rắn thì đi, gặp quy thì vể xuất hiện từ đó 
Có lần thuyền Nguyễn Ánh định ra khơi, bỗng có con kỳ đà lội qua sông chặn đường không cho thuyền ra biển, sau Nguyễn Ánh mới rõ nếu ra thì sẽ bị quân Tây Sơn chặn bắt. Tích " kỳ đà cản mũi " phát sinh từ chuyện này. 
Những chuyện thoát k hiểm của Nguyễn Ánh thật lắm ly kì. Năm Quý Mão thứ IV ( 1783) quân tây Sơn vào Nam đánh riết, Nguyễn Ánh cùng năm, sáu kẻ bầy tôi phải bỏ chạy tháo quân. Qua sông Lật, nước chảy mạnh quá lại không có đò, Nguyễn Ánh phải nhào xuống lội qua. Đến sông Đặng ( 1) có nhiều cá sấu, Nguyễn Ánh bí đường. Chợt có con trâu nằm trên bờ. Nguyễn Ánh cởi trâu mà qua, nhưng nước chảy xiết, nhấn chìm trâu. may thay có con cá sấu đỡ trâu lên, cứu ông thoát được lên bờ. 
Tháng 7 na/8m Quý Ma4o ( 1783), Nguyễn Hue65 nghe tin nguyễn Ánh ở Côn Lôn, đem hết lính thủy vây riết. Tự nhiên giông tố nổi lên, mây kéo tối rầm, sóng biển dâng to, thuyền Tây Sơn bị chìm quá nhiều, Nguyễn Ánh mới thoát được. 
Một lần, Nguyễn Ánh ra cửa biển Ma Ly thám thính tình thế Tây Sơn, gặp thuyền Tây Sơn hơn hai mươi chiếc vụt tới vây phủ. 
Ông liền kéo thuyền chạy về phía đông, lênh đênh ngoài cửa biển bảy ngày đêm. Thuyền hết nước, quân lính sắp chết khát, Nguyễn Ánh ngửa mặt lên trời khấn rằng: " Như tôi có mạng làm vua, xin cho thuyền ghé vào trong bờ để cứu tánh mạng mấy người trong thuyền ! Nếu không, thuyền chìm xuống biển, tôi cũng cam tâm ". Bỗng nhiên gió lặng sóng im, mặt chia ra dòng trắng, dòng đen, bọc lấy dòng trong ở giữa. Trong thuyền có người múc uống, nếm thấy ngọt, liền la to: " Nước ngọt, nước ngọt! ". Ánh mùng rỡ sai múc b vừa được 4, 5 chum thì nước lại mặn như trước. 
Trong cuộc chu iến với Tây Sơn, nhiều khi quân Nguyễn Ánh thắng là nhờ may mắn. Khi quân Nguyễn Ánh đến gần thành Qui Nhơn, Trần Quang Diệu, Vũ văn Dũng vừa đến Quãng Nghĩa. Nghe quân Nguyễn Ánh đã giữ lại xứ Tân Quan, hai tướng bèn bỏ thuyền lên bộ, kéo đi hơn 20.000 quân. Diệu ở ngoài đèo Bến Đá giả gây thanh thế, Dũng đem quân đến Chung Xá mưu đánh úp Nguyễn Ánh. Ban đêm đi qua khe, có một con nai trong rừng nhảy ra, quân tiền đạo của Dũng nhìn thấy la lên : "Nai ! Nai ". Quân hậu đạo cũng vội la lên : " Đồng Nai ". Quân Tây Sơn tưởng là quân Nguyễn ở Đồng Nai bất thần ập tới nên khiếp sợ bỏ chạy, sập xuống hầm hố khá nhiều. Tống Viết Phúc nhân cơ hội đó đem vài trăm quân ra đuổi ,làm quân tây Sơn thua to. Quan trấn thủ thành Qui Nhơn là Lê Văn Thanh mãi không thấy viện binh đến, mà luơng thực dự trữ đã hết sạch, nên đành phải mở cửa ra hàng. Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi Qui Nhơn là Bình Định 
( Theo Quốc triều chính biên và Tôi biết gì về Gia Long tẩu quốc của Vương Hồng Sến ) 
------------------------------------------------ 
1) Vương Hồng Sến gọi là sông Vàm Cỏ tên cổ là Vùng Gù 


