UBND HUYỆN BA BỂ

TRUNG TÂM GDNN – GDTX

HUYỆN BA BỂ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN SINH HỌC KHỐI 11

NĂM HỌC 2016 – 2017

 

            Họ và tên:

            Lớp dạy: 11A

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Nêu đặc điểm tình hình

- Tổng số học sinh: 23 HV trong đó (nam: 20, nữ 3).

- Học viên trong lớp không đồng đều. Đa số học viên ngoan, có ý thức trong học tập nhưng đa số học viên rỗng kiến thức cơ bản, tư duy còn chậm, máy móc.

- Số HV đạt trung bình trở lên năm học 2015 – 2016 là 56,75%. 

2. Thuận lợi

- Ban chi uỷ và ban giám quan tâm sát sao đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học viên.

- Phần lớn các em học viên đã có ý thức trong việc thực hiện nội quy nề nếp của trung tâm, của lớp. Có nhiều em ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.

3. Khó khăn

- Được phân công giảng dạy 1 lớp 11A: Nhìn chung chất lượng học viên còn thấp một số em mải chơi chưa ý thức được việc học tập của mình, chưa có động cơ học tập đúng đắn. Đa số học sinh viên học để nhằm đối phó, qua loa, chưa thấy được trọng tâm của môn học. Việc tiếp thu kiến thức còn chậm nên ảnh hưởng đến thời gian của giờ dạy.

- Qua thăm dò học sinh, được biết đối với các em: Sinh là môn khó.

- Trang thiết bị thí nghiệm thực hành còn thiếu  chưa có phòng thi nghiệm nên nhiều giờ thí nghiệm chưa thực hiện được.

II. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực dạy học và chất lượng giáo dục.

2. Chỉ tiêu: Từ TB trở lên trên  69.56%

 - Học sinh giỏi : 0/23 = 0%;

 - Học sinh khá: 3/23 = 13,04%;

 - Học sinh TB: 13/23 = 56.52%.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1.Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đầy đủ bài soạn trước khi lên lớp, thiết bị phù hợp với từng bài.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS.

2. Biện pháp để đạt được các chỉ tiêu như:

1

 


- Tích cực tự học, tự nghiên cứu để năng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nhất là đối với những bài khó. Giành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu qua những phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet và qua thực tế cuộc sống để bổ sung kiến thức cho bài soạn. Từ đó làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh đng, phù hợp với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu kiến thức.

- Chấp hành nghiêm chỉnh công tác chuyên môn, giảng dạy đúng theo kế hoạch bộ môn. Thực hiện đầy đủ mọi nội quy qui chế chuyên môn của đơn đơn vị và ngành đề ra.

-Trong mỗi học kỳ tham gia đầy đủ việc dự giờ, hội giảng, rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn.

- Giáo dục đạo đức, tinh thần thái độ học tập bộ môn cho học sinh: qua các tiết dạy trên lớp, hướng dẫn cho học viên yếu kém thấy yêu thích và hứng thú học với bộ môn bằng cách: tổ chức các trò chơi dễ chơi phù hợp với trình độ của đa số học viên trong lớp nhằm lôi cuốn những học viên có học lực yếu, kém mạnh dạn tham gia cùng. Tất cả các học viên phải có thái độ học tập nghiêm túc và nhận thấy rõ được mức độ quan trọng của bộ môn sinh học là một trong những môn thi tốt nghiệp, thi vào các trường đại học,...

- Áp dụng các phương pháp mới đã được tiếp thu qua các lớp tập huấn vào giảng dạy. Tuy nhiên có lựa chọn từng phương pháp cho phù hợp với đối tượng và trình độ của học viên.

- Có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng các phần mềm để hỗ trợ công việc giảng dạy và tăng hiệu quả tiết dạy.

- Phụ đạo học viên yếu kém để nâng cao chất lượng bộ môn( tổ chức học ôn vào các buổi chiều). 

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học viên.

- Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá để đánh giá sát và đúng đối với năng lực của từng đối tượng học viên.

- Kiểm tra theo đúng quy định, theo đúng ma trận đề đã xây dựng.

     +Kiểm tra định kỳ theo đúng kế hoạch. Kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận trong một bài.

     +Kiểm tra 15: Bài kiểm tra 15 phút ra đề theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận tuỳ theo từng phần.

