UBND XÃ TÂN MỸ                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   BAN CHỈ ĐẠO XDXHHT&PCGD                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

          Số: 01/KH-BCĐ                                           Tân Mỹ, ngày 26 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

Xây dựng xã hội học tập và Phổ cập giáo dục năm, xóa mù chữ 2016

 

Căn cứ Công văn hướng dẫn số 2445/SGD&ĐT-GDTX ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch XD XHHT và PCGD, XMC năm 2016.

Căn cứ Công văn hướng dẫn số 522/BCĐ này 24 tháng 12 năm 2015 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch  "Xây dựng xã hội học tập Và PCGD, XMC, năm 2016"

Ban chỉ đạo XD XHHT&PCGD xã Tân Mỹ xây dựng Kế hoạch Xây dựng xã hội học tập và Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2016.

 

 Phần thứ nhất

KẾT QUẢ XÂY DỰNG XHHT VÀ PCGD, XMC NĂM 2015

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

 1. Kết quả đạt được

 a. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.

- Tổng số người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ là 4834/4846, đạt 99,7%. Số người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ là 2704/2705 đạt 99,9%

- Trên 90% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ trở lại trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

- 100% xã củng cố vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tại thời điểm tháng 11/2014 từng bước phấn đấu đạt chuẩn phổ cập THPT.

b. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

 - Năm 2015, 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm  và phấn đấu tăng lên 5% vào năm 2016.

 - Năm 2015 có 10% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 3% có trình độ bậc 3, phấn đấu trong năm 2016 tăng lên 2 đến 3% các cán bộ công chức, viên chức có trình độ tương ứng.

c. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề lao động.

1

 


 - Đối với cán bộ công chức cấp xã.

 + 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành theo vị trí công việc.

 + 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định.

 + 90% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu trong năm 2015

 - Đối với lao động nông thôn.

+ Trung bình có 58% lao động nông thôn (trong độ tuổi) tham gia học tập kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tại các Trung tâm học tập công đồng trong năm 2015.

 - Đối với công nhân lao động.

75% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương; tăng tỷ lệ lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; 80% công nhân qua đào tạo nghề.

 d. Hoàn thiện kỹ năng sống.

 Tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó có 40% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.

 2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Những tồn tại, hạn chế

- Công tác tuyên truyền : Mặc dù đã được chú trọng ,nhưng nhận thức của   nhân dân về việc nâng cao trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn bố mẹ phải di làm ăn xa nên chưa có sự quan tâm thường xuyên đến việc học tập của con nên chất lượng giáo dục chưa cao .

- Số người trong độ tuổi 15 - 45 mù chữ và bỏ học THCS vẫn còn, Công tác phân luồng sau THCS còn hạn chế, nhiều thanh niên chưa có việc làm ổn định, chưa chọn lựa được hình thức và nội dung học tiếp; bình quân một năm số học sinh tốt nghiệp THCS không đi học tiếp THPT và trung học chuyên nghiệp, nghề khoảng 35%.

 - Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý TTHTCĐ còn yếu, chưa linh hoạt. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa phát huy cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, khả năng tham mưu còn hạn chế.

 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các TTHTCĐ, còn thiếu và bất cập. Chất lượng đào tạo của các loại hình GDTX chưa cao, việc điều tra nhu cầu học nghề của nhân dân còn hạn chế. Hoạt động của ban TTHTCĐ chưa phong phú về nội dung.

1

 


 b. Nguyên nhân

- Nhận thức về vai trò của GDTX, công tác xây dựng xã hội học tập, về việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao, tự hoàn thiện trong cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ nên bản thân người học còn thụ động thiếu tính tích cực.

 - Công tác tham mưu, phối kết hợp giữa các ngành, các xã, thị trấn, các tổ chức xã hội nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của TTHTCĐ còn hạn chế, chưa thường xuyên.

 - Khả năng xây dựng và thực thi kế hoạch về công tác xây dựng xã hội học tập của Trung tâm HTCĐ chưa thật sự hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của xã

 - Nhu cầu người lao động cần đạt được đào tạo, học tập, nâng cao trình độ ngày càng cao nhưng các điều kiện của GDTX chưa đáp ứng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu

 - Một số chuyên đề triển khai tại TTHTCĐ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh áp dụng tại địa phương.

 II. CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ.

 1. Kết quả đạt được

a. Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi.

- Tổng số trẻ từ 0 - 5 tuổi: 758 cháu.

