KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

 NĂM HỌC 2011 – 2012

 

Thực hiện theo tinh thần công văn số 777/ SGDĐT-ĐT ngày 22/7/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp và công văn số 10/PGDĐT-GDTH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông về việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường Tiểu học năm học 2010 – 2011,Trường Tiểu học Phú Thọ B đã xây dựng và đưa vào thực hiện kế hoạch “Nâng cao chất lượng dạy và học năm học 2010 - 2011”. Sau một năm phấn đấu thực hiện với sự nỗ lực cao nhất của tập thể sư phạm nhà trường chúng ta cũng đã thu được một số kết quả như sau:

 I/  Thực trạng sau một năm thực hiện kế hoạch Nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Phú Thọ B:

 Sau một năm thực hiện nhận thấy tình hình của nhà trường đã được cải thiện một rõ nét, cụ thể như sau:

    Nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh đi dần vào ổn định, nhiều thói quen tốt của học sinh trong học tập và sinh hoạt được hình thành, khôi phục và  phát triển, những hành vi vô lễ, càn quấy trong học sinh càng lúc càng ít xảy ra  tạo điều kiện giúp nhà trường làm tốt công tác giáo dục, hình thành nhân cách, lối sống cho học sinh và  nâng cao chất lượng học tập. Song song đó, nề nếp hoạt động dạy học của giáo viên càng lúc càng ổn định, công tác soạn giảng, nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học phát triển theo hướng chuyên sâu. Những suy nghĩ lệch lạc trong giáo viên được khắc phục, từng giáo viên xây dựng được cho mình kế hoạch chủ nhiệm tốt trong đó chú ý quan tâm giúp đỡ, giáo dục những học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những biện pháp giáo dục hợp lý với từng đối tượng. Đa số giáo viên đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh, thông qua đó từng bước giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, hình thành cho học sinh nhiều thói quen tốt cả trong suy nghĩ lẫn trong hành động, củng cố dần đạo đức, tình cảm trong học sinh. Từ đó, dần dần hạn chế  được những hành vi sai trái, những suy nghĩ thiếu đúng đắn, khôi phục dần động cơ học tập trong học sinh, xây dựng tốt nề nếp trong sinh hoạt, học tập của học sinh từng lớp, đặc biệt là nề nếp tự quản lý của các em. Phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học của giáo viên, giải trí cho học sinh đã được nhà trường quan tâm đầu tư dần dần. Nhờ đó mà chất lượng dạy & học tập của nhà trường nhanh chóng nâng cao, cuối học kỳ 1 và cả năm học  tỷ lệ học sinh giỏi và tiên tiến đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể hàng năm có 98 -100% lên lớp, nâng cao chất lượng học sinh hàng năm luôn giữ số lượng học sinh giỏi và khá ỏ mức 55 – 75% hạ thấp tỳ lệ học sinh yếu xuống còn 1-2% , 100% được xếp loại hạnh kiểm  mức “Thực hiện đầy đủ”. 100%  giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt tỷ lệ 8,3%. Đặc biệt trong đợt thanh tra toàn diện ở  năm học 2010-2011 của Phòng Giáo dục 100% giáo viên của trường được đoàn thanh tra đánh giá, xếp loại xuất sắc.


 II/ Giải pháp thực hiện trong năm học 2011 – 2012:

1)    Nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

  1.    Tiếp tục xây dựng và củng cố nhận thức về động cơ học tập cho học sinh từ đó xây dựng và hình thành ý thức tự giác học tập, tự rèn luyện cho học sinh.
  2.    Tiếp tục xây dựng và củng cố nề nếp sinh hoạt ở trường (lẫn ở nhà) trong đó chú trọng xây dựng nề nếp đạo đức, nề nếp học tập, tiến đến hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập ở trường ( ở nhà).
  3.    Phát huy thói quen tự học, tự rèn luyện cho học sinh.
  4.    Tiếp tục xây dựng nề nếp và thói quen độc lập tự quản, giúp đở lẫn nhau trong học tập sinh hoạt.
  5.    Tiếp tục giáo dục và giúp đở học sinh hình thành cho mình một con đường, phương pháp học tập riêng có hiệu quả.
  6.     Duy trì, nâng cao hoạt động của Câu lạc bộ Học sinh giỏi.

2)    Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

  1.    Nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm – lương tâm chức nghiệp của giáo viên. Từng giáo viên phải có ý thức : “Tât cả vì học sinh thân yêu”, Thực hiện việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lên một nấc mới trong đó lấy việc dạy người, dạy đạo đức cho học sinh là công việc hàng đầu với phương châm “Tiên học lễ - hậu học văn”.
  2.    Vận động giáo viên tích cực học tập, nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học mới.
  3.    Động viên giáo viên tích cực, thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường việc tự làm đồ dùng dạy học phù hợp và cần thiết cho giảng dạy. Sử dụng được và sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại. Áp dụng được một số phần mềm để thiết kế giáo án điện tử.
  4.    Xây dựng nề nếp soạn giảng, nề nếp lên xuống lớp, cải tiến các biện pháp, phương pháp dạy học trên lớp phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Mỗi giáo viên phải nghiên cứu để có nhiều tiết dạy bằng giáo án điện tử ( Trước mắt ở học kỳ 1 hàng tháng mỗi giáo viên dạy ít nhất 1 tiết bằng giáo án điện tử. Ở học kỳ 2 tiết/tháng/gv). Thường xuyên sử dụng hình ảnh thông qua USB, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động kết nối với tivi.

