KẾ HOẠCH GIÁO DC THÁNG 9/ 2016

LỚP B1: 4 - 5 tuổi

Giáo viên thực hiện: Tuần I : Văn Thị hằng

                                      Tuần II : Nguyễn Thị

                                            Tuần III: Nguyên Hồng Xen

Hoạt động

Thời gian

Tuần I

(Từ 5- 9/9/2016

Ngày hội đến trường của bé

Tuần II

(Từ 12- 16/9/2016)

Trung thu

Tuần III

(Từ 19- 23/9/2016)

Tôi học lớp MGN 4 tuổi  Lớp B1

Tuần IV

(Từ 26- 30/9/2016)

Trường MN Tân Ước

Đón trẻ

- Cô đón trẻ: Quan tâm đến sức khỏe của trẻ; Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi đến lớp.  Quan sát, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp tình huống

- Rèn kĩ năng cất dép và đồ dùng đúng nơi qui định của lớp

Trò chuyện

 

* Trò chuyện với trẻ về trường, lớp mới, về cô giáo và các bạn trong lớp

* Trò chuyện về cảm xúc của trẻ khi đến lớp trong dịp khai giảng, tết trung thu; về những đồ vật, đồ chơi trong lớp, trường mầm non Tân Ước.

* Chơi các trò chơi bé thích.

 

Thể dục sáng

 

- Khởi động: (Tập theo bài hát “Đi tàu hỏa”) Đi các kiểu chân: Đi thường, gót chân, mũi chân, mé bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh…

- Trọng động: Tập các động tác: Tay, Bụng, chân, bật.

+ Tuần 1,2,3,4: Tập trên nền bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”

+ ĐT Tay: 2 tay song song trước mặt, sang ngang. (2lx8n) tương ứng câu hát “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đây……………………trường của cháu đây là trường mầm non.

+ ĐT Chân: Bước lên trước, khụy gối (2lx8n) tương ứng câu “Ai hỏi cháu có trường nào vui thế…………………….trường của cháu đây là trường mầm non”

+ ĐT Lườn: 2 tay trống hông, nghiêng người sang 2 bên (2lx8n) tương ứng câu hát “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đây……………………trường của cháu đây là trường mầm non.

+ ĐT Bật: Bật chụm tách chân (2lx8n) Ứng với câu hát “Ai hỏi cháu có trường nào vui thế…………………….trường của cháu đây là trường mầm non”


 

- Hồi tĩnh: Đi 1 – 2 vòng tròn vẫy tay, hít thở nhẹ nhàng.

* Điểm danh.

 

Hoạt động học

Thứ 2

Khai giảng

VĂN HỌC

Thơ: “Bé yêu trăng”

Tác giả: Lê Bình

ÂM NHẠC

NDTT:

DH:

“Bông hoa mừng cô”

NDKH:

NH: “Cô giáo em”

TC: Ai nhanh hơn

   VĂN HỌC

  Truyện:món quà của cô giáo”

 

Thứ 3

       Trò chuyện dư âm ngày hội đến trường,

Rèn nề nếp học tập

 

THỂ DỤC

VĐCB: Đi khụy gối

TCVĐ: Tung bóng cao hơn nữa

THỂ DỤC

VĐCB: Đi lùi

TCVĐ: truyền bóng qua đầu

THỂ DỤC

VĐCB: Bật về phía trước.

TCVĐ: Truyền bóng qua chân.

Thứ 4

Rèn trẻ nhận đúng ký hiệu

KPKH

Tìm hiểu về tết trung thu

 

KPKH

Thăm quan tìm hiểu về lớp học, bạn bè của bé

 

KPKH

Trò chuyện về trường Mầm Non.

 

Thứ 5

Rèn rửa mặt rửa tay đúng cách

TOÁN

Dạy trẻ mối quan hệ nhiều hơn – ít hơn

TOÁN

Phân biệt hình:hình tam giác,chữ nhật

 

TOÁN

Nhận biết hình tròn, hình vuông.

