PHÒNG GD&ĐT THẠNH HÓA    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

        Số:   / KH.THCS                               Tân Hiệp, ngày     tháng 08 năm 2019                                                                         

KẾ HOẠCH

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025

 

                     

Căn cứ Kế hoạch số 621/KH-SGDĐT ngày 25/07/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo Thạnh Hóa V/v triển khai Kế hoạch “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025”.

 Nay trường THCS Tân Hiệp xây dựng Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2019-2025, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Tổ chức triển khai Kế hoạch “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025” trong toàn ngành Giáo dục đảm bảo kịp thời, hiệu quả đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bám sát nội dung Kế hoạch của Phòng GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện và địa phương; đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, chất lượng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của năm học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trường học.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai Kế hoạch.

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

1.1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong trường học.

1

 


- Triển khai các tài liệu giáo dục, tuyên truyền về văn hóa học đường, ứng xử văn hóa dành cho cán bộ, viên chức, cha mẹ học sinh và học sinh.

- Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử.

1.2. Hình thức tuyên truyền

Bao gồm: Tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thi, tọa đàm, diễn đàn, bảng tin, viết tin, viết bài gửi cho đài phát thanh địa phương, phát thanh học đường, đăng trang website của nhà trường, ....và các hình thức khác;

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

2. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học

        ( có QĐ ban hành qui tắc ứng xử riêng )

3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học

Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em, học sinh trong trường học; thể hiện được giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử: nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với học sinh. Giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và học sinh.

3.1. Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử

- Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động giáo dục; trong chương trình giáo dục phổ thông, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống với các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung với người khác.

- Xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với các chủ thể trong trường học như văn hóa xếp hàng nơi công cộng, biết nhường và giúp đỡ người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật, trẻ em...; đi đúng giờ, hẹn đúng giờ, biết giữ lời hứa; triển khai nguyên tắc tự giáo dục (tự phục vụ) trong các hoạt động liên quan (thư viện, căng tin, trực nhật,...).

3.2. Đổi mới phương pháp, hình thức trong giáo dục văn hóa ứng xử

- Đổi mới phương pháp dạy học các môn học: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị, Ngữ văn, Lịch sử,...theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong đó, đặc biệt coi trọng phương pháp trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa của học sinh, học viên; giáo dục kiến thức pháp luật, giáo dục công dân. Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh.

1

 


- Đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại,...; đặc biệt phát huy vai trò hướng dẫn về ứng xử văn hóa của các học sinh khóa học trước, đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn đối với các học sinh khóa sau.

- Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước; tôn trọng giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh, học viên thông qua hoạt động hát Quốc ca, Lễ chào cờ Tổ quốc và các hoạt động tập thể.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh thông qua các hoạt động thiết thực, thường xuyên, hiệu quả trong mỗi năm học.

- Khuyến khích học sinh, học viên, tham gia tuyên truyền về trường học văn hóa, những hành vi ứng xử đẹp, phê phán những hành vi chưa đẹp của những người xung quanh; nâng cao thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh, học viên thông qua các hoạt động giáo dục và quan tâm đến các sự kiện thời sự - chính trị của đất nước, quốc tế.

- Tạo cơ chế để học sinh, học viên phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và tham gia giám sát các hoạt động nhà trường, việc thực hiện văn hóa ứng xử và dân chủ trong trường học; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

- Tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh, học viên sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, biết tự bảo vệ mình khi sử dụng mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, khởi nghiệp, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trong môi trường mạng Internet, các mạng xã hội; thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng.

4. Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và giáo dục văn hóa ứng xử

 - Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị - học sinh, giáo viên làm công tác Đoàn,  Đội trong trường học, giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, học viên đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, công chức, viên chức, nhân viên, cán bộ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong trường học.

5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử

5.1. Đối với nhà trường

1

 


- Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa, nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên nhà trường. Rà soát, hoàn thiện, ban hành và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp, sinh hoạt tập thể, gặp gỡ với gia đình người học để phối hợp, thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục, đào tạo.

- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, học viên trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích; nhân rộng điển hình nói lời hay, cử chỉ đẹp.

- Xây dựng và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của nhà trường, các hình thức phản ánh, trao đổi, thu thập, xử lý thông tin từ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, học viên, gia đình người học, các cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử trong trường học và trên môi trường mạng;

- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử trong nhà trường.

- Tổ chức xử lý các cá nhân có hành vi vi phạm bộ quy tắc ứng xử, công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc liên quan.

- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo, học sinh, học viên trong việc tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Tổ chức học sinh, học viên trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, tại địa phương trong dịp Tết trồng cây.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường.

5.2. Đối với gia đình người học

- Có trách nhiệm chính giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử với thầy, cô giáo, tại gia đình và cộng đồng.

- Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan.

- Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa.

1

 


- Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh, học viên tham gia đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa ứng xử.

- Có hình thức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong từng năm học.

5.3. Đối với chính quyền địa phương

- Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền.

- Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho người học tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho thầy, cô giáo và người học.

- Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm.

- Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà trường; có hình thức động viên khen thưởng các trường học làm tốt; xử lý đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.

- Phối hợp đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường.

III. Nội dung, phân công thực hiện, lộ trình triển khai Kế hoạch

 

Stt

Nhiệm vụ

Sản phẩm

bộ phận

thực hiện

Thời gian hoàn thành

1.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

 

1.1

Tuyên truyền trên trang Web:

thcstanhiep.pgdthanhhoa.edu.vn

Các tin,

 

bài viết, phóng sự

 

 

2019-2025

1.2

Tham gia Cuộc thi Văn hóa ứng xử trong trường học

 

Hằng năm

1.3

Tuyên truyền trong các hội nghị, họp HĐSP, Sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, ...

 

Hằng tháng

2.

Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học

 

2.1

Ban hành Kế hoạch thực hiện quy định quy tắc ứng xử

Kế hoạch

 

09/2019

1

 


2.2

Dự thảo triển khai nội dung thực hiện quy định quy tắc ứng xử

Góp ý Quy tắc ứng xử

Địa phương, cán bộ, viên chức, học sinh,  cha mẹ hs, ...

10/2019

2.3

Ban hành Quyết định thực hiện  quy tắc ứng xử

Quyết định

 

11/2019

3.

Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học

 

3.1

Tham gia chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục.

Báo cáo việc thực hiện.

CV phụ trách.

Hằng năm

3.2

Triển khai thực hiện tài liệu Văn hóa học đường cho học sinh

Bộ tài liệu

CV phụ trách.

2020, 2021

4

Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử

 

4.1

Chọn cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng văn hóa ứng xử và kiềm chế cảm xúc

Các tổ trưởng chuyên môn và TPT Đội

Các tổ trưởng chuyên môn và TPT Đội

Hằng năm

4.2

Tham gia tập huấn, hướng dẫn thanh niên, học sinh, sinh viên ứng xử trên môi trường mạng.

TPT Đội

TPT Đội

Hằng năm

4.3

Tham dự Hội thảo xây dựng, nhân rộng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học

TPT Đội

TPT Đội

2020

5

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử

 

5.1

Tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện Điều lệ nhà trường, Quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả rèn luyện của HSSV

Văn bản

 

2020

5.2

Triển khai tài liệu tuyên truyền cho PHHS về văn hóa ứng xử

Bộ tài liệu

 

2020

5.3

Phối hợp với Hội Phụ nữ/Ban đại diện Cha mẹ học sinh/Chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về văn hóa ứng xử trong trường học

Kế hoạch phối hợp

 

Hằng năm

 

IV. Kinh phí

- Nguồn chi thường xuyên của đơn vị trong dự toán ngân sách hàng năm.

1

 

nguon VI OLET