Chân dung hoàng tử Cảnh 

Vua Gia Long III Gia Long và Các Công Thần

Gia Long Thành công được là nhờ các tướng tá hết lòng phò trợ, trong số đó có Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường. Nhưng cả hai đều bị giết hại trong khi Gia Long đang còn trị vì. 
Nguyễn Văn Thành là người Thừa Thiên, theo Nguyễn Ánh từ khi mới khởi binh đánh Tây Sơn, chịu bao đắng cay khổ sở; sau khi đánh Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được công lớn, đứng đầu hàng công thần. 
Khi ra lấy Bắc Hà, Gia Long triệu ông làm Tổng Trấn, giao cho xếp đặt mọi việc, chỉ mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị. 
Sau đó, ông về kinh làm chức Trung Quân. 
Nguyễn Văn Thành có người con trai là Nguyễn Văn Thuyên, thi đỗ cử nhân, thường hay làm thơ để giao du với những kẻ văn sĩ. Bấy giờ nghe Nguyễn văn Khuê và nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, Văn Thuyên bèn làm bài thơ sai tên Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời hai vị vào chơi. Bài thơ như sau: ( 1 ) 
Văn dạo Á Châu da tuấn kiệt 
Hư hoài trắc dục cầu ty. 
Vô tâm cửu bảo Kinh sơn phác, 
Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ. 
U cốc hữu hương thiên lý viễn. 
Cao cương minh phượng cửu thiên tri 
Thư hồi nhược đắc sơn trung tế 
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky. 
Dịch nôm là: 
Ái Châu nghe nói lắm người hay, 
Ao ước cầu hiền đã bấy nay. 
Ngọc phát Kinh Sơn tài sẵn đó 
Ngựa Kỳ kí bắc biết lâu thay. 
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm 
Tiếng phượng gò d cao suốt chín mây 
Sơn tể phen này dù gặp gỡ 
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này 
Tưởng bài thơ này là lời lẽ nói ngông mà thôi, không ngờ tên Hiệu đưa cho Nguyễn Hữu Nghi xem, Nguyễn Hữu Nghi là thuộc hạ của Nguyễn Văn Thành, một lần lỗi nhẹ mà bị Thành khiển trách, quở mắng rất nặng, chạy sang xin làm môn hạ cho tả quân Lê Văn Duyệt. Được trọng dụng, Nguyễn Hữu Nghi vẩn không quên âm mưu trả thù Nguyễn Văn Thành. Nhân bài thơ này,Nghi đem cho Lê Văn Duyệt xem. Lê Văn Duyệt lại có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành nên nắm lấy cơ hội, vào tâu vua. Nhưng vua Gia Long cho là " Thuyên còn trẻ, ưa lối thơ nghông nghêng, chưa đủ căn cứ để kết án. 
Nguyễn Hữu Nghi xúi Nguyễn Trương Hiệu đưa bài thơ ra dọa Nguyễn Văn Thành. Thành liền bắt Hiệu và cả con mình giao cho các quan dinh Quảng Đức điều tra. Bị tra tấn mấy ngày đêm liền, Nguyễn văn Thuyên thú nhận là có mưu phản. Thế là các triền thần ủng hộ Lê Văn Duyệt thi nhau tố cáo Nguyễn Văn Thành xin nhà vua nghiêm trị. 
Uất ức quá, một hôm khi bãi triều, Nguyễn văn Thành chạy theo nắm lấy áo Gia Long mà khóc rằng: 
- Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé mà lại không cứu? 
Gia Long giật áo ra, bỏ vào cung, từ đó cấm Thành không được vào chầu và sai Lê Văn Duyệt đem Nguyễn Văn Thuyên ra tra hỏi một lần nữa. Nguyễn Văn Thuyên lại thú nhận tội của mình. 
Gia Long được tin, truyền bắt giam Nguyễn Văn Thành để chờ đình thần xét án. 
Thành và mấy người con bị bắt giam ở trong trại quân Thị Trung. Hôm đình thần tra án rồi, Thành ra nói với Thị Trung Thống Chế là Hoàng Công Lý rằng: 
- Án xong rồi, vua khiến tôi phải chết, nếu không chết thời không phải là tôi trung . 
Rồi uống thuốc chết ở trại quân. Có người đem bài biểu trần tình dâng lên Gia Long xem. Gia Long có vẻ thương tiếc, sai một Chánh Đội Trung Quân và 30 tên lính coi việc tang cho Thành, hoàn trả áo mão, lại ban cho 500 quan tiền, 3 cây gấm, 10 cây vải, 10 cây lụa, mấy người con bị giam đều được tha cả. 
Đặng Trần Thường người ở Chương Đức ( tức Huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông) có tài văn học, trốn Tây Sơn váo Gia Định, theo giúp Gia Long, làm đến Bình Lộ Thượng Thư. Một lần, vì làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc làm tướng nhà Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém. Nhưng rồi Thường lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Chất mới bới những việc sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành, có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Thường lại bị bắt giam. Trong ngục, Trần Thường tỏ ý mỉa mai, đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo. 
Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài Hàn Vương Tôn Phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán . 
( Theo Việt Nam sử lược và Quốc Triều Chỉnh Biên ) 
1) Nguyên tác và bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, quyển II, Trang 182- 183 