Thứ 6

Rèn nếp ăn ngủ

Tập văn nghệ trung thu

TẠO HÌNH

Vẽ đồ chơi trung thu của bé (Đề tài)

 

TẠO HÌNH

Tô màu trường Mầm Non

(Đề tài)

TẠO HÌNH

Dán và vẽ bài bé tập thể dục

(Mẫu)

 

 


Hoạt động ngoài trời

* HĐCMĐ:

- Quan sát và trò chuyện về thời tiết, cây cối, đồ chơi ở sân trường, các khu vực trong trường …

- Vẽ phấn dưới sân trường: Đồ chơi trung thu, vẽ cây, hoa, lá…

- Ôn luyện các bài hát, tập văn nghệ biểu diễn đi thời trang,

* TCVĐ:

- Kéo co, nhảy lò cò, tung và bắt bóng, đá bóng, thi xem ai nhanh hơn, mèo đuổi chuột, chơi đồ chơi ngoài trời,

* Chơi tự do:

- Chơi theo ý thích

- Giao lưu với các bạn cùng lứa tuổi

 

Hoạt động góc

* Góc trọng tâm:

- Làm quen, ghi nhớ, nhận biết vị trí bày các góc (T1) 

- Góc Tạo hình: Làm đồ chơi trung thu (T2)

- Góc XD:  Xây dựng trường mầm non (T3)

- Góc bán hàng:  Bán đồ dùng cho năm học mới (T4).

* Góc phân vai:

- Góc gia đình: Bố mẹ dẫn con đi mua sắm, chuẩn bị cho con đến trường, trò chuyện với con về ngày đi học của con, đón con đi học về

- Góc nấu ăn: Các bác nấu nướng các món ở trường mầm non, cửa hàng ăn uống

- Góc bán hàng: Siêu thị, cửa hàng tạp hoá bán các đồ dùng, quần áo, mũ dép, bóng, cờ, hoa

- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non

* Góc nghệ thuật:

- Góc tạo hình: Vẽ tranh về các bạn, chân dung cô giáo, đồ chơi, nặn, xé dán đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi trung thu từ các nguyên vật liệu

- Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài về trường mn, cô giáo, vui đến trường, trung thu, hát các bài hát mà trẻ đã biết.

* Góc học tập:

- Góc toán : nhận biết các hình,  phân loại đồ dùng theo nhóm, in số 1,2, vẽ nhóm có số lượng trong phạm vi 2, tạo nhóm có số lượng tương ứng.

- Góc văn học: Tập đọc thơ “Bé yêu trăng”, Truyện “Món quà của cô giáo”, xem tranh ảnh, sách về các hoạt động ở trường mn, 1 ngày của bé ở trường;

- Góc chữ cái: nhận biết các nét, tập tô, vẽ, đồ, trang trí các nét xiên, thẳng, ngang, móc; từ nét cho sẵn tạo thành các hình đơn giản ngộ nghĩnh

* Góc thiên nhiên: Làm quen với các dụng cụ, cách chăm sóc cây


Hoạt động ăn ngủ

- Luyện tập rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách

- Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn

- Nói được tên món ăn hàng ngày, nhận biết một số thực phẩm thông thường và lợi ích của các món ăn đối với sức khỏe

Hoạt động chiều

 

* Rèn văn nghệ biểu diễn “Ngày hội bé đến trường”. Ôn luyện các bài hát mà trẻ đã biết, hát các bài hát hát về trường lớp và tết trung thu như: “Vui đến trường”, “Trường chúng cháu là trường MN”, “Bông hoa mừng cô”, “Rước đèn ông sao”…

* Làm quen với bài thơ, câu truyện “Món quà của cô giáo, “Bé yêu trăng”,

* Làm bài tập, xem video trò chuyện về trường lớp và ngày tết trung thu của bé

* Rèn một số kỹ năng tự phục vụ như: Rửa tay, rửa mặt, bê ghế,… một số qui định của lớp.

