PHÒNG GDĐT ĐÀ BẮC               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PTDTBT THCS                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       VẦY NƯA

Số: ……./KH-HNDN                     Vầy Nưa, ngày  tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

NĂM HỌC 2019-2020

 

 

Căn cứ vào hướng dẫn Số : 768/PGD&ĐT-THCS  của Phòng Giáo dục và Đào tạo ngày 07 tháng 10 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ HĐGDHN và phân luồng học sinh, HĐGDNGLL, GDNPT và thi nghề phổ thông năm học 2019-2020.

Căn cứ vào Kế hoạch số /KH-THCS-VN ngày ….tháng 9 năm 2019 của trường PTDTBT THCS Vầy Nưa về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;

Căn cứ vào điều kiện thực tế của  nhà trường và địa phương.

Căn cứ vào sự phối hợp triển khai công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS của dự án AEA huyện Đà Bắc;

Trường PTDTBTTHCS Vầy Nưa xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp năm học 2019-2020 như sau:

 

1.Mục đích yêu cầu

* Mục đích:

- Định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, giúp học sinh lựa chọn học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và xã hội.

- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp.

- Giúp học sinh có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.

- Tìm hiểu năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.

- Giáo dục, động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà nhà nước, địa phương đang cần phát triển.

* Yêu cầu:

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện .... của bản thân

-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai

- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân.


- Hướng dẫn học sinh thảo luận, hình dung bước đầu các hướng đi, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp THCS  

2. Nội dung chương trình hướng nghiệp (9 chủ đề)

Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng  của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện của bản thân

-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai.

- Nêu được các nguyên tắc và các bước cần thực hiện để chọn đúng nghề.

- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân và xác định đúng nhu cầu, khả năng của bản thân trong việc chọn nghề phù hợp.

- Học sinh quan tâm tìm hiểu và thực hành những điều đã được học.

Chủ đề  2: Năng lực hướng nghiệp

Giúp học sinh sau khi học có khả năng:

-                Phân biệt được sở thích, khả năng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp;

-                 Nêu được năm nhóm năng lực hướng nghiệp và dấu hiệu đặc trưng của mỗi nhóm năng lực;

-         Hứng thú, quan tâm tìm hiểu năng lực hướng nghiệp của bản thân để chọn cho mình nghề phù hợp.

Chủ đề 3: Thực hành

Khảo sát sở thích nghề nghiệp và hứng thú nghề nghiệp của bản thân.

Sau hoạt động bài học, học sinh có khả năng:

-                     Hoàn thành phiếu trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp và phiếu trắc nghiệm hứng thú học tập của bản thân;

-                     Vận dụng được kết quả trắc nghiệm để bước đầu xác định được các nghề phù hợp với bản thân;

-                     Có hứng thú làm trắc nghiệm.

Chủ đề 4: Thực hành

Khảo sát khả năng nghề nghiệp và xác định năng lực hướng nghiệp của bản thân

Sau khi tham gia các hoạt động học tập, học sinh có khả năng:

-           Hoàn thành được phiếu trắc nghiệm khả năng của bản thân theo nhóm năng lực hướng  nghiệp;

-           Bước đầu xác định được điểm mạnh và năng lực của bản thân, làm cơ sở cho việc xác định những nghề nghiệp nên chọn;

-           Thực hành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp;

-           Quan tâm, hứng thú làm trắc nghiệm bản thân.

Chủ đề 5: Tìm hiểu các nghề em thích và những việc cần làm để có được thông tin cần thiết về nghề

-           Sau khi tham gia các hoạt động học tập, học sinh có khả năng:

-                Xác định được những thông tin cần thu thập về nghề;

-         Thu thập được thông tin về nghề từ 3 nguồn tra cứu thông tin;


-         Thu thập thông tin cần thiết về thị trường lao động và nghề truyền thống, nghề phổ biến ở địa phương;

-       Quý trọng, tự hào về nghề truyền thống, nghề phổ biến ở địa phương;

-       Quan tâm hứng thú tìm hiểu nghề nghiệp.

