MỤC TIÊU

 

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

* Phát triển vận động:

- Phát triển cho trẻ một số kỹ năng vận động thô ( bật, trườn, chạy, ném, chuyền bóng)

- Phát triển cho trẻ một số kỹ năng vận động tinh (tô, vẽ, nặn, dán những đồ dùng, sản phẩm của các nghề)

* Dinh dưỡng và sức khoẻ:

- Biết lợi ích của các sản phẩm mà một số nghề sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của con người.

- Gíao dục trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi và biết giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình và trường lớp của bé.Thông qua các trò chơi và tô màu, vẽ, xé dán… Phát triển các giác quan, cơ tay cho trẻ.

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

- Trẻ biết tên gọi, nơi làm việc, đồ dùng, trang phục của một số ngề trong hội( dịch vụ, sản xuất, nông ngư nghiệp xây dựng và nghề của bố mẹ trẻ)

- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày lễ kỉ niệm nhà giáo 20/11, ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Biết ý nghĩa và ích lợi của một số nghề trong xã hội.

- Biết công việc, nghề nghiệp của bố mẹ trẻ trong xã hội.

- Biết đếm, phân nhóm các đồ dùng, dụng cụ theo nghề.

- Nhận biết, gọi tên các hình tròn, vuông

- Tạo nhóm các sản phẩm theo nghề.

III.  PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

-Biết sử dụng một số từ chỉ tên gọi, đặc điểm, hoạt động, công cụ, trang phục, sản phẩm của một số nghề.

- Biết sử dụng một số từ để nói lên ước mơ của bé.

- Phát triển ở trẻ kỉ năng giao tiếp thông qua kể chuyện, đọc thơ qua các bài đồng dao, ca dao…vá qua các hoạt động của trẻ ở lớp

- Biết dùng ngôn ngữ của mình diễn đạt cho người khác hiểu

IV.  PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:

- Yêu thích cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp qua một số sản phẩm tạo hình (tô, vẽ, nặn, dán..)

-Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

-Hát, múa  vận động các bài “cháu yêu cô chú công nhân”, “ làm chú bộ đội”, “ cô và mẹ”.

V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI:

- Biết lợi ích của một số nghề phổ biến trong xã hội

- Yêu quí nghề nghiệp của bố mẹ.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.

- Yêu quí, kính trọng, biết ơn những người lao động đã làm ra các sản phẩm.

- Biết thể hiện cảm xúc khi hát, đọc thơ về các

ngành nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG NỘI DUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO

Từ ngày 16-20/11

 

    Ngày

 

Hoạt

động

 

Thứ hai

( 16-11)

Thứ ba

( 17-11)

Thứ tư

( 18-11)

Thứ năm

( 19-11)

Thứ sáu

(20-11)

Đón trẻ, thể dục sáng

 

-         Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo, về ngày 20/11, chơi với đồ chơi ở lớp

-         Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng theo tổ và tập thể dục với nơ theo bài hát: “ cô và mẹ”

 

Hoạt động có chủ định

Khám phá khoa học

-Cô giáo của em( trò chuyện về nghề cô giáo)

- Nghe hát cô giáo

- bé tập làm cô giáo

Phát triển thể chất:

-Ai mà khéo thế ( Lăn bóng và di chuyển theo bóng)

Thơ: cô dạy

Phát triển nhận thức:

Đố bé hình gì( nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông)

TC: xếp lớp học

Phát triển thẩm mĩ:

- Bé làm thiệp tặng cô( dán chấm tròn trên băng giấy)

- Hát bàn tay cô giáo

 

Phát triển ngôn ngữ:

Thơ: cháu yêu cô giáo

- Xâu vòng hoa tặng cô

Hoạt động ngoài trời

- Xem tranh ảnh, trò chuyện về công việc của cô giáo

-TCVĐ:Làm theo yêu cầu của cô

- Chơi tự do

 

- Tham quan trò chuyện về công việc cô nuôi

-TCVĐ:Giúp cô tìm bạn

- Chơi tự do

- Chăm sóc vườn trường

-TCVĐ:mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Quan sát quan cảnh sân trường trước ngày lễ

-TCVĐ:Lộn cầu vòng

- Chơi tự do

- Trò chuyện về ngày lễ 20/11

TCVĐ:chuyền bóng

- Chơi tự do

Hoạt động góc

Đóng vai

 

-         Cô giáo,Bác sĩ, cửa hàng ăn uống

 

Xây dựng

 

-         Xây trường học, xây khu tập thể giáo viên

 

 

Học tập

 

 

-Trang trí lớp ngày 20/11, làm quà tặng cô

Sách truyện

 

-         Xem tranh, đọc thơ về cô giáo( cô giáo với mùa thu, cô giáo của em, bàn tay cô giáo)

-         Làm abum về nghề giáo viên

 

 

Âm nhạc

 

 

- Múa hát, biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11

Hoạt động chiều

 

Phụ đạo: Ôn hoạt động chung

- Tập văn nghệ cho ngày 20/11

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

 

 

 

 

NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ

Từ ngày 23-27/11

 

    Ngày

 

Hoạt

động

 

Thứ hai

( 23-11)

Thứ ba

( 24-11)

