PHÒNG GD ĐT DUY XUYÊN

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

         

Số :     /KH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc          

                              

         Duy Xuyên, ngày 14  tháng 10  năm 2016                  

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao nghiệp vụ cán bộ quản lí và giáo viên

năm học 2016-2017

 

Căn cứ công văn số 28/KH-PGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2016-2017;

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường THCS Trần Cao Vân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) năm học 2016 - 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành nói chung và nhà trường nói riêng.

- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tham gia và thể hiện ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy, thể hiện tài năng, năng lực chuyên môn; đồng thời tạo động lực cho giáo viên có ý thức phấn đấu vươn lên trong chuyên môn, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục.

II. NGUYÊN TẮC

- Phát huy vai trò nòng cốt của GV, tổ CM, nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng GV theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm chuyên môn.

-  Thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng, huy động tối đa các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường tham gia bồi dưỡng; đảm bảo các điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn đội ngũ đang gặp khó khăn; đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung bồi dưỡng trong các năm trước và năm học này; không gây quá tải đối với giáo viên, tổ CM nhà trường trong công tác bồi dưỡng.

- Các nội dung bồi dưỡng (bắt buộc và tự chọn) phải được sơ, tổng kết, đánh giá trong năm học.

 

1

 


 III. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại trường.

IV. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

 a) Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/giáo viên

- Bồi dưỡng chính trị do Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với Phòng GDĐT báo cáo vào đầu năm học gồm các chuyên đề theo Kế hoạch liên tịch Số 02- KHLT/BTG&PGDĐT ngày 29/7/2016 của Phòng GDĐT và Ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Duy Xuyên.

 - Bồi dưỡng về mục tiêu giáo dục các cấp học đã được ngành giáo dục các cấp triển khai từ đầu năm học 2016-2017.

 b) Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/giáo viên 

 - Kĩ thuật sinh hoạt tổ chuyên môn trên trường học kết nối (10 tiết)

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. (10 tiết)

- Kỹ năng xây dựng chủ đề dạy học. (10 tiết).

 2. Khối kiến thức tự chọn: 60 tiết/giáo viên 

Nội dung: Nhà trường, các tổ CM và GV căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT, tình hình thực tế của nhà trường, tổ CM chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm 2016 - 2017 cho từng tổ CM và tất cả Giáo viên trong tổ mình một cách thiết thực và phù hợp, nhằm đáp ứng việc hoàn thiện các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp. Cụ thể gồm các nội dung như sau: (60 tiết)

Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục (10 tiết)

      Giáo dục học sinh THCS cá biệt

1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt

2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt

3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt

Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học (30 tiết)

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học

1. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học

2. Các yếu tố liên quan đến chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học

3. Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học

Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

1. Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng

2. Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng

1

 


3. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Tăng cường năng lực giáo dục (20 tiết)

Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

1. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục

2. Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường

3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

V. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt nhóm và tổ chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.

2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn các nội dung  tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.

3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

VI. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BDTX

Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

VII. KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Nội dung công việc

Thời gian tính theo năm học

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6

7

8

1.Xây dựng kế hoạch: GV, Trường

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Bồi dưỡng tập trung

 

 

X

X

X

 

X

X

 

 

 

X

3.Bồi dưỡng tự chọn

 

 

X

X

X

X

X

X

 

 

 

 

4. Kiểm tra, giám sát

 

 

X

X

 

 

X

X

 

 

 

 

5. Nghiệm thu, đánh giá kết quả, cấp chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

6.Tổng hợp kết quả, báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

7.Tổ chức sơ kết, tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

X

 

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường, nộp Kế hoạch về Phòng GD&ĐT.

1

 


- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của các tổ chuyên môn; quản lí, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các tổ chuyên môn.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

- Báo cáo công tác BDTX giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2. Trách nhiệm tổ trưởng chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch BDTX của tổ, nộp Kế hoạch về BGH.

- Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch BDTX theo năm học; đưa vào kế hoạch hàng tháng triển khai, kiểm tra, nhận xét tiến độ việc tự học của giáo viên.

- Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên.

3. Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của tổ CM và nhà trường

- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

IX. VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Hàng năm, nhà trường sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX và đưa nội dung BDTX vào tiêu chí thi đua để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của  từng cá nhân và tổ chuyên môn.

  

Nơi nhận:

-          Phòng GD&ĐT;

-          Các tổ CM và BCHCĐ trường;

-          Lưu VT. 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Võ Quang Lực

 

1

 

nguon VI OLET