PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 88b/KH-MNTƯ

Tân Ưc, ngày 19  tháng 9  năm 2015

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2015 2016

 

Căn cứ kế hoạch số 449/GD&ĐT-GDMN ngày 11/9/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp học mầm non Huyện Thanh Oai;

Thực hiện kế hoạch số 83/KH-MNTƯ ngày 11/9/2015 của trường Mầm non Tân Ước về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016.

Trường Mầm non Tân Ước xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2015 – 2016 như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH

I. THUẬN LỢI

Tổ CSND luôn nhậ được sự quan tâm hỗ chợ của BGH nhà trường và các bậc phụ huynh.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú của trường tương đối đảm bảo theo yêu cầu;

- Tổ CSND có 10 người: trong đó số người có bằng trung cấp: 8 người; bằng cao đẳng :2 người.

Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc ăn bán trú của trẻ tại trường;

- Đội ngũ giáo viên, cô nuôi yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề;

- Chất lượng nuôi dưỡng có hiệu quả cao hiệu quả hơn  những năm trước.

-Cở vật chất phục vụ công tác bán trú của trường tương đối đảm bảo theo yêu cầu.

-Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc trẻ ăn bán trú của trường.

- Địa phương có nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng.

II. KHÓ KHĂN

-Một số cô nuôi mới vào nghề nên kinh nghiệm nấu ăn còn thấp.

- Một số khu phòng ăn, phòng ngủ còn chung với phòng học;

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm còn cao đặc biệt suy dinh dưỡng th thấp còi;


-  Đóng góp ăn bán trú của phụ huynh theo quy định còn ở mức độ thấp;

- Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông nghiệp và nghề phụ, mức thu nhập của nhân dân thấp chưa ổn định nên điều kiện chăm lo cho các con còn hạn chế, nhu cầu gửi trẻ ăn bán trú còn thấp.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. NHIỆM VỤ CHUNG

- Huy động trẻ đến lớp là 490  trẻ, trong đó: Nhà trẻ : 117 trẻ.

        Mẫu giáo : 373 trẻ.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ;

- Phấn đấu huy động  482  trẻ ăn bán trú;

- Giảm tỷ lệ SDD: Th nh cân xuống dưới 4 %

    Th thấp còi xuống dưới 5 %

- Không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường;

- Không có tình trạng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn bán trú

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đảm bảo an toàn

a) Chỉ tiêu

100%  trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động,  không để xảy ra thương tích hay ngộ độc thực phẩm theo thông tư số 132/2010/TT- BGD& ĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

- luôn theo dõi chính xác số trẻ đến lớp hàng ngày, số trẻ ăn bán trú trong ngày.

- Đảm bảo cơ sở vật chất an toàn cho trẻ.

b) Biện pháp

- Cập nhật đúng sĩ số trẻ đi học trong ngày, số trẻ báo ăn trong ngày.

- Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo nguyên tắc chế biến theo một chiều.

- Đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sống, thực phẩm sạch không sử dụng chất bảo quản( có nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nơi cung cấp);

- Có hợp đồng mua bán giữa nhà trường và nhà cung cấp thực phẩm;

- Tạo mọi điều kiện cho nhân viên cấp dưỡng được đi học nâng cao trình độ cũng như kỹ năng chế biến món ăn;


2. Chăm sóc sức khỏe

a) Chỉ tiêu

- 100% trẻ được cân đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng;

- Phấn đấu cuối năm tỷ lệ trẻ đạt bình thường 90 – 95%;

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân 4 %;

- Tỷ lệ SDD thấp còi 5%;

- Thành lập ban chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nhà trường;

- Tham mưu với trạm y tế xã thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ đầy đủ

- Tổ chức khám sức khỏe cho cô và trẻ 2 lần/năm;

- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh phù hợp theo mùa;

- 100% số trẻ thực hiện thuần thục thao tác vệ sinh cá nhân theo yêu cầu độ tuổi.

b) Biện pháp

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, trưởng ban là đại diện BGH, phó ban là y tế học đường, các ủy viên là trưởng các tổ, khối, trưởng các khu;

- Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để lập kế hoạch và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học, thời điểm cụ thể;

- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, các hội thi, bảng tuyên truyền;

- Nhân viên y tế phối hợp với giáo viên tổ chức cân trẻ, đo trẻ vào tháng 9, 12, 2, 4, những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cân đo hàng tháng. Theo dõi bằng biểu đồ chiều cao, cân nặng để tổng hợp theo dõi sức khỏe toàn trường đồng thời thông báo tới phụ huynh;

- Nhân viên y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên trực tiếp đứng lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng cân nặng, trẻ thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập;

- Đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh:

+ Mua sắm đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: Khăn mặt, cốc uống nước, gối…

+ Giáo viên phải làm ký hiệu tập cho trẻ tự nhận biết ký hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung.


+ Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân, vệ sinh thông thoáng lớp học trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng. Xử lý kịp thời các loại rác thải, chất thải thu gom hàng ngày không gây ô nhiễm.

+ Tập cho trẻ thói quen biết vứt rác đúng nơi quy định; không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường, lớp học sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hàng ngày…

- Vệ sinh cá nhân:

+ Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt mũi, quần áo  gọn gàng thường xuyên.

- Vệ sinh ăn uống:

+ Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt;

+ Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Đồ dùng nhà bếp  được sấy khô hàng ngày.

3. Công tác nuôi dưỡng

3.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Chỉ tiêu

- Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh;

- Tuyệt đối không có trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;

- Đẩy mạnh công tác trồng rau tại vườn trường để tạo nguồn thực phẩm sạch an toàn cho trẻ;

- Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ ăn uống an toàn, hợp vệ sinh;

- Thực hiện  ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm.

b) Biện pháp

- Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon;

- Huy động sự ủng hộ của phụ huynh để mua sắm dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh;

- Đồ dùng dụng cụ phục vụ ăn uống đều bằng inoc nhằm tránh gây ngộ độc và có độ bền cao.

3.2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn


a) Chỉ tiêu

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường;

- Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỷ lệ Kcalo từ 708- 882 một trẻ/ ngày;

- Đảm bảo các chất dinh dưỡng theo đúng tỷ lệ;

- Có đủ nước uống cho trẻ;

- Không để xẩy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm;

- Có đủ nước sạch cho trẻ sinh hoạt;

- trẻ có thói quen vệ sinh ăn uống, kỹ năng tự phục vụ;

- 100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng;

- Duy trì mức ăn tối thiểu là 12000đ/ trẻ/ ngày;

- Chế độ ăn: Nhà trẻ 2 bữa chính, 1 bữa phụ. MG 1 bữa chính, 1 bữa phụ.

b) Biện pháp

- Có thực đơn riêng nhà trẻ, mẫu giáo, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo mùa, phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương;

- Chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo kỹ thuật theo một chiều;

- Thức ăn sau khi chế biến phải có nắp đậy, cho trẻ ăn thức ăn nóng, tránh những thức ăn nguội lạnh;

- Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu( đeo tạp rề, mũ, cắt móng tay sạch sẽ, không đeo nhẫn, tập huấn và khám sức khỏe định kỳ theo quy định);

- Trẻ được chăm sóc chu đáo trong từng bữa ăn, giấc ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ;

- Giáo viên phải quan tâm chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết xuất, quan tâm đến những trẻ có biểu hiện ốm hoặc mới ốm dậy, không quát mắng dọa nạt trẻ;

- Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, nên cho trẻ biết tên món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày;

- Nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày theo quy định;

- Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt của trẻ trong ngày.

3.3. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

a) Chỉ tiêu

- Quản lý tốt công tác thu chi hàng ngày;


- Đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch;

- Giao nhận thực phẩm đảm bảo công khai;

- Công khai tài chính rõ ràng minh bạch chính xác;

- Đảm bảo đúng, đủ khẩu phần ăn, xuất ăn của trẻ trong ngày;

- Hồ sơ bán trú đầy đủ, khoa học.

b) Biện pháp

- Tổ phụ trách bán trú hàng ngày trực tiếp thu chi các khoản tiền trong ngày, công khai các khoản tiền theo quy định rõ ràng, có đầy đủ hồ sơ sổ sách như sổ giao nhận thực phẩm, hóa đơn giao hàng...;

- Giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo công khai, vào sổ chính xác có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia giao nhận;

- Công khai tài chính hàng ngày bằng bản tin nhà trường;

- Không sử dụng tiền ăn của trẻ vào mục đích khác;

- Theo dõi chia ăn của trẻ đủ theo số xuất ăn.

3. 4. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong  công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng

a) Chỉ tiêu

- 100% hồ sơ công tác chăm sóc nuôi dưỡng thu chi tiền ăn của trẻ được đầy đủ, đảm bảo chính xác, tính khẩu phần ăn trên máy vi tính;

- 100% thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng và bổ sung trên máy tính đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng;

- 80%-  90% giáo viên- cô nuôi được tham gia khai thác các phần mềm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.

b) Biện pháp

- Chỉ đạo kế toán xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp lựa chọn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhằm đảm bảo sức khoẻ và phù hợp với sự hấp thụ của trẻ, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn .             

