PHÒNG GD&ĐT BA TƠ      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN BA TƠ                   Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc



KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2020 – 2021

Thông tin cá nhân:
1. Họ và tên: Trần Đức Lý Giới tính: Nam
2. Sinh ngày: 25 tháng 01 năm 1981
3. Năm vào ngành giáo dục: 2003
4. Trình độ học vấn : 12/12
5. Trình độ chuyên môn: CĐSP – chuyên ngành GDTC
6. Tổ chuyên môn: Tổng hợp xã hội
7. Môn dạy: Thể dục khối 6, khối 8, khối 9
Căn cứ để xây dựng kế hoạch                                
Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ kế hoạch BDTX của Phòng giáo dục và đào tạo Ba Tơ.
Căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ năm học, bản thân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020 - 2021 như sau:
I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho giáo viên;
2. Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
3. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
4. Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
5. Sau đợt bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.
6. Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường năng lực dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
7. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng ma trận đề kiểm tra theo chuẩn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
II/ Thuận lợi và khó khăn.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trường nên bản thân rất yên tâm công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Luôn yêu nghề, mến trẻ tất cả vì học sinh vì nền giáo dục của huyện nhà.
- Là giáo viên có thời gian công tác lâu năm, bản thân có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, năng động, nhiệt tình thích ứng nhanh với những tiến bộ của thời đại thông tin và hội nhập.
- Có trình độ chuyên môn vững vàng,
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình công tác vẫn còn gặp một số khó khăn như:
- Đa số học sinh là con em nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số nên điều kiện và sự quan tâm đầu tư cho việc học hành của gia đình chưa nhiều.
- Cơ sở vật chất còn thiếu so với tình hình thực tế tại đơn vị
III/ Hình thức bồi dưỡng:
1. Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề do Sở hoặc Phòng Giáo dục tổ chức (nếu có)
2. BDTX bằng tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
3. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet), sử dụng các hình thức hỗ trợ: xem hướng dẫn, nghe đài, báo, tivi.
4
nguon VI OLET