PHÒNG GD&ĐT BÌNH MINH

TRƯỜNG THCS ĐÔNG THẠNH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Số        /KH THCSĐT                             Đông Thạnh, ngày      tháng 9 năm 2014

 

                                                 KẾ HOẠCH

Thực hiện phong trào Thi đua - khen thưởng

Năm học 2014 - 2015 

          Thực hiện luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ;

          Thực hiện Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

          Trường THCS Đông Thạnh xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng năm học 2014-2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC:

          1. Mục đích:

          Thi đua khen thưởng là động lực phát triển của nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy mọi tiềm năng lao động sáng tạo và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khắc phục mọi khó khăn.

Qua các phong trào thi đua phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, nhằm biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.

          2. Yêu cầu

          - Khi tham gia phong trào thi đua phải xác định rõ mục tiêu, đề ra các tiêu chí phấn đấu, biện pháp thực hiện trong từng thời gian cụ thể, sát hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của nhà trường.

          - Nhà trường phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ khối trong nhà trường và Liên đội TNTP HCM, thường xuyên theo dõi và hưởng ứng tốt các phong trào thi đua, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá để phong trào thi đua nhà trường có kết quả tốt nhất.

          3. Nguyên tắc

          Việc tham gia phong trào thi đua phải được thực hiện trên nguyên tắc:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển;

c) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định chỉ tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không đ­ược xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua. 

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Đăng ký thi đua:

Nhà trường tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện tình hình địa phương; gắn với việc đổi mới phương thức giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục. 

Tăng cường công tác quản lý học sinh; giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật; giáo dục an toàn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội; giáo dục văn hoá, tư tưởng; giáo dục thể chất và y tế trường học; giáo dục phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nước. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến mang nội dung không lành mạnh đối với học sinh.

2. Theo dõi thi đua:

          Hội đồng thi đua, khen thưởng giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo, theo dõi công tác thi đua của Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân và của từng tập thể;

3. Sơ kết, tổng kết và xét thi đua khen thưởng:

          3.1. Tổ chức phát động thi đua làm 2 đợt:

          Đợt 1: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014

          Phát động thi đua thực hiện chủ đề năm học tiếp tục“Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục” bằng nhiều giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm học kỳ I của ngành và lập thành tích chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm: Phụ nữ Việt Nam 20/10; Nhà giáo Việt Nam 20/11; thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

          Đợt 2: Từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2015

          Phát động thi đua hoàn thành 100% lĩnh vực công tác và chỉ tiêu thi đua năm học 2014 - 2015, lập thành tích chào mừng các ngày lễ, kỉ niệm: Thành lập Đảng 3/2; 30/4; Sinh nhật Bác Hồ…

3.2. Quy trình đánh giá, xếp loại:

          Cuối học kỳ và cuối năm học nhà trường tổng hợp kết quả thi đua, báo cáo về hội đồng thi đua khen thưởng để Hội đồng thi đua họp đánh giá và bình bầu cá nhân và tập thể xuất sắc nhất trong phong trào thi đua.

Căn cứ vào nội dung đánh giá và tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Hiệu trưởng thực hiện phân loại giáo viên theo 04 loại sau:

a) Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

b) Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 98.

c) Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

d) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

Việc đánh giá xếp loại giáo viên được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi mức đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá (Phụ lục 1, Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT)

  Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc). Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp (Phiếu giáo viên tự đánh giá), tập thể tổ chuyên môn dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của giáo viên được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung trên được ghi vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn (Phụ lục 2, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT)

Điểm của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của giáo viên được đánh giá), nếu tỉ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xép loại giáo viên của tổ chuyên môn (Phụ lục 3, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT).

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần xem xét lại minh chứng, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của mình.

Đối với trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, Hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các phó Hiệu trưởng, Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được ghi vào Phiếu xếp loại giáo viên của Hiệu trưởng (Phụ lục 4, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT)

Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lí cấp trên bằng văn bản.

Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Hiệu trưởng.

3.3. Chế độ báo cáo:

          Sơ kết và báo cáo trước ngày 10/01/2015.

Tổng kết năm học, đánh giá viên chức, bình bầu danh hiệu Lao động tiên tiến gởi báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng thi đua khen thưởng thị xã.

3.4. Chế độ khen thưởng:

Danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Giấy khen, Bằng khen, Huân chương.... mức thưởng theo các quy định hiện hành của luật thi đua khen thưởng.

Đối với cá nhân đạt Lao động khá chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành năm 2014 và sửa đổi bổ sung ngày 30 tháng 8 năm 2014.

Nhằm động viên, khích lệ kịp thời giáo viên, đạt thành tích cao trong các phong trào: Giáo viên dạy giỏi, bài giảng ứng dụng CNTT, Đồ dùng dạy học,  Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn, Học sinh giỏi Thực hành, Máy tính bỏ túi, Tin học trẻ không chuyên, Điền kinh học sinh, Nghi thức Đội giỏi, Tuyên truyền giới thiệu sách, Văn hay chữ tốt, Olympic Tiếng anh, Vẽ tranh,... chi bồi dưỡng và khen thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành năm 2014 và sửa đổi bổ sung ngày 30 tháng 8 năm 2014.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên đây là kế hoạch thi đua khen thưởng năm học 2014 - 2015, các bộ phận, tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề nẩy sinh, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ban lãnh đạo để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

 

                                                                                  HIỆU TRƯỞNG

        Nơi nhận:                                                                                            

        - BCH Công đoàn; 

        - Bộ phận chuyên môn; 

- Lưu văn thư.                                                     

        

                                                                                                 Nguyễn Thế Dân

1

 

nguon VI OLET