* Chơi theo ý thích

Thứ sáu hàng tuần: Biểu diễn văn nghệ, nêu gương - bé ngoan.

Chủ đề sự kiện

Ngày khai trường

Trung thu

 

 

 

 

Đánh giá kết quả thực hiện

Những vấn đề cần lưu ý và điều chỉnh kế hạch tháng tới

 

Năm học 2016 - 2017

Năm học 2017 - 2018

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

GV thực hiện                                                                                      Ban giám hiệu

 

 

 


Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2016

Tên hoạt động học

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Văn học:

-Thơ : Bé yêu trăng .

Tác giả : Lê Bình

( Đa số trẻ chưa biết)

1. Kiến thức

- Trẻ biét tên bài thơ “ Bé yêu trăng” và biết tên tác giả Lê Bình

 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Bé yêu trăng” nói lên em bé rất yêu quý thiên nhiên, bé yêu trăng bằng giọng hát, bé mong ông trăng không nặn để bé được vui đùa cùng chú Cuội và chị Hằng.2. Kỹ năng:

- Trẻ đọc diễn cảm cùng cô

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạnh lạc

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú hoạt động học.

- Trẻ biết yêu quý thiên nhiên

* Địa điểm:

Trong lớp học

* Đội hình:

Ngồi hình chữ u xung quanh lớp

* Chuẩn bị của cô:

-Tranh thơ: Bé yêu trăng .

Tác giả : Lê Bình

* Đồ dùng của trẻ:

- Ghế đủ cho trẻ ngồi.

 

1: Ổn định lớp

- Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Ánh trăng hòa bình”

- Cô và trẻ trò chuyện về bài hát hướng trẻ vào bài.

2: Phương pháp hình thức tổ chức:

HĐ1: Dạy trẻ đọc thơ Bé yêu trăng .Tác giả : Lê Bình

- Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+ Tác giả của bài thơ là ai?

* Giảng nội dung: bài thơ “Bé yêu trăng .Tác giả : Lê Bình nói lên em bé rất yêu quý thiên nhiên, bé yêu trăng bằng giọng hát, bé mong ông trăng không nặn để bé đuọc vui đùa cùng chú Cuội và chị Hằng

- Cô đọc lần 3

HĐ2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ:

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+ Bạn bé trong bài thơ yêu ông trăng như thế nào?

+ Ánh trăng như thế nào?

+Trăng sáng vằng vặc để làm gì

+ Bé nhắn gửi tới ông trăng điều gì?

+ Bé nhắn ông trăng đừng lặn để bé làm gì?

* Giáo dục: trẻ biết yêu quý con vật cảnh vật thiên nhiên xung quanh và bảo vệ thiên nhiên.

* Dạy trẻ đọc thơ:

- Cô dạy trẻ từng câu từ đầu bài đến hết bài.

- Trẻ đọc thơ theo cô 2 – 3 lần.

- Đọc theo lớp tổ, nhóm đọc thơ và cá nhân (cô sửa sai)

- Cô và trẻ đọc lại bài thơ 1 lần

- Củng cố hỏi trẻ

3: Kết thúc, củng cố, nhận xét tuyên dương trẻ.

 

 


Lưu ý ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa năm...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                                  Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2016.

Tên hoạt động học

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Thể Dục:

-VĐCB: Đi khụy gối

-TCVĐ: Tung cao hơn nữa

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động: : Đi khụy gối

- Biết tập thể dục có ích cho sức khỏe

- Trẻ biết cách chơi trò chơi  tung cao hơn nữa.

2. Kĩ năng:

- Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật đi khụy gối.

- Trẻ nhớ tên vận động đi khụy gối.

- Chơi trò chơi đúng cách.

