PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ I

 

          Số 37/KH-TrTHCS

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do - Hạnh phúc

 

                   Đông Triều, ngày 28 tháng 8 năm 2014

 

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

NĂM HỌC 2014 2015

 

Căn cứ Công văn số 532/PGD&ĐT ngày 20/8/2014 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015;

Căn c công văn s 1994/SGDĐT- GDTrH ngày 01/10/2009 của Sử Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Quảng Ninh về việc Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục từ năm học 2009-2010;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường, Trường THCS Mạo Khê I xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học hoạt động giáo dục hướng nghiệp năm học 2014 - 2015 cụ thể như sau:

 

I . Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Trường THCS Mạo Khê I xem hoạt động GD hướng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong nhà trường nhằm góp phần chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lựa chọn ngành nghề, định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương, của cả nước.

- Học sinh biết được những kiến thức chung về hệ thống nghề nghiệp, thể hiện tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học, đó là kết hợp hài hoà để trả lời câu hỏi: Em thích nghề gì ? Em chọn nghề gì ? Em làm được gì, và nghề đó có phù hợp với em hay không, nghề đó có nhu cầu lao động hay không ? Trả lời được câu hỏi trên sẽ tránh được tình trạng sai lầm khi chọn nghề.

- Học sinh biết được làm quen với một số nghề cụ thể: Cơ khí, nghề xây dựng, nghề thầy thuốc, nghề dạy học, nghề chế biến lương thực, nghề chế biến thực phẩm,… các nghề phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt phát triển các nghề toàn diện ở địa phương.

- Học sinh biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS để học sinh chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động sản xuất. Học sinh đánh giá năng lực bản thân để định hướng học tập khi tốt nghiệp THCS.

2. Yêu cầu:

- Trong giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến học sinh, giúp học sinh nắm chắc nguyên tắc chọn nghề, học sinh có hướng thi ngành đó không, giáo viên giúp học sinh việc chọn nghề là hệ trọng. Giáo viên giảng dạy các chuyên đề phải chuẩn bị có chiều sâu để phân tích cụ thể.

- Bên cạnh việc giảng dạy Hướng nghiệp lớp 9 theo chương trình chính khóa, tất cả giáo viên của trường phải có trách nhiệm tích hợp hoạt động hướng nghiệp vào các môn học, mỗi giáo viên phải là một cán bộ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

II. Nội dung:

1. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp:

+ Giao trách nhiệm cho toàn thể giáo viên tích hợp hoạt động hướng nghiệp cho học sinh vào các môn học, mỗi giáo viên phải là một cán bộ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

+ Giao trách nhiệm cho GVCN lớp 9 tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp mình. Quy trình như sau:

- Giới thiệu các thông tin về nghề nghiệp (Đối tượng và mục đích lao động, những thuận lợi và khó khăn, những yêu cầu của nghề, chống chỉ định, triển vọng phát triển nghề, hệ thống các trường đào tạo nghề, những địa chỉ có thể xin việc...)

-  Tìm hiểu nguyện vọng hứng thú nghề nghiệp của học sinh (bằng cách điều tra thu thập số liệu, trắc nghiệm, tư vấn cá nhân...)

- Tìm hiểu toàn diện nhân cách của học sinh

- Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh (Lập các bảng hỏi với học sinh, phỏng vấn bố mẹ...)

- Theo dõi quan sát học sinh trong qua trình học tập văn hoá, kỹ thuật, nghề PT và lao động.

- Tư vấn (Lời khuyên chọn nghề)

+ Duy trì tốt hoạt động lao động trong nhà trường: Tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia lao động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường trong khuôn viên nhà trường và địa phương. Tham gia trồng bổ sung cây bóng mát ở khu vực trường. Tổ chức Tết trồng cây có hiệu quả.

2. Tổ chức hoạt động GD hướng nghiệp:

2.1. Đối tượng học sinh: Toàn thể học sinh khối 9: 132 em

2.2. Thời lượng: 1 tiết/tháng

2.3. Hình thức:

- Bố trí lịch giảng dạy tập trung theo lớp: Theo thời khóa biểu chính thức của trường (vào tiết 5 ngày thứ 5 tuần thứ 4 của tháng)

2.4. Phương tiện dạy học:

- Tài liệu : Sách Giáo dục hướng nghiệp 9, sưu tầm thêm sách báo giới thiệu các nghề, tìm tư liệu về nghề ở địa phương

- Phương tiện nghe nhìn : Băng, đĩa, đài, báo, tivi, …

2.5. Chương trình giảng dạy:

- Thực hiện theo chương trình và tài liệu của Bộ GD&ĐT ban hành. Triển khai dạy học môn Hướng nghiệp theo chuẩn kiến thức kĩ năng được ban hành từ năm học 2009-2010.

