PHÒNG GD & ĐT  BÌNH SƠN

TRƯỜNG THCS BÌNH MINH

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

 

                      Bình minh, ngày 09 tháng 9  năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016 - 2017

Họ và tên: Trần Thế Linh Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh: 17 /12 /1967

 Chuyên môn: Toán- Tin

 Tổ: Tự Nhiên

 

     A. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.

- Trường có hệ thống Internet, Website thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT, nghiên cứu, tham khảo tài liệu phục vụ mọi mặt công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Bản thân tích cực nghiên cứu về tin học và công nghệ thông tin nên thuận lợi trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng thường xuyên dễ dàng hơn.

-  Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần ham học hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác.

- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.

2. Khó khăn

- Trường ở khu vực nông thôn nên hoàn cảnh gia đình của học sinh đa số còn khó khăn phần nào ảnh hưởng đế thời lượng tự học, tự bồi dưỡng.

    B. Kế Hoạch:

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch.

Căn cứ Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Thực hiện thông báo kết luận của Sở GD&ĐT tại Hội nghị triển khai Quy chế, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2016 - 2017

Căn cứ Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông  năm học 2016 - 2017 của Phòng giáo dục và đạo tạo Bình Sơn.

Căn cứ Kế hoạch  bồi dưỡng  thường xuyên năm học 2016 - 2017 của Trường THCS Bình Minh.

      Tôi xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2016 - 2017 như sau:

II. Mục đích .

1. Tiếp thu đầy đủ các văn bản của các cấp.

 2. Nhận thức đầy đủ, rõ ràng mục tiêu của việc học tập BDTX:

         - Học tập bồi dưỡng thường xuyên là để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

        - Giúp phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

       - BDTX phải được thực hiện thường xuyên liên tục và có hiệu quả thiết thực.

 3. Thực hiện đầy đủ các nội dung và thời lượng BDTX trong năm học:

 - Nội dung 1: Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên (theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT).

- Nội dung 2: Đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tại địa phương trong năm học 2016 - 2017,  khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên, bao gồm:

           + Bồi dưỡng chính trị do Ban Tuyên giáo Huyện và Xã báo cáo vào đầu năm học 2016 - 2017

           +Bồi dưỡng triển khai nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 do Phòng GD-ĐT Bình Sơn triển khai trong hè 2016 cho tất cả CB-VC.

 - Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (khoảng 60 tiết/ năm học).

 

 

 

III. Hình thức bồi dưỡng:

+ Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng Thực hiện  nghiêm chỉnh nội dung và chương trình BDTX theo đúng quy định của bộ GD - ĐT .

+ Lập kế hoạch BDTX cho cá nhân theo kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời tự học nghiêm túc để nâng cao trình độ .                                    

+ Hình thức học tập BDTX chủ yếu là việc tự học tự bồi dưỡng.

+ Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức

+ Kết hợp bồi dưỡng trong hè với tự bồi dưỡng trong năm học .

+ Bồi dưỡng theo kế hoạch của cụm chuyên môn.

+ Bồi dưỡng thông qua kiểm tra đánh giá chất lượng của người học.

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn.

+ Sử dụng các hình thức hỗ trợ: xem hướng dẫn, nghe đài, báo, tivi, khai thác Internet.

+ Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

+ Thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận.

       + Thông qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá  của BGH nhà trường.                                                                            

IV. Nội dung kế hoạch.

          1. Khối kiến thức bắt buộc:

          1.1. Nội dung bồi dưỡng 1:

- Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc THCS

  - Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.

- Nội dung: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cụ thể cho từng năm học, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục của các cấp học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức cho các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục theo bậc học THCS.

          1.2. Nội dung bồi dưỡng 2:

- Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện)

- Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.

- Nội dung: Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

1.3. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3)

- Đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

- Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên.

  - Nội dung đăng kí:

             + THCS 01: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS.

+ THCS 03: Giáo dục học sinh THCS cá biệt.
                + THCS 10: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS.

+ THCS 12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THCS.

3. Kế hoạch cụ thể:

Thời gian thực hiện

Tên và nội dung mô đun

Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian

tự học

(tiết)

Thời gian học

tập trung (tiết)

LT

TH

 

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

 

Môđun: THCS 01

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS

 1. Tìm hiểu khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THSC.

  2.các điều kiện phát triển tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS.

  Nắm được vị trí ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS THCS về sự phát triển của lứa tuổi.

  Vận dụng các hiểu biết về tâm sinh lí của lứa tuổi.Có thái độ thông cảm, sẻ chia giúp đở các em trong giai đoạn phát triển.

10

2

3

Tháng 12

 

 

Tháng 1

Môđun: THCS 03

Giáo dục HS THCS cá biệt

1. Tìm hiểu về HS cá biệt ở lứa tuổi HS THCS

2. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt.

3. Hướng phối hợp xử lí khai thác thông tin từng học sinh cá biệt.

 Nắm được phương pháp thu thập thông tin và đánh gia rèn luyện hs cá biệt.

  Sử dụng được các phương pháp thu thập thông tin về hs cá biệt.

  Mọi hs đều có thể thay đổi theo hướng tích cực và tôn trọng học sinh cá biệt.

 

 

 

10

 

 

 

2

 

 

 

3

Tháng 2

 

  Tháng 3

Môđun: THCS 10

Rào cản học tập của các đối tượng HS THCS.

1. Khái quát chung về rào cản trong học tập.
2. Cách phát hiện và phòng tránh rào cản trong học tập.

3. Cách phát hiện và kĩ năng hổ trợ tâm lí cho học sinh phát hiện và phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập.

Hiểu được khái niệm cở bản.

Nắm được các phương pháp nhận biết các biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập của hs THCS.

Nắm được các phương pháp kĩ năng hổ trợ tâm lí giúp hs phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập.

10

2

3

Tháng 4

 

 Tháng 5

Môđun: THCS 12

Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THCS.


1. Khái quát chung về căng thẳng tâm tư(STRESS) và căng thẳng tâm lí trong học tập

2. Biểu hiện và mức độ Stress trong học tập của hs THCS.

Nắm được các phương pháp nhận biết các biểu hiện căng thẳng tâm lí trong học tập.

Nắm được các phương pháp kỉ năng hổ trợ ứng phó với stress trong học tập.

10

2

3

V.  Biện pháp thực hiện

  - Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng  thời tham gia đầy đủ  các buổi  học  tập trung do các cấp  tổ  chức nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

   - Tham gia đầy đủ các chuyên đề các buổi dạy thể nghiệm do trường, cụm hay Phòng tổ chức.

- Tích cực tham gia Hội giảng, thao giảng; dự giờ đồng nghiệp; qua tự làm ĐDDH phục vụ giảng dạy, dự thi các cấp.

- Thực  hiện  tốt  quy  chế  chuyên môn, tăng cường  dự  giờ  để  học  hỏi  kinh

nghiệm, phương pháp của đồng  nghiệp, ưu tiên hàng đầu  dự  giờ  đúng chuyên môn đào tạo.

- Đăng ký các môđun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập.

- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi môđun thực hiện.

- Mỗi nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX năm học 60 tiết.

 VI. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng:

 1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 2. Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 3. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 4. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.

 5. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2016 2017.

 

XÉT DUYỆT CỦA           TỔ TRƯỞNG                        Người lập kế hoạch

BAN GIÁM HIỆU

   Trần Thế Linh

 

1

 

nguon VI OLET