 

IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC KÌ I

Từ tuần 1 đến tuần 16 : 2 tiết /tuần

Tuần dạy

Tên chủ đề/tên bài

Số tiết

Tiết thứ

Điều chỉnh

Chương I : Chuyển hóa vật chất và năng lượng

1

 


 

A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

LT: 11

TH: 02

Ôn tập:01

KT: 00

Từ tiết 01 đến tiết 14

 

Tuần 1

Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

LT

1

 

Vận chuyển các chất trong cây

LT

2

 

Tuần 2

Thoát hơi nước

LT

3

 

Vai trò của các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng nitơ ở TV

LT

4

 

Tuần 3

Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

LT

5

 

TH:Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

TH

6

 

Tuần 4

Quang hợp ở thực vật

LT

7

 

Quang hợp ở thực vật C3

LT

8

 

Tuần 5

 

 

Quan hợp ở các nhóm thực vât C4 và CAM

LT

9

 

Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

LT

10

 

Tuần 6

Quang hợp và năng suất cây trồng

LT

11

 

Hô hấp ở thực vật

LT

12

 

 

Tuần 7

 

TH: Phát hiện diệp lục và carotenoit

    TH: Phát hiện hô hấp ở thực vật

TH

13

 

Ôn tập: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Ôn tập

14

 

B- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

LT: 06

TH: 01

Ôn tập:01

KT: 1

Từ tiết 15 đến tiết 23

 

Tuần 8

Tiêu hóa ở động vật

LT

15

 

Tiêu hóa ở động vật (tiếp)

LT

16

 

Tuần 9

Hô hấp ở động vật

LT

17

 

Tuần hoàn máu

LT

18

 

Tuần 10

Tuần hoàn máu(tiếp)

 

19

 

Cân bằng nội môi

LT

20

 

Tuần 11

 

TH: đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người

TH

21

 

Ôn tập: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Ôn tập

22

 

12

Kiểm tra 1 tiết

KT

23

 

Chương II: Cảm ứng

1

 


 

A- Cảm ứng ở thực vật

LT: 02

TH: 00

KT:00

Từ tiết 24 đến tiết 25

 

Tuần 12

Hướng động

LT

24

 

Tuần 13

Ứng động

LT

25

 

 

A- Cảm ứng ở động vật

LT: 05

TH: 01

KT:01

Từ tiết 26 đến tiết 32

 

13

Cảm ứng ở động vật

LT

26

 

Tuần 14

Điện thế nghỉ & Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

LT

27

 

Truyền tin qua xinap

LT

28

 

Tuần 15

Tập tính ở động vật

LT

29

 

Tập tính ở động vật

LT

30

 

Tuần 16

TH. Xem phim về tập tính động vật

TH

31

 

Kiểm tra HKI

KT

32

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC KÌ II

Từ tuần 17 đến tuần 32: 1 tiết /tuần

 Chương III: Sinh trưởng và phát triển

A - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

 

LT: 03

TH: 00

KT: 00

Từ tiết 33 đến tiết 35

 

Tuần 17

Sinh trưởng ở thực vật

LT

33

 

Tuần 18

Hoocmon ở thực vật

LT

34

 

Tuần 19

Phát triển ở thực vật có hoa

LT

35

 

B – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

LT: 03

TH: 00

  KT: 01

Từ tiết 36 đến tiết 39

 

Tuần 20

Sinh trưởng và phát triển ở động vật

LT

36

 

Tuần 21

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

LT

37

 

Tuần 22

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp)

LT

38

 

Tuần 23

Kiểm tra 1 tiết

KT

39

 

Chương IV: Sinh sản

1

 


A - Sinh sản ở thực vật

 

LT: 2

TH: 00

Ôn tập: 00

Từ tiết 40 đến tiết  41

 

Tuần 24

Sinh sản vô tính ở thực vật

LT

40

 

Tuần 25

Sinh sản hữu tính ở thực vật

LT

41

 

B- Sinh sản ở động vật

LT: 04

Ôn tập: 02

KT: 01

Từ tiết 42 đến tiết 48

 

Tuần 26

Sinh sản vô tính ở động vật

LT

42

 

Tuần 27

Sinh sản hữu tính ở động vật

LT

43

 

Tuần 28

Cơ chế điều hòa sinh sản

LT

44

 

Tuần 29

Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

LT

45

 

Tuần 30

Ôn tập: Chương 2&3 phần thực vật

Ôn tập

46

 

Tuần 31

Ôn tập: Chương 2&3 phần động vật

Ôn tập

47

 

Tuần 32

Kiểm tra học kỳ II

KT

48

 

Ban Giám đốc

 

 

 

 

 

Tổ trưởng chuyên môn

 

 

 

 

 

 

Người xây dựng kế hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

 

 

1

 

nguon VI OLET