Thứ tư

( 25-11)

Thứ năm

(26-11)

Thứ sáu

( 27-11)

Đón trẻ, thể dục sáng

 

-         Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về bức tranh chủ đề nghề nghiệp, cho trẻ kể về nghề nghiệp của ba mẹ trẻ, chơi với đồ chơi ở lớp

-         Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng theo tổ và tập thể dục với vòng theo bài hát: “ cháu yêu cô chú công nhân”

 

Hoạt động có chủ định

Khám phá khoa học

-Bố mẹ tôi làm nghề gì (Trò chuyện về nghề nghiệp bố mẹ)

- Tô màu tranh một số nghề

Phát triển thể chất:

-Thử tài của bé( bật ô )

TC: thi xem ai nhanh

Phát triển nhận thức:

Bé đếm, phân nhóm các sản phẩm theo nghề

- Câu đố về sản phẩm nghề nghiệp

Phát triển thẩm mĩ:

- Hát vận động cháu yêu cô chú công nhân

- Nghe hát: Hoa trong vườn

- TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật

 

Phát triển ngôn ngữ:

Em làm thợ xây

- Xây bệnh viện

Hoạt động ngoài trời

- Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ

-TCVĐ:Thi xem ai nhanh

- Chơi tự do

- Quan sát công việc làm vườn của cô lao công

-TCVĐ:ai đoán giỏi

- Chơi tự do

 

- Quan sát sản phẩm do các chú công nhân xây dựng làm ra

-TCVĐ:Rồng rắn lên mây

- Chơi tự do

- Giải câu đố về một số nghề

-TCVĐ:Dung dăng dung dẻ

- Chơi tự do

- Tham quan phòng y tế, trò chuyện về nghề y, làm quen dụng cụ bác sĩ

-TCVĐ:Ai đoán giỏi

- Chơi tự do

Hoạt động góc

Đóng vai

 

- Bác sĩ,mẹ con, cửa hàng ăn uống

-Trang trí bàn ăn

 

 

Xây dựng

 

 

- Xây bệnh viện

 

Học tập

 

 

-vẽ cắt dán từ họa báo đồ dùng sản phẩm một số nghề

- Chọn và phân loại tranh lô tô theo nghề

 

 

Thiên nhiên

 

-         Chăm sóc tưới cây, nhặt lá vàng, lá úa cho cây

 

 

Sách truyện

 

 

- Xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về nghề

 

Âm nhạc

 

 

 

- Múa hát các bài về nghề nghiệp

- Rèn các kỷ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc

Hoạt động chiều

-Phụ đạo : Ôn các hoạt động chung

-Rèn nề nếp chào hỏi

Đọc đồng dao( kéo cưa lừa xẻ), ca dao( trâu ơi)

-Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ

- Cách ngồi học ngay ngắn khi ngồi trên ghế, trên sàn

- Cách rửa tay sau khi ăn và rửa mặt sau khi ngủ dậy

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN

Từ ngày 30/11-3/12

 

 

    Ngày

 

Hoạt

động

 

Thứ hai

( 30-11)

Thứ ba

( 31-11)

Thứ tư

( 1-12)

Thứ năm

(2-12)

Thứ sáu

(3-12)

Đón trẻ, thể dục sáng

 

-         Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về công việc, dụng cụ, sản phẩm về nghề nông

-         Chơi với đồ chơi ở lớp

-         Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng theo tổ và tập thể dục với nơ theo bài hát: “ Lớn lên cháu lái máy cày”

 

Hoạt động có chủ định

Khám phá khoa học

- Bác nông dân( Trò chuyện nhận biết về các công cụ sản phẩm của nghề nông)

-Hát: lớn lên cháu lái máy cày

Phát triển thể chất:

- Xem ai chuyền khéo(Chuyền bóng bằng hai tay)

- TC: Nhảy qua mương

Phát triển thẩm mĩ:

- Cánh đồng và các bé ngoan

- Nghe hát: Đi cấy

- Trò chơi: ai đoán giỏi

Phát triển ngôn ngữ:

Truyện bác nông dân

TC: mô phỏng động tác bác nông dân

Phát triển thẩm mĩ:

- Bé khéo tay(Nặn sản phẩm nghề nông)

- Hát tía má em

 

Hoạt động ngoài trời

-Thăm cánh đồng lúa quê em

TCVĐ: Tạo dáng

- Chơi tự do

 

 - Quan sát thời tiết trong ngày

-TCVĐ: mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Nghe kể chuyện bác nông dân, trò chuyện về công việc của bác nông dân

- TC: Làm theo yêu cầu

- Vẽ tự do trên sân

TCVĐ: Thả đĩa ba ba

- Chơi tự do

- Giải câu đố về các dụng cụ sản phẩm nghề nông

-TCVĐ: Ai đoán giỏi

-Chơi tự do

Hoạt động góc

Đóng vai

 

-         Mẹ con, Cô giáo,Bác sĩ, cửa hàng thực phẩm

 

Xây dựng

 

-         Xây nông trại

 

Thiên nhiên

Học tập

 

     - Gieo hạt, trồng, chăm sóc cây

     -    Vẽ, dán, cắt, nặn đồ dùng sản phẩm nghề nông

Sách truyện

 

-         Xem truyện tranh, đọc ca dao: “ Trâu ơi”

 

 

Âm nhạc

 

 

- Múa hát các bài: “ lớn lên cháu lái máy cày”, “tía má em”, “cánh đồng lúa và các bé ngoan”

Hoạt động chiều

 

Phụ đạo: Ôn hoạt động chung

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ, rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÉ THÍCH  LÀM CHÚ BỘ ĐỘI

Từ 6-10- 12

 

    Ngày

 

Hoạt

động

 

Thứ hai

( 6-12)

Thứ ba

(7-12)

Thứ tư

( 8-12)

Thứ năm

( 9-12)

Thứ sáu

(10-12)

Đón trẻ, thể dục sáng

-         Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp.

