CHƯƠNG II: - CHẤT QUANH TA
BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Sau bài học, HS sẽ:
Nhận biết được chất ở quanh ta vô cùng đa dạng, chúng có ở trong vật sống vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo...
Nêu một số tính chất của chất (tính chất vật lí và tính chất hoá học). Mỗi chất có tính chất nhất định. Dựa vào tính chất, ta phân biệt chất này với chất khác.
Năng lực
- Năng lực chung: Nhận biết được chất ở quanh ta, nêu được các tính chất cơ bản của một số chất
- Năng lực riêng:
Tìm được ví dụ về các vật thể quanh ta, nêu ví dụ về chất có trong vật thể.
Tìm được ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất
Phẩm chất
Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng nói riêng và trong cuộc sống nói chung
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên:
Hoạt động “Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn”: muối ăn, đường, nước, 2 đũa khuấy, 2 cốc thuỷ tinh, 2 bát sử, 2 chân để thí nghiệm có kẹp giá đỡ, 1 đèn cổn, bật lửa (diêm).
Phiếu học tập.
Đối với học sinh: vở ghi, sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi cho HS: quan sát kể tên các dụng cụ học tập quanh em, kể tên các con vật, loài hoa, các hành tinh trong hệ mặt trời. Từ đó rút ra tính đa dạng của các vật thể quanh ta và gợi mở vấn đề đặc điểm chung của chúng.
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát, suy ngẫm và trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
- GV trình bày vấn đề:“Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác. Cô và các em cùng tìm hiểu bài 9: Sự đa dạng của chất.”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chất quanh ta
Mục tiêu: Chỉ ra được một số chất có trong vật thể. Phân biệt chất tự nhiên và chất nhân tạo
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cầu học sinh
+ GV yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi:
? Thế nào là vật sống và vật không sống? Lấy ví dụ
? Em hãy thử kể tên một số chất mà em biết.
+ Tiếp đó, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
+ GV cùng hs thực hiện nhiệm vụ sgk trang 28 theo nhóm:
? Đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo
? Hãy kể tên một số chất có trong vật thể mà em biết
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV có thể kể thêm các ví dụ khác về các chất trong vật thể chẳng hạn: trong bút chỉ có gỗ (cellulose), than chì trong chiếc áo được may từ từ sợi tự nhiên có cellulose, tơ nhân tạo (nylon), chất tạo màu, ...
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
1. Chất quanh ta
- Phân biệt vật sống và vật không sống:
+ Vật sống có khả năng như trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Ví dụ: thực vật, động vật...
+ Vật không sống không có các khả năng trên. Ví dụ: các vật dụng trong gia đình, cây cầu, đồi núi
- Một số chất: sắt, nhôm, đồng, tinh bột, đường glicozo, lipid, protein,...
- HS hoàn thành phiếu
1. Trả lời CH tr28:
- Vật thể tự nhiên:
nguon VI OLET