- Hướng dẫn cho giáo viên – cô nuôi được tham gia tính toán xây dựng thực đơn và định lượng khẩu phần ăn cho trẻ, biết cách cân đối thực phẩm;

- Thường xuyên khai thác trên mạng những mục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ mầm non, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giáo viên cô nuôi  học tập;

- Tham khảo các thực đơn lấy trên mạng để áp dụng nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THEO TỪNG THÁNG

THÁNG

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH

BỘ PHẬN PHỐI HỢP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

9/2015

- Ổn định nề nếp đầu năm học.

- Ký cam kết mua thực phẩm bảo đảm VSATTP với các nhà cung ứng thực phẩm.

- Kiểm tra xây dựng thực đơn.

- Tổ chức ngày hội đến trường của bé.

-Lên kế hoạch thu chi nộp về phòng.

- Tiếp thu chuyên đề quản lý nuôi dưỡng do huyện tổ chức.
- Bé vui tết trung thu.
- Tổ chức cân đo đợt 1.
- Tổ chức bồi dưỡng tuyên truyền và cách phòng chống dịch bệnh.
- Kiểm tra nề nếp ăn ngủ, vệ sinh cá nhân các ký hiệu đồ dùng.
- Rà soát bổ xung thêm một số đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng bếp.

- Dự giờ 2 lớp.(Cô Hải Hà - A2) - ( cô Vũ Mỹ - C2)

Hiệu trưởng

Hiệu phó nuôi

- BGH

- Các đồng chí giáo viên
- Đ/c kế toán
- Đ/C Cán bộ y tế,
- Giáo viên các khối lớp.
 

 

 

 
10/2015

- Kiểm tra  công tác chăm sóc  trẻ và kiểm tra VSATTP tại bếp.

Đ/C Hiệu phó nuôi

- Giáo viên.
- Đ/c cán bộ y tế.
-

 


 

- Kiểm tra công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh .

- KTVSMT các nhóm lớp.
- Kiểm tra rèn kỹ năng vệ sinh của trẻ
- Kiểm tra đột xuất một số lớp công tác vệ sinh chăm sóc trẻ.

- Kiểm tra sổ sách, KT thực hiện quy chế CSND trẻ.

- Dự giờ 2 lớp.
- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

 

Y, bác sĩ trung tâm y tế phường,
- Cô nuôi.

 

11/2015

- Kiểm tra nề nếp ăn ngủ vệ sinh các lớp 

- Kiểm tra giáo viên lồng ghép chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thể chất, giáo dục ÂN, tạo hình vào trong các hoạt động.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.

- Kiểm tra thực hiện qui chế CSND trẻ.

- Tiếp thu chuyên đề do huyện tổ chức.

- Tổ chức thi giáo viên giỏi, nhân viên giỏi cấp trường.

- Kiểm tra bếp ăn.

- KT giao nhận TP.

-Kiểm tra toàn diện lớp D4( cô Lưu Duyên), C4( cô Nguyễn Thị Huyền)

- Dự giờ 1 nhóm, 1 lớp.

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ. 

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

BGH

- Nhân viên y tế.

- Giáo viên.

- Nhân viên.

 

12/2015

- Bổ sung đồ dùng phòng chống rét và dịch bệnh mùa đông tại các lớp ( chăn,chiếu,

thảm)
- Tăng cường giám sát bếp ăn, chỉ đạo thay đổi thực đơn theo mùa
- Cân trẻ lần 2
- Kiểm tra vệ sinh môi trường xung quanh

BGH

- Đ/c phụ trách y tế
- Các đ/c tổ nuôi
- Giáo viên các khối lớp
 

 


 

- KTđánh giá công tác phòng chống tai nạn thương tích

- Thanh Tra toàn diện 2 lớp.(cô Nguyễn Thị Huyền -C3) và (cô Nguyễn Thị Hằng -D3)

- Dự giờ 4 lớp.

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

 

 

 

01/2016

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh môi trường, chăm sóc trẻ, các kỹ năng thao tác vệ sinh (Quan tâm chú ý cháu nhà trẻ, cháu mới )
- Kiểm tra công tác phòng chống rét và dịch bệnh mùa đông.
- kiểm tra sổ theo dõi chất lượng các lớp.
- Sơ kết học kỳ 1.

-Đánh giá xếp loại thi đua học kỳ I.
- Dự giờ 1 lớp, 2 nhóm.

- Thanh Tra toàn diện 1 lớp ( cô Nguyễn Thị Hằng - D1)

- Thi " Chúng cháu vui khỏe"

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

Đ/C Hiệu phó nuôi

- Cô nuôi,
- Giáo viên
- Đ/c  kế toán

 

02/2016

-  Nghỉ tết âm lịch.