-         Cô đưa trẻ một số bức tranh, ảnh về chú bộ đội đang hành quân, đang ở hải đảo, đang lái xe và cô trò chuyện cùng trẻ

-         Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng theo tổ và tập thể dục với cờ theo bài hát: “ Làm chú bộ đội”

 

Hoạt động có chủ định

Khám phá khoa học

- Chú bộ đội( trò chuyện về trang phục,công việc, nơi làm việc…)

- Hát: cháu thương chú bộ đội

 

Phát triển thể chất:

- Bé tập làm chú bộ đội( trườn sấp kết hợp trèo qua ghế)

- Hát làm chú bộ đội

Phát triển nhận thức:

-Thử tài thông minh của bé( tạo nhóm trang phục, đồ dùng, dụng cụ chú bộ đội)

- Nối đồ vật với nghề phù hợp

Phát triển thẩm mĩ:

- Làm quà tặng chú bộ đội

- Hát  chú bộ đội

 

Phát triển Thẩm mĩ:

- Hát, vận động minh họa làm chú bộ đội

- NH: Màu áo chú bộ đội

TC: ai nhanh nhất

Hoạt động ngoài trời

- Trò chuyện về chú bô đội

-TCVĐ:Tập làm chú bộ đội

- Chơi tự do

-Quan sát thời tiết

TCVĐ:Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Đọc thơ: chú giải phóng quân

-TCVĐ: Rồng rắn lên mây

- Chơi tự do

 

- Giải câu đố về chú bộ đội

TCVĐ:chuyền bóng

- Chơi tự do

- Tham quan doanh trại bộ đội

-TC: truyền tin

- Chơi tự do

Hoạt động góc

Đóng vai

 

-Mẹ con, Cô giáo, chú bộ đội,Bác sĩ, cửa hàng ăn uống

 

 

Xây dựng

 

 

-         Xây doanh trại bộ đội

 

 

Học tập

 

 

-sưu tầm tranh ảnh làm sách về chú bộ đội

 

- Làm quà tặng chú bộ đội

 

 

Sách truyện

 

 

 -Xem tranh, đọc thơ về chú bộ đội( chú giải phóng quân)

 

Âm nhạc

 

 

-         Múa hát các bài( làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội, nghe hát màu áo chú bộ đội, biểu diễn văn nghệ)

 

Hoạt động chiều

-Phụ đạo: Ôn hoạt động chung

- Làm abum về chú bộ đội

- Tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 22/12

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ, xúc miệng nước muối sau khi ăn, rửa tay trước khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

    Thời gian thực hiện: thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009

    Chủ đề nhánh:Bé thích làm cô giáo

    Các hoạt động trong ngày:

-Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:

-Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về công việc, dụng cụ dạy học của cô giáo

-Điểm danh trẻ đến lớp

-Cho trẻ ra sân tập thể dục sáng với bài: cô và mẹ, tập với nơ

+Hô hấp: thổi nơ

+Tay vai:Tay đưa ra trước xuống dưới

+Bụng lườn:Nghiêng người sang trái sang phải

+Cơ chân: đứng khiểng gót, hạ gót chân

+Bật: bật tại chỗ

    Hoạt động có chủ đích:

I Mục đích yêu cầu

-         Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả

-         Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ

-         Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha

-         Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua đọc thơ

-         Giáo dục trẻ yêu quí và biết ơn cô giáo

II Chuẩn bị

-         Hộp quà bên trong có quyển sách, 1 cái bút, thước kẻ

-         Tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ:

-         Đài, băng nhạc

III  Phương pháp:

-         Đàm thoại

-         Quan sát

-         Thực hành

IV  Tiến hành:

Hoạt động 1:   Bé đến thăm cô

-         Cho 1 trẻ giả làm học sinh cũ đứng ngoài cửa lớp, tay cầm hộp quà và gõ cửa: “ cốc, cốc, cốc”

-         Cô nói: Các con xem ai đến thăm lớp mình nhé!( cô mở cửa)

-         Con chào cô! Chào các bạn. Nhân ngày 20-11 con đến thăm cô, tặng cô món quà

-         Cô cảm ơn con, hôm nay con đến thăm cô và các bạn, cô mời con ở lại lớp và xem các em học nhé!

-         Các con cùng xem bạn đó tặng cô cái gì nhé!( mở hộp quà cho trẻ xem và gọi tên món quà: sách, bút, thước kẻ)

-         Cô hỏi: đây là đồ dùng của ai?

