Trường THCS – THPT Phan Bội Châu

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Tổ Vật Lý – CN

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

-o0o-

 

 

 

Di Linh, ngày 08 tháng 08 năm 2009

 

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO BỘ MÔN VẬT LÍ

Năm học: 2009 - 2010

 

I. KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO

 

1. Vật Lí 10 chuẩn

Vấn đề

Nội dung

Tiết

1

Chuyển động thẳng đều

1

Chuyển động thẳng biến đổi đều

2, 3

Sự rơi tự do

4

Chuyển động tròn đều

5

Công thức cộng vận tốc

6

2

Điều kiện cân bằng của chất điểm

7

Các lực cơ học

8, 9

Phương pháp động lực học

10, 11

Phương pháp toạ độ

12

3

Điều kiện cân bằng của vật rắn

13

Momen lực, quy tắc momen lực

14

Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

15

Ôn tập thi học kì I

16, 17

4

Động lượng, định luật bảo toàn momen động lượng

19

Công, công suất

20

Cơ năng, động năng, thế năng

21, 22

5

Các định luật trạng thái khí lý tưởng

23

Phương trình trạng thái khí lý tưởng

24

6

Nội năng của khí lý tưởng

25

7

Biến dạng cơ của vật rắn

26

Sự nở vì nhiệt của vật rắn

27, 28

Các hiện tượng căng bề mặt

29, 30

Sự chuyển thể của các chất

31

Độ ẩm của không khí

32

Ôn tập thi học kì II

33, 34

 

2. Vật Lí 11 chuẩn

Vấn đề

Nội dung

Tiết

 

 

1

Định luật Coulomb

1

Điện trường. Cường độ điện trường

2, 3

Công của lực điện

4

Điện thế. Hiệu điện thế

5

Tụ điện

6, 7

2

Ôn tập các dạng mạch điện không đổi. Định luật Ohm

8, 9

Điện năng. Công suất điện

10

Định luật Ohm cho mạch kín

11

Định luật Ohm cho các loại mạch điện

12

Ghép nguồn thành bộ

13

3

Dòng điện trong các môi trường

14

Bài tập định luật Faraday

15, 16

Ôn tập thi học kì I

17

4

Lực từ, cảm ứng từ

19

Bài tập về cảm ứng từ

20, 21

Cảm ứng từ của dòng điện trong các mạch có dạng đặc biệt

22

Lực Lorentz

23

5

Từ thông, cảm ứng điện từ

24

Suất điện động cảm ứng

25

Suất điện động tự cảm

26

6

Định luật khúc xạ ánh sáng

27

Hiện tượng phản xạ toàn phần

28

7

Bài tập về lăng kính

29

Bài tập về thấu kính

30, 31

Bài tập về mắt

32

Bài tập về dụng cụ quang học

33

Ôn tập thi học kì II

34

 

3. Vật Lí 12 chuẩn

Vấn đề

Nội dung

Số tiết

 

 

1

Dao động điều hoà

1

Con lắc lò xo

2

Con lắc đơn

3

Tổng hợp dao động

4, 5

 

2

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

6

Giao thoa sóng

7, 8

Sóng dừng

9

 

 

 

3

Dòng điện xoay chiều

10

Định luật Ohm cho các đoạn mạch điện xoay chiều

11

Mạch RLC nối tiếp

12, 13

Liên hệ các giá trị hiệu điện thế hiệu dụng, giản đồ vec tơ

14

Công suất của dòng điện xoay chiều

15

Bài toán cực trị

16

Ôn tập thi học kì I

17

4

Dao động điện từ

19

Năng lượng điện từ trường

20

 

5

Giao thoa ánh sáng

21, 22

Các loại quang phổ

23

Thang sóng điện từ

24

 

6

Thuyết lượng tử, các định luật quang điện

25

Bài tập về hiện tượng quang điện

26, 27

Bài tập về mẫu nguyên tử Bohr

28

 

8

Năng lượng liên kết

29

Định luật phóng xạ

30, 31

Phản ứng hạt nhân

32

9

Các hạt sơ cấp, vũ trụ

33

Ôn tập thi học kì II

34

 

4. Vật Lí 12 nâng cao

Vấn đề

Nội dung

Số tiết

 