- Kiểm tra điều kiện trước và sau tết.
- Kiểm tra hoạt động bếp ăn
- kiểm tra vệ sinh chăm sóc trẻ tại các lớp.
- Vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp.
- Kiểm tra vệ sinh, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm lớp, bếp.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.

- Cân trẻ lần 3.

 - Dự giờ 2 lớp, 1 nhóm.

 - Thanh Tra toàn diện 2 lớp (cô Nguyễn Thị Quỳnh -D2) và (cô Nguyễn Thị Quỳnh -D3).

Đ/C Hiệu phó nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-BGH

- Giáo viên các khối lớp
- Cô nuôi
- Đ/c cán bộ y tế

 


 

- Tổ chức hội thi "liên hoan tiếng hát dân ca"

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

 

 

 

3/2016

- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

- Kiểm tra, chỉ đạo bếp tuyệt đối  đảm bảo giữ VSATTP khi thời tiết thay đổi

- Kiểm tra nề nếp ăn ngủ, vệ sinh của trẻ.

-Thi “Bé khéo tay” khối 4 tuổi.

- Dự giờ 4 lớp, 2 nhóm.

- Thanh tra toàn diện 2 lớp (cô Ngô Thị Thìn -C3), ( cô Lê Thị Tình - A2)
- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

Đ/C Hiệu phó nuôi

- Đ/c kế toán
- Đ/c bếp trưởng Cô nuôi
- Đ/c phụ trách y tế
- Giáo vên các khối lớp

 

4/2016

- Kiểm tra công tác phòng chống nóng cho trẻ.
- Chỉ đạo thay đổi thực đơn sử dụng thực phẩm theo mùa.
- Kiểm tra chất lượng cuối năm về kỹ năng thao tác vệ sinh của trẻ đặc biệt chú ý khâu chăm sóc trẻ trong tháng thời tiết nắng nóng.
- Kiểm tra một cô nuôi.

- Đánh giá trẻ cuối năm.

- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Cân đo trẻ lần 4.

- Dự giờ 3 lớp, 3 nhóm.

- Thanh tra toàn diện 2 lớp (cô Lương - C2) ( Cô Trịnh Thị Duyên - C3)

- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

BGH

- Đ/c kế toán
- Bếp trưởng
- Phụ trách y tế.

- Giáo vên các khối lớp

 

5/2016

- Vệ sinh môi trường xung quanh khi thời tiết nắng nóng.

- Đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên cuối năm.
- T

BGH

- BGH, giáo viên, nhân viên

 


 

ổng kết năm học 2015-2016.

- Báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết năm học 2015-2016.

- Bế giảng, kết thúc năm học.

- Bình xét sơ kết thi đua năm học 2015 – 2016.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động CS bán trú hè.
- Tổ chức bữa ăn tự chọn cho trẻ.

 

 

 

6,7/2016

- Chỉ đạo các lớp tổ chức các hoạt động cho trẻ ôn luyện trong hè.

- Lên kế hoạch hoạt động hè của trường.

- Phân công Ban giám hiệu trực hè. 

- Lên thực đơn trong hè.

- Tuyển sinh năm học 2016 - 2017

- Báo cáo công tác tuyển sinh năm học 2016-2017.

BGH

- BGH, giáo viên, nhân viên

 

 
 
  8/2016

ơ- Kiểm kê tài sản các lớp, bếp.
- Lên kế hoạch mua sắm bổ sung đồ dùng ăn ngủ, vệ sinh cho các lớp, nhà bếp.
+ Khăn mặt, ca, gối, chiếu cói, khăn lau tay, túi đựng xà phòng, xà phòng, chổi quét nhà, cọ nhà vệ sinh, cây lau nhà, xô, chậu, chổi nhựa, thảm lau chân, dép cháu, thùng rác, khay bê cơm, rổ, rá, dao, thớt, bát canh to, bát con, thảm, chăn  v.v
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về vệ sinh dinh dưỡng và ATTP cách phòng tránh xử lý một số tai nạn thường gặp trong trường mầm non cho giáo viên – cô nuôi.
- Sửa chữa hệ thống điện ,nước.
- VS môi trường xung quanh trường, lớp.

- Chuẩn bị tổ chức" ngày hội đến trường của bé.

Đ/C Hiệu phó nuôi

BGH

- Đ/C  kế toán.
- Đ/c thủ quĩ 
- Đ/C cán bộ y tế.
- Tập thể giáo viên các khối lớp NT, 3T,4T,5T,nhân viên.
 

 

 

nguon VI OLET