-         Ở lớp cô giáo dạy các con những gì? Ở lớp cô thường làm những công việc gì?

-         Ở lớp cô giáo làm nhiều việc rất là vất vả, chăm sóc các con từ bữa ăn đến giấc ngủ, dạy cho các con học, chơi với các con

-         Thế các con có yêu cô giáo không?

-         Các con ơi có một bài thơ đã viết lên những công việc của cô giáo, hằng ngày chăm sóc dạy dỗ các con và các con đã thể hiện tình cảm yêu mến cô giáo. Đó là bài thơ cháu yêu cô giáo của tác giả: Lê Hồng thiện. Các con lắng nghe cô đọc thơ nhé!

Hoạt động 2:  bé nghe cô đọc thơ

-         + Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm

-         Vừa rồi cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả là ai?

-         Các con ơi bài thơ này nói lên công việc của cô giáo ở lớp, xem ở lớp cô giáo làm những công việc gì, các con cùng cô đi xem tranh nói về công việc của cô giáo nha

-         Cô đọc thơ lần 2 kết hợp tranh vẽ

-         Đàm thoại, giảng giải, đọc trích dẫn trên tranh vẽ

-         Cô đọc câu thơ:

Cô dạy cháu viết chữ O

Vẽ chim, vẽ cá, đọc thơ thuộc lòng

-         Cô hỏi trẻ:

Cô giáo dạy bé những gì?

Cô đọc tiêp                 

                          Theo tay cô vẻ cánh đòng

              Cánh diều bay giũa mênh mông bầu trời

Cô hỏi trẻ:

-cô giáo còn vẽ được những gì?

Cô đọc câu cuối

                             Cháu yêu cô lặm cô ơi

               Cháu luôn ngoan ngoãn như lời cô khuyên

-cô hỏi trẻ:

                + bé có yêu cô giáo không?

                 +yêu cô bé phải làm gì?

-cô chốt lại nội dung bài thơ và giáo dục trẻ: bài thơ “ cháu yêu cô giáo” nói lên những công việc của cô hàng ngày dạy các cháu đọc thơ,hát,vẽ rất nhiều thứ như vẽ chim vẽ cá,vẽ hoa,quả. Cô giáo làm việc vất vả nhưng cô giáo rất yêu thương các con, cô luôn chăm sóc dạy dỗ các con thật tốt mong các con khôn lớnm khoẻ mạnh. Bài thơ nhắc các con phải yêu quí và biết ơn cô giáo

Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 3

Hoạt động 3:    bé đọc thơ hay

-         Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần9 chú ý sửa sai, sửa ngọng cho tre

-         Cho từng tổ lên đọc thơ (2-3 tô)

-         Cho từng nhóm lên đọc thơ( 2-3 nhóm) nhóm bạn trai, nhóm bạn gái

-         ! cá nhân đọc

-         Cho cả lớp đọc thơ lần cuối( hỏi lại trẻ tên bài thơ)

-         Sau đó cho trẻ vào bàn ngồi xâu vòng hoa tặng cô

Kết thúc: NXTD

Hoạt động chuyển tiếp:

Trò chơi vận động: giúp cô tìm bạn

    Hoạt động ngoài trời:

-Trò chuyện về ngày lễ 20/11

-TCVĐ:chuyền bóng

- Chơi tự do

    Hoạt động góc:

-         Yêu cầu:

+Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện được một số hành động phù hợp với vai chơi , biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi

+ Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây trường học, khu tập thể giáo viên

+ Biết nặn , vẽ, tô màu , cắt dán làm quà tặng cô giáo

+ Múa hát, biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11

+ Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

-         Chuẩn bị:

+Khối gỗ, hộp giấy, hộp sữa, cây xanh, hoa, hàng rào, dây cờ

+Chén, bát, nồi chảo, bàn ghế, búp bê…

+  Trống lắc, sách bút, truyện…

+Giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu…

+Họa báo, tranh lô tô, kéo, hồ dán, đất nặn…

+Băng đĩa nhạc, các dụng cụ âm nhạc

+Một số đồ chơi khác phục vụ cho các góc

-         Nội dung:

+Góc xây dựng: Xây trường học, khu tập thể giáo viên

+Góc phân vai:  Cô giáo, mẹ con, bác sĩ

+Góc học tập: vẽ, nặn, tô màu cắt dán làm quà tặng cô giáo

+Âm nhạc: Múa hát , biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11

-         Tiến hành:

+Hát vận động  bài cô và mẹ

+Trò chuyện về công việc, đồ dùng dạy học của cô giáo

+Cô giới thiệu các góc chơi

+Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, cho trẻ vào góc chơi

+Cô quan sát các góc chơi và chơi cùng trẻ( giúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết)

khuyết khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau và phối hợp chơi chung với bạn

+Kết thúc buổi chơi cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ nêu ý kiến bổ sung

-         Vệ sinh- Ăn trưa- Ngủ trưa- Ăn phụ chiều:

    Hoạt động chiều:

-         Nội dung:

Phụ đạo: Ôn hoạt động chung

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

    Đánh giá cuối ngày:

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

    Thời gian thực hiện: thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009

    Chủ đề nhánh:nghề nghiệp của bố mẹ

    Các hoạt động trong ngày:

-Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:

-Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về bức tranh chủ đề nghề nghiệp, cho trẻ kể về nghề nghiệp của ba mẹ trẻ, chơi với đồ chơi ở lớp

-Trao đổi với phụ huynh về việc hổ trợ thêm nguyên vật liệu như: báo củ, quần áo, hộp thuốc, chai lọ … để phục vụ cho chủ đề trong tuần

-Điểm danh trẻ đến lớp

-Cho trẻ ra sân tập thể dục sáng với bài: cháu yêu cô chú công nhân, tập với

+Hô hấp: thổi

+Tay vai:Tay đưa ra trước xuống dưới

+Bụng lườn:Nghiêng người sang trái sang phải

+Cơ chân: đứng khiểng gót, hạ gót chân

+Bật: bật tại chỗ

    Hoạt động có chủ đích: Bố mẹ tôi làm nghề gì?

I Mục đích yêu cầu

-         Thẻ lô tô về các nghề cho trẻ.

-         Trẻ biết trong cuộc sống có rất nhiều nghề khác nhau và biết  một số nghề quen thuộc ( Nông dân, Nghề Bác sỹ, Công an… )

-         Trẻ biết công việc và lợi ích của các nghề đó.

-         Trẻ biết luật chơi qua trò chơi “Truyền tin”

-   Trẻ biết được số lượng trong phạm vi trẻ đã học

II Chuẩn bị:

-         4 bức thư có số lượng chấm tròn (hoặc có thể là số trong phạm vi trẻ đã học)

-         Thẻ lô tô về các nghề cho trẻ.

-         Tranh một số nghề

-         Hình ảnh một số nghề trình chiếu cho trẻ xem

III  Phương pháp:

-         Đàm thoại

-         Thực hành

IV Tiến hành:

Hoạt động 1:   Trò chuyện với trẻ về nghề của bố mẹ

-         Cô trò chuyện với trẻ và dừng lại để đàm thoại khi trẻ nói về nghề của bố mẹ

-         Bố mẹ con làm nghề gì? Làm ở đâu ?

-         Công việc của bố (mẹ) con cần những dụng cụ gì?

-         Sẽ làm ra sản phẩm nào? Giúp gì cho con người ?

-         Theo con nghề của bố mẹ (bạn A và bạn B) có gì khác nhau?

-         Nghề nào quan trọng hơn ? Tại sao con nghĩ vậy?

-         Nếu không có  nghề của bố mẹ (bạn A và bạn B) thì sẽ như thế nào?

Hoạt động 2:         Trò chơi “truyền tin”

-         Chia lớp làm bốn  nhóm ,mỗi nhóm cử 1 bạn lên chọn hình , xem đó là nghề gì nói với bạn đầu hàng của nhóm mình  và truyền tin cho các bạn trong nhóm , bạn cuối cùng chạy lên chọn đúng tranh rồi giới thiệu với bạn đây là nghề của bố mẹ bạn nào trong lớp

Hoạt động 3:    Nhóm nào giỏi nhất

-         Yêu cầu : Trẻ kể được đồ dùng , dụng cụ , sản phẩm của nghề nghiệp , phù hợp với số lượng trong bức thư mà trẻ được nhận

-         Cách chơi : Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm cử một bạn lên nhận thư .Sau đó cả nhóm sẽ cùng bạn bàn về sản phẩm , tên đồ dùng ,dụng cụ đủ với số lượng trong bì thư  theo nghề trẻ đã chọn và cử một bạn đại diện lên trình bày

VD: Nghề y tá : nón .tiêm chích, ống nghe ,dao kéo để mổ

Hoạt động 4: xem phim một số nghề

    Hoạt động chuyển tiếp:

Trò chơi dân gian: kéo cưa lừa xẻ

    Hoạt động ngoài trời:

Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ

TCVĐ:Thi xem ai nhanh

Chơi tự do với đồ chơi ở sân trường

    Hoạt động góc:

-         Yêu cầu:

+Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình, biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn , biết liên kết một hoặc hai nhóm chơi với nhau

+Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu như: khối gỗ, hộp giấy,chén bát, nồi , bàn ghế . cây xanh, búp bê… xây bệnh viện, trang trí bàn ăn, khám bệnh…

+Trẻ biết dán hình ảnh một số nghề tạo thành quyển sách nghề nghiệp

Biết chọn và phân loại tranh lô tô theo nghề

+Trẻ cảm nhận được cái đẹp và tự hào về sản phẩm mình làm ra

-         Chuẩn bị:

+Khối gỗ, hộp giấy, hộp sữa, cây xanh, hoa, hàng rào..