1

Chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định

1

Phương trình lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định

2

Momen động lượng. Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định

3

 

2

Xác định các đại lượng trong dao động điều hoà

4

Chu kì, tần số trong dao động điều hoà

5

Viết phương trình dao động điều hoà

6

Tổng hợp dao động

7

 

3

Độ lệch pha trong dao động sóng. Số gợn sóng cực đại, cực tiểu

8

Sóng dừng

9

Hiệu ứng Doppler

10

4

Các phương trình dao động trong dao động điện từ

11

Năng lượng trong dao động điện từ

12

 

5

Liên hệ giữa các giá trị hiệu dụng trong dòng điện xoay chiều

13

Độ lệch pha trong dòng điện xoay chiều

14

Bài toán cực trị

15

Bài toán đồ thị

16

Ôn tập thi học kì I

17

 

6

Giao thoa ánh sáng

19, 20

Các loại quang phổ

21

Thang sóng điện từ

22

7

Thuyết lượng tử, các định luật quang điện

23

Bài tập về hiện tượng quang điện

24, 25

Bài tập về mẫu nguyên tử Bohr

26, 27

8

Hệ thức Einstein

28

9

Năng lượng liên kết

29

Định luật phóng xạ

30, 31

Phản ứng hạt nhân

32

10

Các hạt  sơ cấp, hệ Mặt Trời

33

Ôn tập thi học kì II

34

 

 

II. YÊU CẦU

 

1. Học sinh: Nâng cao khẩu hiệu: “Hiểu lý thuyết, giỏi thực hành”.

a. Về lý thuyết:

- Học thuộc và hiểu các: định nghĩa, khái niệm, định luật, đặc điểm, tính chất, ứng dụng trong kỹ thuật, ứng dụng trong đời sống.

- Hiểu và vận dụng giải thích được các ứng dụng thực tiễn, các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.

b. Về bài tập:

- Học thuộc và nhớ được các công thức vật lý.

- Học và làm các dạng bài tập đơn giản, ngắn gọn.

- Các dạng bài tập áp dụng công thức, biến đổi công thức từ 2 đến 3 bước.

- Đọc kỹ đề bài, xác định được các đại lượng bài toán cho, các đại lượng phải tìm, nhận biết được đại lượng trung gian để lựa chọn công thức phù hợp.

- Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng đổi đơn vị trước khi tính toán.

 

2. Giáo viên: Thực hiện tốt chủ đề năm học: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

a. Về lý thuyết:

- Dành thời gian cho học sinh tự dò bài lẫn nhau.

- Kiểm tra mức độ thuộc và hiểu các: định nghĩa, khái niệm, định luật, đặc điểm, tính chất, ứng dụng trong kỹ thuật, ứng dụng trong đời sống.

- Kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng giải thích được các ứng dụng thực tiễn, các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.

- Giúp học sinh: Học lý thuyết nhớ công thức, học công thức hiểu lý thuyết, tạo sự liên kết hữu cơ giữa các kiến thức với nhau.

b. Về bài tập:

- Kiểm tra mức độ thuộc và nhớ công thức trước khi bắt đầu giải toán.

- Giúp học sinh đọc kỹ đề bài, xác định được các đại lượng bài toán cho, các đại lượng phải tìm, nhận biết được đại lượng trung gian để lựa chọn công thức phù hợp.

- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng đổi đơn vị trước khi tính toán.

- Dành thời gian tổ chức cho học sinh chấm chéo bài tập lẫn nhau.

 

Cụ thể:

- Tăng cường kiểm tra các nội dung, các vấn đề mà học sinh đã thuộc, đã hiểu.

- Nghiêm cấm tình trạng giáo viên đặt câu hỏi để “bắt bí” học sinh, gây áp lực căng thẳng với học sinh.

- Động viên, khuyến khích học sinh nhiều hơn là chê bai, phê bình.

- Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập ở nhà

+ Phương pháp học tập cá nhân

+ Phương pháp học tập tổ, nhóm

+ Phương pháp khai thác thông tin kiến thức từ các hệ thống thông tin khác

- Phân loại đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.

 

Duyệt của Ban giám hiệu

TM. Tổ chuyên môn

Tổ trưởng

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Thạch

 

nguon VI OLET