Chủ điểm

TG thực hiện

Số tiết

Tên bài

MỤC TIÊU

Kỹ năng

Kỹ sảo

Thái độ

01

Tuần 4 tháng 9

01

Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

- Giúp học sinh thấy được chọn nghề phải tuân theo các nguyên tắc:

+ Nhu cầu nhân lực

+ Chọn ngề có năng lực lao động

- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa KT-XH, chính trị giáo dục của việc chọn nghề

- Hứng thú tìm hiểu ngành nghề trong đời sống văn hoá

02

Tuần 4 tháng 10

01

Định hướng phát triển KT- XH của đất nước và địa phương

- Cung cấp cho HS những thông tin chiến lược phát chiển kinh tế của đất nước

- Nhận thức được ý nghĩa của việc chọn nghề, đáp ứng nhu cầu KT- XH của đất nước

- Có hứng thú tiếp xúc nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương và của đất nước

03

Tuần 4 tháng 11

01

Thế giới nghề nghiệp quanh em

Giúp HS xác định các nghề nghiệp ở địa phương mà các em đã biết

- Tạo cho HS tìm hiểu các loại hình nghề nghiệp ở địa phương

- Hứng thú chọn nghề sau khi tốt nghiệp THCS

04

Tuần 4 tháng 12

01

Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương

- Biết thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày

- Biết cách thu thập thông tin khi tìm hiểu một số nghề cụ thể

- Có ý thức tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin để lựa chọn nghề trong tương lai

05

Tuần 4 tháng 01

01

Thông tin về thị trường lao động

- Hiểu được khái niệm thị trường lao động, việc làm và biết được nhiều lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.

- Biết cách tìm hiểu thông tin về một số lĩnh vực cần nhân lực.

- Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.

 

06

Tuần 4 tháng

02

 

01

 

Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình

 

- Tự xác định điểm mạnh yếu của năng lực lao động bản thân và đặc điểm truyền thống của nghề nghiệp gia đình, liên hệ yêu cầu cần nghề mà mình yêu thích.

 

- Bước đầu đánh giá năng lực bản thân phân tích được truyền thống nghề nghiệp gia đình.

 

- Có thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để phù hợp với nghề định chọn.

07

Tuần 4 tháng 03

01

Hệ thống giáo dục trung học và đào tạo nghề của trung ương và địa phương

( tuyển sinh trình độ THCS)

- Biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề ở trung ương, địa phương, khu vực.

- Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục.

- Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin và hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẵn sàng chọn trường.

08

Tuần 4 tháng 04

01

Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Biết hướng đi sau khi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.

- Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu đạt được mục đích.

09

Tuần 4 tháng 05

01

Tư vấn nghề nghiệp.

- Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề nghiệp, có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan xí nghiệp tư vấn có hiệu quả.

-Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn nghề nghiệp.

- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với nhà tư vấn

 

2.6. Phân công giảng dạy:

- Cô giáo Bùi Thị Thi Trang – Lớp 9A

- Cô giáo Vũ Thị Hồng Hưng- Lớp 9B

- Cô giáo Hà Thị Thanh Nhàn- Lớp 9C

- Cô giáo Bùi Thị Hải Hưng- Lớp 9D

3. Đánh giá xếp loại :

- Học sinh tham gia hoạt động hướng nghiệp được đánh giá về nhận thức (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và được xếp theo 4 loại : Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Đánh giá này không tham gia xếp loại học lực.

- Cần đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trên cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được.

* Có 4 mức độ đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Loại tốt:

- Có hiểu biết tốt về nội dung các chủ điểm giáo dục hướng nghiệp.

- Đạt được các kỹ năng cần thiết của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở mức độ thành thạo

- Tích cực, hăng hái tham gia và đạt hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp của tập thể

- Có sự chuyển biến tốt về nhận thức cá nhân, về lựa chọn nghề trong quá trình học tập.

Loại khá:

- Hiểu biết về nội dung các chủ điểm chưa ở mức độ đầy đủ, nhưng có ý thức tìm hiểu bổ sung hiểu biết của mình.

- Đạt được phần lớn kỹ năng theo yêu cầu nhưng chưa thành thạo

- Tích cực tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp có ý thức tìm hiểu nghề nhưng hiệu quả chưa cao

Loại trung bình:

- Hiểu biết về nội dung các chủ điểm giáo dục hướng nghiệp ở mức độ thấp tuy có cố gắng.

- Đạt được một nửa các kỹ năng theo yêu cầu

- Tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đều đặn, chưa cố gắng

Loại yếu:

Là những học sinh hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng giáo dục hướng nghiệp với bản thân. Do vậy, những học sinh này thiếu ý thức tập thể, ít tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hiểu biết những nội dung chủ điểm kém và không đạt được kĩ năng theo yêu cầu..

* Việc kết quả đánh giá: Theo dõi trong sổ chủ nhiệm, không ghi sổ riêng

III. Tổ chức thực hiện:

1. Ban giám hiệu: Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động này. Tham mưu với nhà trường đầu tư mua sắm, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học phục vụ dạy học; phối hợp với TT dạy nghề lên kế hoạch tư vấn hướng nghiệp cho HS...

2. Giáo viên:

- Giáo viên tư vấn và giáo dục chủ động tìm kiếm, sưu tầm thêm sách báo giới thiệu các nghề, (đặc biệt là các tư liệu về nghề ở địa phương) để phục vụ cho việc giảng dạy và tư vấn.

    - Trong khi giảng dạy có vướng mắc cần trao đổi với BGH , T chuyên môn, ĐoànĐội để thực hiện có hiệu qu

- Đối với các GV dạy HĐGDHN cần tích hợp sang HĐGDNGLL ở 2 chủ điểm tháng 9 và  tháng 3 của năm học có s kết hợp giữa các b phận: BGH, Chuyên môn, Đoàn - Đội , GVCN để thực hiện hoạt động tập th. Giao cho đoàn đội lên kế hoạch c th, chịu trách nhiệm chính.

Trên đây là kế hoạch giảng dạy giáo dục hướng nghiệp học sinh lớp 9 năm học 2014 – 2015 của trường THCS Mạo Khê I.

 

 

 

Nơi nhận:

- Tổ CM (t/h);

- Lưu VP, Website trường.

          KT. HIỆU TRƯỞNG

         PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

            Lê Thị Kim Oanh

 

1

 

nguon VI OLET