+Chén, bát, nồi chảo, bàn ghế, búp bê…

+ Đồ chơi bác sĩ( quần áo, nón, ống nghe, hộp thuốc…)

+Giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu…

+Họa báo, tranh lô tô

+Bình tưới, cuốc xẻng

+Băng đĩa nhạc, các dụng cụ âm nhạc

+Một số đồ chơi khác phục vụ cho các góc

-         Nội dung:

+Góc xây dựng: Xây bệnh viện

+Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh, mẹ con

+Góc học tập: Dán hình ảnh nghề nghiệp làm thành quyển sách

+Thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây, nhặt lá úa

+Âm nhạc: Múa hát về nghề nghiệp

-         Tiến hành:

+Hát cháu yêu cô chú công nhân

+Trò chuyện kể tên về một số nghề trẻ biết

+Cô giới thiệu các góc chơi

+Thỏa thuận vai chơi cùng trẻ

+Cho trẻ về góc chơi tự phân vai chơi cho nhau

+Cô quan sát các góc chơi và chơi cùng trẻ( giúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết)

khuyết khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau và phối hợp chơi chung với bạn

+Kết thúc buổi chơi cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ nêu ý kiến bổ sung

-         Vệ sinh- Ăn trưa- Ngủ trưa- Ăn phụ chiều:

    Hoạt động chiều:

-         Nội dung:

+Dạy trẻ bật ô- ném đích nằm ngang

+Rèn nề nếp chào hỏi, nề nếp vệ sinh

+Vào góc học tập xếp tranh lô tô, tô màu trang nghề nghiệp

+Vào góc âm nhạc rèn kỉ năng sử dụng dụng cụ âm nhạc

+Nêu gương cuối ngày

    Đánh giá cuối ngày:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

    Thời gian thực hiện: thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2009

    Chủ đề nhánh:Bé yêu bác nông dân

    Các hoạt động trong ngày:

-Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:

-Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về sản phẩm của nghề nông( Lúa ngô, khoai sắn, rau, củ quả)

-Trao đổi với phụ huynh về việc hổ trợ thêm nguyên vật liệu như: Rau, củ, quả thật

-Điểm danh trẻ đến lớp

-Cho trẻ ra sân tập thể dục sáng với bài: Lớn lên cháu lái máy cày, tập với vòng

+Hô hấp: gà gáy

+Tay vai:Tay đưa ra trước xuống dưới

+Bụng lườn:Nghiêng người sang trái sang phải

+Cơ chân: đứng khiểng gót, hạ gót chân

+Bật: bật tại chỗ

    Hoạt động có chủ đích: Bé khéo tay

I Mục đích yêu cầu

-         Trẻ nhận biết đặc điểm một số loại rau, củ, quả: Quả cà chua dạng tròn màu đỏ, quả đậu dài màu xanh, màu vàng, quả bí xanh dài thon

-         Trẻ nặn được 2-3 loại rau ăn củ- rau ăn quả

-         Trẻ có kĩ năng vuốt nhọn, ấn bẹt

-         Trẻ biết sử dụng các kỉ năng xoay tròn để nặn quả cà chua, lăn dọc, vuốt nhọn,  ấn bẹt để nặn quả đậu, quả bí xanh

-         Trẻ yêu quí và giữ gìn sản phẩm của mình

-         Trẻ yêu quí bác nông dân

II Chuẩn bị:

-         Cho cô: Bài vè thực phẩm, lí cây trái

-         Các loại rau ăn củ, ăn quả thật: su hào, cà rốt, cà chua, quả đậu

-         mẫu nặn: Quả cà chua, củ cà rốt, quả đậu, củ khoai tây, củ su hào

-         Đầu ti vi, băng nhạc

-         Cho trẻ: Đất nặn, bảng con, khay nhựa, khăn lau tay

III  Phương pháp:

-         Đàm thoại

-         Quan sát

-         Thực hành

IV  Tiến hành:

Hoạt động 1:   Đố bé!

-         Cô cùng trẻ đọc bài: “ vè thực phẩm” kết hợp động tác chơi” vuốt ve”

-         Trò chuyện về các loại rau, củ, quả có trong bài vè

-         Dẫn trẻ đi xem mô hình vườn rau có các loại rau, củ, quả thật( hỏi trẻ tên gọi, màu sắc, hình dạng)

-         Các con có biết rau củ quả này do ai làm ra không( kết hợp giáo dục trẻ rau củ quả có nhiều vitamin và muối khoáng giúp cơ thể lớn nhanh, kkhoẻ mạnh, thông minh. Vì vậy các con phải biết yêu quý bác nông dân người đã làm ra những sản phẩm này)

-         Sau đó cô và trẻ về lớp

Hoạt động 2:     Bé hãy đoán xem   

-         Cho trẻ chơi trò chơi trời tối, trời sáng( xuất hiện 3 mẫu nặn: quả cà chua, củ cà rốt, quả đậu) và hỏi trẻ

-         Đây là quả gì?

-         Làm thế nào để nặn được quả này?