3. Thái độ:

- Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.

* Đồ dùng của cô

- Vạch chuẩn.

- Bóng nhựa

- Nhac một số bài hát : “ Trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường…”

- Sắc xô.

* Đồ dùng của trẻ.

Bóng nhựa.

*Đội hình: 3 hàng dọc,

 

 

 

1. ổn định tổ chức:

- Cô trò chuyện với trẻ về việc tập thể dục là có lợi cho sức khỏe dẫn trẻ vào bài mới.

2. Phương pháp hình thức tổ chức

HĐ1: Khởi  động

Kết hợp nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”

Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân,đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm , đi nhanh, chạy chậm , chạy nhanh….

HĐ2: Trọng  động

* Bài tập phát triển chung:

- Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang.

- Tập theo các động tác : Tay, chân, bụng,bật

+ ĐT Tay: 2 tay  dơ cao, gập xuống  vai ( 2 lần 8 nhịp)

+ ĐT chân: Bước lên trước , khụy gối (4 lần 8 nhịp )

+ ĐT lườn: 2 tay xuống hông, soay người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp )

+ ĐT bật : Bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp )

* VĐ cơ bản: Đi khụy gối.

- Đội hình : 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3 m

- Cô giới thiệu tên bài tập và cho 1- 2 trẻ lên tập thử

( Cô nhận xét)

+ Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không  phân tích

+ Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2: phân tích động tác:

+ Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô đi thường khoảng 3m  sau đó cô khom lưng xuống, đầu gối cô hơi khụy xuống và trong khi cô đi 2 tay cô vung để giữ thăng bằng trong khi đi, và cứ như vậy cô đi khụy gối được 2m thì cô lại đi thường.

- Cô gọi 1- 2 trẻ khá lên thực hiện .

* Trẻ thực hiện:

- Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt theo hàng.( mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần )

- Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo hàng.

+ Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ )


 

 

 

Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập.

* TCVĐ: “Tung cao hơn nữa”

- Cô giới thiệu cách chơi : cô đưa 2 tay ra trước và cầm bóng khi có hiệu lệnh thì cô sẽ tung bóng lên caomắt nhìn theo bóng và khi bóng rơi xuống cô phải bắt bóng bằng 2 tay

Luật chơi: Bạn nào để rơi bóng xuống đất thì sẽ phải nhảy lò cò vòng quanh lớp.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

+ Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi.

HĐ3: Hồi tĩnh

Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút.

3. Kết thúc:

Nhận xét tuyên dương trẻ

 

Lưu ý ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa năm...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                                    Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016

Tên hoạt động học

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

KHXH

Tim hiểu về ngày tết trung thu

1.Kiến thức:

- Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu,tết trung thu có bánh trung thu, đèn ông sao, ông trăng, chị hằng….

2. Kĩ năng:

- Trtrả lời câu hỏi của cô mạch lạc rõ ràng.

- Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú học bài

Giáo dục trẻ yêu quý các bạn trong lớp,biết đoàn kết với nhau.

* Đồ dùng của cô:

- video ngày tết trung thu

- 3 bức tranh cảnh đêm trung thu chưa hoàn chỉnh cho trẻ chơi trò chơi.

- Bài hát “ Đêm trung thu,chiếc đèn ông sao”

* Đồ dùng của trẻ

Bút sáp,  3 tờ giấy a4 cho 3 tổ

1. Ổn định tổ chức.

Cô và trẻ vận động bài “ chiếc đèn ông sao‘’

Cô và trẻ trò chuyện về bài hát .

2. Phương pháp hình thức tổ chức.

HĐ 1: Trò chuyện về ngày tết trung thu

Các con biết ngày tết trung thu như thế nào?

Cô cho trẻ xem video cảnh tết trung thu

+ trong đoạn video quay cảnh gì?

+vì sao con biết?

+ Trong video các bạn đã cầm trên tay những thứ gì?

