Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ.
Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời gian). Giới thiệu được các hình ảnh trong bài thơ theo mẫu: Ai là gì? Cái gì là gì?.
+ Năng lực văn học: Nhận biết một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
2. Phẩm chất
- Biết liên hệ với thực tế (tình bạn, các hoạt động và trò chơi của thiếu nhi).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2.
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ, tiếp nối nhau trả lời CH.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phần Chia sẻ, nêu hiểu biết về các trò chơi trong tranh.
/
/
/
BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Mở đầu chủ điểm Bạn bè của em, các em sẽ làm quen với bài thơ Chơi bán hàng nói về một trò chơi quen thuộc của trẻ em. Các em cùng đọc xem bài thơ có gì thú vị nhé.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài thơ (giọng vui, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 3 từ ngữ: cười như nắc nẻ, bùi, bãi.
- GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối các khổ thơ. Sau đó, GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ.
Cách tiến hành:
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời từng CH.
- GV mời một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp CH 1.












- GV mời các cặp HS khác thực hiện tương tự với các CH 2, 3, 4.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?
Trả lời: Thảo mua khoia bằng một chiếc lá rơi.
+ Câu 3: Trò chơi của hai bạn kết thúc thế nào?
Trả lời: Mua bán xong, Thảo bẻ đôi củ khoai mời người bán Hương ăn chung.
+ Câu 4: Theo bạn, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
Trả lời: Khổ thơ cuối khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo.
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời
nguon VI OLET