-         ( cô nói lại cách nặn quả cà chua: “ cô cầm đất nặn, vê đất và xoay tròn, sau đó cô gắn lá vào tạo thành quả cà chua)

-         Còn quả đậu này nặn như thế nào

-         Cô lăn dài, vuốt nhọn hai đầu để thành quả đậu

-         Ngoài ra cô còn nặn được quả gì nữa( cho trẻ xem  một số loại quả)

-         Sau đó cô trao đổi về ý tưởng của trẻ về cách nặn của trẻ

Hoạt động 3: Xem ai nặn khéo  

Cho trẻ vào bàn ngồi để nặn( trẻ thực hiện trên nền nhạc)

Cô bao quát, quan sát trẻ, gợi ý, hướng dẫn trẻ thực hiện ý tưởng của mình

Động viên khuyến khích trẻ, gợi mở cho trẻ những ấn tượng sáng tạo

Hoạt động 4: Sản phẩm của bé

-         Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá

-         Cho trẻ quan sát sản phẩm, nhận xét ssản phẩm theo ý tưởng của trẻ

-         Cô chọn vài sản phẩm đẹp cho cả lớp xem và cô nhận xét

-         Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của trẻ

-         Sau đó cả lớp hát vận động bài: “ Lí cây đa"

Hoạt động chuyển tiếp:

Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba

    Hoạt động ngoài trời:

-Giải câu đố về các dụng cụ, sản phẩm của nghề nông

-TCVĐ: Ai đoán giỏi

-Chơi tự do

    Hoạt động góc:

-         Yêu cầu:

+Trẻ biết phản ánh hành động của vai chơi, biết chơi cùng nhau trong nhóm, biết thể hiện qua lại giữa 2-3 nhóm chơi. Hình thành và phát triển ở trẻ mối quan hệ qua lại trong trò chơi

+ Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây nông trại

+ Biết nặn , vẽ, tô màu sản phẩm của nghề nông

+ Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

-         Chuẩn bị:

+Khối gỗ, hộp giấy, hộp sữa, cây xanh, hoa, hàng rào..

+Chén, bát, nồi chảo, bàn ghế, búp bê

+  Đồ chơi các loại thực phẩm( lúa, ngô, củ, rau, quả…)

+ Đồ chơi bác sĩ khám bệnh: quần áo, nón , ống nghe, hộp thuốc….

+Giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu…

+Họa báo, tranh lô tô

+Bình tưới, cuốc xẻng, hạt giống

+Băng đĩa nhạc, các dụng cụ âm nhạc

+Một số đồ chơi khác phục vụ cho các góc

-         Nội dung:

+Góc xây dựng: Xây nông trại

+Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh, mẹ con, cửa hàng thực phẩm

+Góc học tập: vẽ, nặn, tô màu các sản phẩm nghề nô

+Thiên nhiên: gieo hạt,Tưới cây, chăm sóc cây, nhặt lá úa

+Âm nhạc: Múa hát các bài Tía má em, Lớn lên cháu lái máy cày, cánh đồng  và bé ngoan

-         Tiến hành:

+Hát lớn lên cháu lái máy cày

+Trò chuyện kể tên các sản phẩm do bác nông dân làm ra

+Cô giới thiệu các góc chơi

+Thỏa thuận vai chơi cùng trẻ

+Cho trẻ về góc chơi tự phân vai chơi cho nhau

+Cô quan sát các góc chơi và chơi cùng trẻ( giúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết)

khuyết khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau và phối hợp chơi chung với bạn

+Kết thúc buổi chơi cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ nêu ý kiến bổ sung

-         Vệ sinh- Ăn trưa- Ngủ trưa- Ăn phụ chiều:

    Hoạt động chiều:

-         Nội dung:

+Ôn hoạt động chung:

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ,  rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

    Đánh giá cuối ngày:

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

    Thời gian thực hiện: thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2009

    Chủ đề nhánh:Bé thích làm chú bộ đội

    Các hoạt động trong ngày:

-Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:

-Đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Cắm hoa đến lớp. Trò chuyện với trẻ về công việc, trang phục của chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc công

- Trao đổi với phụ huynh về việc hổ trợ trang phục của chú bộ đội

-Điểm danh trẻ đến lớp

-Cho trẻ ra sân tập thể dục sáng với bài: làm chú bộ đội, tập với gậy

+Hô hấp: còi tàu tu tu…

+Tay vai:Tay đưa ra trước xuống dưới

+Bụng lườn:Nghiêng người sang trái sang phải

+Cơ chân: đứng khiểng gót, hạ gót chân

+Bật: bật tại chỗ

    Hoạt động có chủ đích: chú bộ đội

I Mục đích yêu cầu

-         Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công

-         Biết phân biệt được đặc điểm đặc trưng của các chú bộ đội

-         Rèn kỉ năng quan sát và ghi nhớ

II Chuẩn bị:          

-         Cho cô: Đĩa có hình ảnh hoạt động của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công

-         Tranh vẽ hình ảnh chú bộ đội dán xung quanh lớp, một số trang phục như: quần áo, mũ của chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc công

-         Đĩa nhạc bài: Làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội

-         Cho trẻ: Lô tô có hình chú bộ đội hải quân, đặc công, bộ binh

III  Phương pháp:

-         Đàm thoại

-         Quan sát

-         Thực hành

IV  Tiến hành:

Hoạt động 1:   Bé tập làm chú bộ đội

-         Cô đố các con 22/12 là ngày gì?

-         Đó là ngày lễ kỉ niệm của các chú bộ đội đã vì đất nước, vì nhân dân giữ gìn đất nước, bảo vệ hòa binh. Vì thế ai cũng yêu thương và kính trọng các chú bộ đội

-         Vậy khi lớn lên có bạn nào thích làm chú bộ đội không

-         Làm chú bộ đội là làm những gì, các con cùng tập làm chú bộ đội nhé!