Vua Gia Long 
 

Vua Gia Long IV Các Bà Phi Của Gia Long

Gia Long có hai bà phi được phong làm Hoàng Hậu là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu ( mẹ Hoàng tử Cảnh ) và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu ( Mẹ Minh Mạng ); nhà vua còn sách phong cho bà Lê thị Ngọc Bình ( con vua Lê Hiển Tông, em Ngọc Hân Công Chúa ) làm Đệ Tam Cung. Bà này sinh được hai Hoàng Tử là Quảng Oai Công và Thường Tín Quận Vương. 
Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu họ Tống. Năm lên 18 tuổi, Nguyễn Ánh cưới bà đầy đủ nghi lễ truyền thống và tấn phong làm Nguyên Phi. Bởi tính tình cẩn trọng, cử chỉ đoan trang, nên bà được Nguyễn Ánh rất quý trọng. 
Mùa thu năm Quý Mão ( 1873) Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải chạy ra đảo Phú Quốc, sau đó thấy tình hình nguy ngập, Nguyễn Ánh gửi Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc ( Pigneau de Béhaine) qua Pháp xin cầu viện. Lúc ấy, Hoàng Tử Cảnh mới 4 tuổi. Bá Đa Lộc lạy xin thọ mạng. Nguyễn Ánh và bà Nguyên phi lau nước mắt đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp. Sau khi Hoàng Tử Cảnh đi rồi, Nguyễn Ánh lấy một thoi vàng chặt đôi ( một thoi 20 lượng ) trao cho bà , một nữa và căn dặn : 
- Con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi sang Xiêm. Vậy Phi phải ở lại đây ( Phú Qiốc ) để cung phụng Quốc Mẫu ( tức bà Thiếu Khương , vợ của Nguyễn Phúc Luân ) chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào, vậy lấy vàng này làm tin . 
Trong những ngày Nguyễn Ánh bôn tẩu, khi ở Xiêm, lúc ở Việt, bà vẫn một mình hầu hạ mẹ chồng. Ngoài việc hầu hạ mẹ chồng, bà còn thân hành may dệt nhung phục cho quân lính. Một lần, quân Nguyễn giao chiến với quân Tây Sơn, đến hồi quyết liệt, quân Nguyễn núng thế, muốn rút lui, bà tự tay nổi trống thúc quân, quân Nguyễn Ánh hăng hái trỏ lại, xông lên và cuối cùng thắng lợi . 
Sau ngày thu phục đất nước, Gia Long hỏi bà nửa thoi vàng năm xưa, bà đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thoi vàng và bảo rằng: 
- Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết. 
Dứt lời, Gia Long lấy nửa thoi vàng của mình ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên Phi, rồi trao hết cho bà. 
Cuộc tình duyên của bà Tam Cung Lê thị Ngọc Bình với Gia Long cũng khá lạ kỳ. Sau khi thắng trận trở lại Phú Xuân, Nguyễn Ánh gặp bà vợ trẻ của Quan Toản là công chúa Ngọc Bình đang còn ở lại trong cung, không kịp chạy theo vua Tây Sơn. Say mê trước sắc đẹp của bà, Nguyễn Ánh quyết định lấy bà, sau đó đã phong làm Đệ tam Cung . 
Bà Ngọc Bình lấy hai đời chồng đều làm vua ( Cảnh Thịnh và Gia Long) nên trong dân gian có câu ca dao: 
Số đâu có số lạ lùng! 
Con vua mà lấy hai chồng làm vua. 
Cũng là một sự trớ trêu! Nguyễn Huệ Quang Trung chồng bà Ngọc Hân công chúa; Nguyễn Ánh Gia Long chồng bà Ngọc Bình, em Ngọc hân; hai kẻ cừu địch không đội trời chung ấy lại trở thành anh em " cột chèo " ! 