Chủ đề 6: Quan niệm nghề nghiệp, yếu tố giới và môi trường xung quanh với việc chọn nghề

Sau khi tham gia các hoạt động học tập, học sinh có khả năng:

-  Nêu được sự tác động của quan niệm nghề nghiệp, yếu tố giới, môi trường xung quanh ( hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước) đối việc chọn nghề của mỗi người. Từ đó, biết cách dung hòa giữa mong muốn và hiện thực, giữa nguyện vọng cá nhân với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu lao động của xã hội;

-  Nhận thức được rằng, tự sản xuất, tự kinh doanh là một trong những lựa chọn của mỗi người trước ngưỡng cửa nghề nghiệp trong bối cảnh của gia đình, địa phương và đất nước hiện nay;

-  Vận dụng được kiến thức đã học để xác định được nghề nghiệp muốn chọn cho bản thân;

-  Tích cực, hứng thú tham gia bài học hiệu quả.

 

Chủ đề 7: Lập kế hoạch nghề nghiệp

Sau khi tham gia các hoạt động học tập, học sinh có khả năng:

-                        Nêu được các mốc học tập trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta và các hướng đi học sinh có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS;

-                        Xác định hướng đi thích hợp cho bản thân dựa trên những hiểu biết về bản thân, nghề nghiệp và những tác động của yếu tố chủ quan, khách quan đối với lựa chọn nghề;

-                        Vận dụng kiến thức, kí năng đã học đểlập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

 

 3. Tổ chức thực hiện:

a.Chương trình : (9 tiết)

TT

TT CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

TIẾT CT

1

Chủ đề 1

Bài 1

 

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học .

1

2

Chủ đề 2

Bài 2

 

Năng lực hướng nghiệp

2

3

Chủ đề 3

Bài 3

Khảo sát sở thích nghề nghiệp và hứng thú nghề nghiệp của bản thân

3

4

Chủ đề 4

Bài 4

 

Khảo sát khả năng nghề nghiệp và xác định năng lực hướng nghiệp của bản thân

4 + 5

5

Chủ đề 5

Bài 5

 

Tìm hiểu các nghề em thích và những việc cần làm để có được thông tin cần thiết về nghề

6 + 7

6

Chủ đề 6

Quan niệm nghề nghiệp, yếu tố giới và

8


 

Bài 6

môi trường xung quanh với việc chọn nghề

 

 

7

Chủ đề 7

Bài 7

 

Lập kế hoạch nghề nghiệp

9

TỔNG: 9 tiết

 

9

 

Các chủ đề còn lại được tích hợp vào nội dung Hoạt động GDNGLL lớp 9.       

b.Giáo viên dạy: 1.Vương Văn Vui  thực hiện hướng nghiệp lớp 9

                            2. Lương Thị Bích Thủy thực hiện hướng nghiệp lớp 8

c.Đối tượng dạy: Học sinh lớp 9: 27 em, học sinh lớp 8: 29 em

d. Điều kiện thực hiện:

         - Học tập trên lớp.

e. Thời gian thực hiện: dạy vào các buổi chiều thứ ba hoặc thứ năm

- Từ ngày 01/12/2019 đến ngày 18/01/2020:      (3 tiết)

- Từ ngày 03/02/2020 đến ngày 31/03/2020 :    (3 tiết)

- Từ ngày 01/4/2020đến ngày 09/ 05/2020 :      ( 3 tiết)

g) Kiểm tra đánh giá:

       Ban giám hiệu phối hợp với tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua hồ sơ giảng dạy và lịch dạy giáo dục hướng nghiệp.

                                                                  

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn;

- Lưu: VT, CM.

Người lập kế hoạch

 

 

 

 

 

              Vương Văn Vui

 

 

 

 

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

                                                        Đinh Phi Khanh

nguon VI OLET