+ các con còn nhìn thấy gì ở trên bầu trời nhỉ?

+ các con đã được đón rằm trung thu chưa?

+ Bố mẹ đã mua cho chúng mình những đồ chơi gì?

+ Đêm tết trung thu chúng mình được làm gì?

Các con a,ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu đấy,trong đêm trung thu trên bầu trời có rất nhiều sao và đặc biệt là đêm trung thu trăng rất tròn và rất sáng.Các bạn nhỏ rất vui khi được đi đón rằm trung thu với rất nhiều đồ chơi đẹp và được phá cỗ trung thu nữa đâý.

HĐ 2: TC: Ai khéo tay.

Cô cho trẻ về 3 tổ nhiệm vụ của các bạn là phải vẽ ông trăng,ông sao,vẽ đồ chơi cho các bạn để hoàn thiện bức tranh trung thu

Hết 1 bản nhạc nhóm nào vx trang trí cho bức tranh đẹp hơn thì sẽ là nhóm chiến thắng.

3.Kết thúc :

Cô nhận xét giờ học

Tuyên dương trẻ học

Cho trẻ đọc bài thơ “ Đêm trung thu”


Lưu ý ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa năm...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                                           Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2016

Tên hoạt động học

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Toán :

Dạy trẻ mối quan hệ nhiều hơn –ít hơn.

1.Kiến thức:

- Trẻ biết sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng.

2. Kĩ năng:

- Trẻ sử dụng đúng từ nhiều hơn- ít hơn.

3. Thái độ:

- Trẻ vui vẻ hào hứng sôi nổi trong giờ học.

* Đồ dùng của cô

- 1 rổ đồ chơi đựng 5 bông hoa đỏ và 3 chấm tròn màu vàng để làm nhụy hoa.

* Đồ dùng của trẻ:

- Đồ dung của trẻ giống của ô nhưng nhỏ hơn.

- Bàn ghế cho trẻ ngồi.

 

1: Ôn định tổ chức:

-Cô cho trẻ xòe tay ra , để 2 bàn tay quay vào nhau và nói tên từng ngón tay

Ngón cái- trẻ để 2 ngón tay chạm vào nhau và lần lượt các ngón tay còn lại

-Cho trẻ chơi 2 lần

2. Phương pháp hình thức tổ chức.

HĐ1: Phân biệt nhiều hơn- ít hơn.

- Cô mời 3 bạn tổ trưởng lên lấy rổ  đồ chơi và chia cho các bạn .

- ác con xem trong rổ có gì?( có hoa và chấm tròn)

- Các bong hoa trong rổ có nhụy chưa ?( không có)

Các con hãy xếp những bông hoa có nhụy vàng các con xem cô xếp nhé.

-Cô xếp 5 bông hoa chưa có nhụy ra và cô sẽ thêm nhụy vào những bông hoa này mỗi bông hoa 1 nhụy.

Và cho trẻ xếp nhụy vào những bông hoa và hỏi trẻ có bông hoa nào chưa có nhụy hoa không?

-Các con có biết vì sao lại thiếu nhụy hoa ?( số nhụy hoa ít hơn số hoa).

+ Còn số hoa thì sao?

Vì số nhụy hoa ít hơn sô hoa và số hoa nhiều hơn sô nhụy hoa nên không đu nhụy hoa .

+ Hỏi trẻ :số hoa nhiều hơn hay ít hơn số nhụy?

+ Số nhụy hoa?

+ Số hoa ?

Sau đó cho trẻ nói tiếp câu của cô

-Cô nói số hoa nhiều hơn…

-Số nhụy …( cô nói nhiều lần cho trẻ nói tiếp)

HĐ2: TC: Thi ai nhanh

-Cô đặt 5 cái ghế thành hàng, cho mỗi nhóm lên chơi 6,7,8 bạn lên chơi vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh các con chạy nhanh về ghế ngồi

 

nguon VI OLET