Đó là những bà phi đặc biệt và nổi tiếng. Còn các bà phi khác trong Hoàng Cung, những gần một trăm bà, lại xảy ra bao chuyện rắc rối. Bài báo của Michel Đức Chaigneau đăng trong tờ " Le monniteur de la Flotte xuất bản năm 1858 tường thuãt như sau: 
- " Khanh sẽ không ngờ rằng cái gì đợi Trẫm ở đây kia ( Ngài chỉ vào hậu cung của Ngài) khi Trẫm rời khỏi nơi đây, ở đây Trẫm được hài lòng vì Trẫm nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu biết Trẫm, và khi cần họ vâng lệnh Trẫm răm rấp, còn ở 
đằng kia Trẫm gặp phải một lũ quỉ xứ thật sự . Chúng cãi vả nhau, n gược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả cũng chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì Trẫm sẽ luôn luôn cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tấc cả. Vì Trẫm không biết ai sẽ nhương nhịn ai trong cơn giận dử " . 
Sau một lúc im lặng Ngài tiếp: " Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc " ( vừa giả giọng và điệu bộ của một người đàn bà trong cơn giận dữ; Ngài vừa thét): 
- Muôn tâu Bệ Hạ, Hoàng Bệ Hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử ". 
Nhà vua phì cười, rồi nhìn vị đối thoại của Ngài như để gơi ý. Vị quan Pháp cũng cười ngất, nhất là bản kịch câm của nhà vua và những tiếng la hét của Ngài để bắt chước sự giận dữ của các cung phi. Ông tâu: " Việc đó rất dễ, Hoàng Thượng có thể giảm bớt mối sầu khổ của họ bằng cách hạn chế số Cung Phi " . 
Nhà vua ngắt lời: 
- Suỵt ! Hãy nói khẽ! Nói khẽ ! 
Ngài cho những lính vệ và những hộ vệ quân đã theo Ngài khắp nơi được phép lui ra và nói tiếp ; " Ồ ! Ông Chaingneau, nếu các quan đồng liêu của Khanh nghe được điều Khanh vừa mới nói ra đó, họ sẽ trẻ thành những kẻ thù vĩnh viễn của Khanh, Khanh không biết rằng các Cung Phi hầu hết đều là con gái của các quan ư ? Này, mặc dù số tuổi của Trẫm đã đáng kể, nhưng không bao lâu b nữa, một vị quan sẽ dâng hiến cho Trẫm con gái của ông ta. Trẫm không thể từ chối được, vì như thế, Trẫm sẽ chọc tức ông ta và cùng đau đớn. Ở đây chính là một vinh dự và một sự đắc ý đối với một ông quan có con gái được vào Hoàng Cung, và đối với Trẫm đó là một sự bảo đảm chắc chắn nhất về lòng trung thành của ông ta. Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nha61t là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông. Nếu Trẫm ghét bỏ mợt một trong các cung phi của Trẫm, thì nó sẽ than phiền với thân phụ nó ngay, và nếu không sỉ nhục to tiếng trước tuổi tác già nua của Trẫm, thì ông ta cũng khéo léo gieo rắc giữa các quan những sự đồn đại vụn vặt về Trẫm, sẽ làm cho Trẫm mang đầy sự lố bịch trước đôi mắt của thần dân". 
Hẳn đó là lời bộc bạch chân tình của một ông vua trước một người nước ngoài. Câu đánh giá của Gia Long về phụ nữ ở thế kỷ XIX thật thú vị: 
" Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông". Đó là câu đánh giá của một ông vua thời phong kiến, theo chế độ đa thê. Còn bây giờ, ở những đất nước theo chế độ độc thê, không hiểu câu đó có còn đúng không? 


( Theo Đại Nam chính biên liệt truyện và Le moniteur de la Flotte của Michel Đức Chaigneau 

 

nguon VI OLET