PHÒNG DG&ĐT ................
TRƯỜNG TH ................

Số: / KH- TTHK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

................, ngày 12 tháng 9 năm 2019


KẾ HOẠCH
Duy trì đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy tại trường TH ................
năm học 2019- 2010

Thực hiện công văn số 249 /KH-UBND ngày 10/9/2019 của UBND huyện ................ V/v Duy trì đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy tại các trường THCS, PTDT bán trú, PTDT nội trú THCS và triển khai truyền dạy tại các trường Mầm non, Tiểu học trên địa bàn huyện, năm học 2019- 2020.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020 của PGD&ĐT huyện .................
Trường TH ................ lên kế hoạch duy trì đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy tại nhà trường năm học 2019- 2010 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
- Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Yêu cầu
- Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức truyền dạy văn hóa truyền thống phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học không làm ảnh hưởng đến chương trình chính khóa.
- Học sinh hiểu biết và có kỹ năng hoạt động về văn hóa truyền thống của dân tộc mình để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, long tự hào dân tộc, yêu quê hương của học sinh.
II. NỘI DUNG TRUYỀN DẠY
Giới thiệu tranh, ảnh về văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn xã
- Hình ảnh các lễ, tết truyền thống: Lễ hội lồng tồng dân tộc tày, Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ cấp sắc của người dao, Lễ cúng thần rừng của người nùng, tết Khu cù tê của người La Chí.
- Hình ảnh trang phục truyền thống các dân tộc: Trang phục nam, nữ của người Tày; trang phục nam, nữ của người Nùng, trang phục cô dâu của người Nùng; trang phục nam, nữ, trang phục trẻ em, trang phục cô dâu của người Pà Thẻn; trang phục nam, nữ của người Dao đỏ, Dao áo dài, người Mông, người La Chí…
- Hình ảnh kiến trúc nhà ở truyền thống của người Tày, người Nùng, người dao, người Pà Thẻn…
- Hình ảnh các vật dụng cần thiết trong lao động sản xuất: Cày, cuốc, xẻng, hái, liềm, hép, gùi, xỏong, mẹt, rổ, rá, ky…
- Hình ảnh các đạo cụ, nhạc cụ: Đàn tính, mác lính của người Tày; thanh la, chiêng, trống, chũm chọe, chuông nhạc, tù và của người Dao…
- Hình ảnh các trò chơi dân gian: Kéo co, đẩy gậy, đánh yến, đánh cù, đi cà kheo, bắn nỏ, đu quay, nhảy dây…
2. Sưu tầm, lựa chọn một số câu chuyện dân gian của các dân tộc trên địa bàn huyện để truyền dạy, như: Nàng xáy (Nàng tiên trứng), Hai người khổng lồ, Ca vít, Nguồn gốc con khỉ … của người Tày; quá sơn bảng văn, chuột ăn lúa, người mồ côi, con cáo biết hát, con cóc … của người Dao...
3. Giới thiệu về văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện ................ (theo cuốn “Một số nét văn hóa các dân tộc huyện ................” của Đảng bộ huyện ................ phát hành).
4. Truyền dạy các làn điệu dân ca các dân tộc như: Bài ngày xưa nghèo, ánh sáng của Đảng, bài ca tháng giêng của dân tộc La Chí; bài hát ca ngợi Đảng và Bác Hồ, hát về lễ hội Gầu tào của người Mông; bài lập xuân, trăng soi đường Bác của dân tộc Tày; bài ơn Đảng, ơn Bác dân tộc Pà Thẻn…
5. Thành lập các câu lạc bộ sở thích (như câu lạc bộ sở thích hát dân ca dân tộc Pà Thẻn, câu lạc bộ sở thích hát then, câu lạc bộ sở thích hát iếu, câu lạc bộ sở thích múa gậy sênh tiền, câu lạc bộ sở thích các trò chơi dân gian…).
6. Tổ chức truyền dạy cho học sinh các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống: Đánh yến, kéo co, ném còn, ô ăn quan, chơi chuyền...
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhà trường học xây dựng kế hoạch tổ chức theo các hình thức dạy học trên lớp, truyền dạy trực tiếp (hoạt
nguon VI OLET