KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
CHỦ ĐỀ 5: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
BÀI 7: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ cùng cá nhân.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
*Năng lực:
- Năng lực về điều chỉnh hành vi: Biết thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân và không thực hiện những việc làm chưa đúng.
- NL phát triển bản thân: Biết bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách và khuyên bạn bè người thân bảo quản đồ dùng cá nhân. Biết nhắc nhở bạn bè khi chưa thực hiện đúng bảo quản đồ dùng cá nhân.
*Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất trách nhiệm và chăm chỉ: Thường xuyên bảo quản đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SCG, POWERPOINT, Các câu chuyện về bảo quản đồ dùng, máy tính, máy chiếu, bộ tranh theo sách giáo khoa.
- HS: SGK, Vở BT ĐĐ lớp 2.
III. PP DẠY HỌC.
1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời lượng
Các hoạt động học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thiết bị, đồ dung dạy học

TIẾT 1

7
1. Khởi động:
-Trò chơi “Ai nhanh hơn”.

* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
* Tổ chức thực hiện:
- GV nêu thể lệ cuộc chơi; HD cách chơi.
- GV chia lớp làm 3 đội.

* Tổ chức trình bày kết quả:
- GV cùng HS kiểm tra kết quả chơi của các đội.
* Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài học: Bảo quản đồ dùng cá nhân.
- HS tham gia trò chơi, HS lần lượt lên bảng liệt kê những đồ dùng cá nhân. Đội nào kể được nhiều tên đồ dùng cá nhân hơn là đội thắng.
- HS nhận xét.
- Các đội báo cáo kết quả của đội mình.





- HS lắng nghe
Giấy khổ to, bút lông



15
2. Hình thành kiến thức mới







a. HĐ1: Tìm hiểu biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo tranh/chiếu hình / cho HS quan sát tranh trang 34 và nêu câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Các bạn bảo quản sách vở như thế nào?
+ Các bạn bảo quản đồ chơi như thế nào?
+ Các bạn bảo quản giấy dép như thế nào?
* Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
* Tổ chức trình bày kết quả:
- GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh.
- GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.
- GV mời HS chia sẻ thêm: Theo em, ngoài những cách bạn trong tranh đã làm đề bảo quản đồ dùng cá nhân theo em , em còn cách nào khác không , hãy chia sẻ trước lớp ?
* Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận:
+ Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập:
* Nên : Sắp xếp theo từng loại, từng ngăn theo từng vị trí và để đúng nơi, đúng chổ sau mỗi lần sử dụng và cần lau chùi , giặt sạch sẽ đồ dùng cá nhân để tránh nhầm lẫn và dễ tìm khi cần .
*Không nên : Vứt bừa bãi, bỏ lộn xộn , để bẩn.
Sách vở không được vẽ bẩn , tẩy xóa xé vở tùy tiện … Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn.

- HS quan sát, HS kể nội dung các bức tranh và trả lời câu hỏi của GV.









- HS hoạt động theo nhóm đôi.
- Một HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời.
-Đại diện các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh.
- Các nhóm còn lại theo dõi nhận xét
- HS nhắc lại nội dung các bức tranh.
- HS chia sẻ

Máy chiếu, tranh ảnh



10

b. HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan
nguon VI OLET