-         Cho trẻ tập đi đều 1-2, tập làm chú bộ đội đứng ngắm bắn súng, chú bộ đội đứng chào cờ …

-         Các con đã tập làm chú bộ đội, vậy chú bộ đội làm công việc gì?

-         Có rất nhiều chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại bộ đội, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc khác nhau và rất vất vả. Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú làm như thế nào? Các con cùng xem qua màn hình nhé!

Hoạt động 2: xem hình trò chuyện cùng cô    

+ Quan sát chú bộ đội bộ binh  

-         Trên màn hình có hình ảnh ai đây?

-         Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?

-         Các chú đang làm gì?

-         Các chú bộ đội đang đi đâu đây?( đang hành quân)

-         Trên lưng chú đeo cái gì?

-         Các con hãy cùng đứng dậy làm chú bộ đội đi duyệt binh( kết hợp mở nhạc bài làm chú bộ đội)

-         Vừa rồi các con được quan sát và trò chuyện về chú bộ đội bộ binh. Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hằng ngày các chú thường tập luyện: bắn súng, diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hằng ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc, ngày đêm canh gác để bảo vệ tổ quốc

+ Quan sát chú bộ đội hải quân: cô đọc câu đố

Mặc quần áo trắng, đứng gác ngoài đảo( đó là chú bộ đội gì?)

-         Muốn biết được có phải chú bộ đội hải quân không, các con nhìn lên màn hình

-         Chú bộ đội hải quânđang làm việc ở đâu

-         Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì?

-         Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?

-         Đây là hình ảnh chú hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ở ngoài hải đảo xa xôi và canh giữ vùng biển cho tổ quốc

-         Tương tự bộ đội đặc công

Hoạt động 3:    Thi xem ai nhanh

-         các con hãy kể xem các con được làm quen với những chú bộ đội nào?

-         Các con đã biết được công việc và trang phục của các chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công, bây giờ các con hãy cùng chơi trò chơi thi xem ai nhanh( Cô nói tên trẻ giơ hình ảnh và nói tên, sau đó cô miêu tả trang phục trẻ giơ hình ảnh và nói tên)

-         Sau mỗi lần chơi cô nhận xét khen trẻ

Hoạt động 4:

-         Các con đã vượt qua được trò chơi thi xem ai nhanh, trò chơi tiếp theo là hãy tìm cho đúng

-         Cách chơi: cô đã chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục:quần áo, mũ dày, dép, ba lô… của các chú bộ đội. Ở xung quanh lớp cô có ba bức tranh vẽ chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc chủng

-         Các con hãy tìm đúng trang phục về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng đúng với tranh vẽ

-         Cho trẻ chơi 2-3 lần( trong quá trình chơi mở nhạc bài cháu thương chú bộ đội)

Kết thúc: NXTD

Hoạt động chuyển tiếp:

Trò chơi vận động: hò kéo pháo

    Hoạt động ngoài trời:

-Trò chuyện về chú bộ đội

-TCVĐ: Tập làm chú bộ đội

-Chơi tự do

    Hoạt động góc:

-         Yêu cầu:

+Trẻ biết phản ánh hành động của vai chơi, biết phối hợp các nhóm chơi với nhau, biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi

+ Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây doanh trại bộ đội

+ Biết nặn , vẽ, tô màu , cắt dán làm quà tặng chú bộ đội

+ Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng khi chơi xong

-         Chuẩn bị:

+Khối gỗ, hộp giấy, hộp sữa, cây xanh, hoa, hàng rào, dây cờ, súng, xe, chú bộ đội....

+Chén, bát, nồi chảo, bàn ghế, búp bê…

+  Trang phục, mũ nón, đồ dùng của chú bộ đội

+Giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu…

+Họa báo, tranh lô tô, kéo, hồ dán, đất nặn…

+Băng đĩa nhạc, các dụng cụ âm nhạc

+Một số đồ chơi khác phục vụ cho các góc

-         Nội dung:

+Góc xây dựng: Xây doanh trại bộ đội

+Góc phân vai:  Chú bộ đội, Bác sĩ khám bệnh, mẹ con, cửa hàng ăn uống

+Góc học tập: vẽ, nặn, tô màu cắt dán làm quà tặng chú bộ đội

+Âm nhạc: Múa hát các bài về chú bộ đội

-         Tiến hành:

+Hát vận động làm chú bộ đội

+Trò chuyện về công việc, dụng cụ, trang phục chú bộ đội

+Cô giới thiệu các góc chơi

+Cho trẻ về góc chơi và tự thoả thuận phân vai chơi cho nhau

+Cô quan sát các góc chơi và chơi cùng trẻ( giúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết)

khuyết khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau và phối hợp chơi chung với bạn

+Kết thúc buổi chơi cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ nêu ý kiến bổ sung

-         Vệ sinh- Ăn trưa- Ngủ trưa- Ăn phụ chiều:

    Hoạt động chiều:

-         Nội dung:

Phụ đạo: Ôn hoạt động chung

- Làm abum về chú bộ đội

-Tiếp tục rèn thói quen cho trẻ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn

- Hoạt động góc theo ý thích của trẻ

- Nêu gương bé ngoan

- Trả trẻ

    Đánh giá cuối ngày:

 

 

1

nguon VI OLET