  1.    Tích cực tham gia viết sáng kiến, đúc rút kinh nghiệm dạy học. thực hiện tốt công tác dự giờ, dạy thao giảng, hội giảng. Cải tiến phương pháp góp ý tiết dạy, hồ sơ sổ sách theo hướng chú trọng nhiều đến việc phát huy tốt ưu điểm, tìm ra được biện pháp khắc phục nhược điểm, tiến đến tập họp, đúc rút và phổ biến học tập chung trong khối, tổ và toàn trường.
  2.    Tham gia tích cực vào các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
  3.    Từng giáo viên thực hiện thật tốt tiết sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt ngoài giờ. Duy trì và thực hiện thật tốt 15 phút đầu buổi nhằm phục vụ mục tiêu chuyên môn hàng đầu của nhà trường trong năm nay là dạy người để xây dựng điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức văn hóa, khoa học cho học sinh.

 

3) Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn của BGH cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Tổ chức tốt các chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy học, giải quyết tích cực những vướng mắc trong giảng dạy Tổ chức tốt công tác kiểm tra, dự giờ, không chú trọng nhiều về số lượng mà cần quan tâm nhiều đến chất lượng của các đợt kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, Cần nghiên cứu để cải tiến phương pháp góp ý kiến của BGH, các tổ trưởng, tập thể gv sau khi kiểm tra, dự giờ nhằm giúp giáo viên có thể nhận rõ, dễ dàng rút ra được những bài học và kinh nghiệm trong công tác soạn giảng. Chú trọng đến việc giáo viên có chắt lọc, đúc rút kinh nghiệm sửa chữa những nhược điểm và áp dụng những cái hay, điều tốt vào trong công tác soạn giảng hay không.Trong năm học nầy thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, quản lý hồ sơ sổ sách giáo viên thông qua mạng ( Trước mắt thực hiện việc thông báo, chỉ đạo, báo cáo công tác chuyên môn trong nội bộ nhà trường, theo dõi kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên đều thực hiện qua mạng). Tạo điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện  hiện đại để phục vụ nhu cầu của công tác dạy và học ( trước mắt cần tăng cường thêm đủ số đầu đọc đĩa DVD có kết nối USB và thêm một số máy kết nối VGA-AV, mua sắm máy chiếu, máy tính cho chuyên môn).

4)    Tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được trong công tác thi đua ở năm học qua, tiếp tục đặt  chất lượng dạy và học  lên hàng đầu trong đó lấy công tác dạy người làm trọng tâm trong công tác thi đua.  Hai quá trình thi đua dạy tốt và thi đua học tốt phải hòa quyện vào nhau hỗ trợ nhau, và không thể tách rời riêng từng mãng. Lấy chất lượng dạy và học làm thước đo chủ yếu trong công tác thi đua. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết. Xây dựng nguồn tài chính cho việc khen thưởng  nhằm động viên tốt, kịp thời tinh thần giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua.

5)    Tăng cường công tác xây dựng, củng cố các chi hội phụ huynh học sinh của trường, và ban đại diện phụ huynh học sinh của trường đủ mạnh để phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, trong công tác xã hội hóa giáo dục.


III. Tổ chức thực hiện.

1)    Ban Giám hiệu: Lập kế hoạch, tổ chức triển khai, học tập thảo luận quán triệt trong Hội đồng giáo viên ngay ở đầu năm học. Điều hành tốt hoạt động chuyên môn theo như kế hoạch đề ra. Kết hợp với công đoàn, chỉ đạo BF.Đội soạn thảo nội dung – kế hoạch của hai phong trào thi đua lớn trong nhà trường là “Dạy tốt” “Học tốt”. Chủ trì và trực tiếp điều hành  2 phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh trong suốt năm học. Nhanh chóng tăng cường csvc theo nhu cầu của hoạt động chuyên môn.

2)    Công đoàn & Đội Thiếu niên : Lập kế hoạch thi đua  và cùng BGH phát dộng phong trào thi đua Hai tốt. Theo dõi, đánh giá phong trào. Có trách nhiệm đôn đốc động viên giáo viên, học sinh tích cực tham gia Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào kịp thời.

                                                          Phú Thọ, 10 / 8 /2011

                P.Hiệu trưởng

 

 

 

                Trần Đình Hiển

nguon VI OLET