- Số trẻ 5 tuổi ra lớp: 116/116 cháu, đạt  100 %.

- Số trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN năm học 2014 - 2015: 116/116 đạt 100%

- Cơ sở vật chất: 21 phòng, trong đó:

+ Phòng học kiên cố : 21 phòng

+ Phòng học bán kiên cố : 0  phòng

+ Phòng học tạm :  0 phòng

- Đội ngũ giáo viên :

+ Tổng số : 60 CBQL,GV, NV

+ Đạt chuẩn trở lên: 47, chiếm 100%. Trên chuẩn: 04, chiếm 9%

+ Chưa chuẩn: 0, chiếm 0%.

b. Xóa mù chữ:

- Số người độ tuổi 15 - 60 biết chữ: 4834/4846 người, chiếm tỷ lệ: 99,7%, người mù chữ 12 người chiếm 0,3%, Trong đó:

+ Tổng số người trong độ tuổi 15 - 35: 2705 người, trong đó biết chữ: 2704, chiếm: 99,9%

1

 


+ Tổng số người trong độ tuổi 36 - 60: 2141 người, trong đó biết chữ: 2130 người, chiếm  99,5 %, người mù chữ 11 người, chiếm  0,05%.

- Tổng số người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ mức độ I: 4834/4846 bằng 99,7%

- Số người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ mức độ 2: 4716/4846 người, chiếm tỷ lệ: 97,3%, người mù chữ 130 người chiếm 2,6%. Trong đó:

+ Tổng số người trong độ tuổi 15 - 35: 2705 người, trong đó biết chữ mức độ 2: 2391 người, chiếm: 98,9%, người mù chữ 14 người, chiếm 0,5%.

+ Tổng số người trong độ tuổi 36 - 60: 2141 người, trong đó biết chữ mức độ 2: 2130 người, chiếm  99,5%, người mù chữ 11 người, chiếm  0,06%.

- Năm 2015 xã đạt chuẩn PCGD XMC mức độ mấy: 2

c. Phổ cập giáo dục Tiểu học.

* Học sinh:

 - Học sinh 6 tuổi vào lớp 1 năm hoc 2015 - 2016: 125/125, đạt tỷ lệ: 100 %.

 - Học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2014 - 2015 108/114, đạt tỷ lệ : 94,7%.

 - Số bỏ học Tiểu học: 0

* Cơ sở vật chất: Tổng số phòng học: 26 phòng, trong đó:

- Phòng học kiên cố :        26 phòng

- Phòng học bán kiên cố : 0 phòng

- Phòng học tạm :                0 phòng

* Giáo viên:

 - Tỷ lệ GV/lớp: 1,4 GV/lớp.

 - Trình độ:  Đạt chuẩn:  25/36, đạt tỷ lệ: 100%

Trên chuẩn   25/36, đạt tỷ lệ:  69,4 %

             Chưa đạt chuẩn: 0

 - Năm 2015 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ mấy 2

d. Phổ cập giáo dục THCS.

- Số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2014 - 2015: 108 em, đạt tỷ lệ 94,7%.

- Số trẻ hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2014 - 2015 vào lớp 6 năm học 2015 - 2016: 108/108 cháu, đạt 100%

- Tổng số HS lớp 9 (2 hệ) năm học 2014 - 2015: 87 em.

1

 


- Số HS lớp 9 tốt nghiệp (2 hệ) năm học 2014 - 2015: 87 em, đạt 100%

- Tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 - 18 có bằng tốt nghiệp THCS 2 hệ: 363/378 người, đạt tỷ lệ: 96,3%.

* Cơ sở vật chất: 12 phòng, trong đó:

- Phòng học kiên cố : 12 phòng

- Phòng học bán kiên cố : 0 phòng

- Phòng học tạm :  0 phòng

* Đội ngũ CBQL, GV, NV: Tổng số 22, trong đó:

- Đạt chuẩn trở lên: 22, chiếm 100%. Trên chuẩn: 5, chiếm 22,7%

- Chưa chuẩn: 0

 - Tỷ lệ GV/lớp: 1,8 GV/lớp.

 * Năm 2015 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2

 e. Phổ cập giáo dục bậc trung học

   Tổng số người trong độ tuổi 15 -18 TN THCS năm học 2014 - 2015 : 81 em

 Tổng số người độ tuổi 15  - 18 tuổi tốt nghiệp THCS năm học 2014 - 2015 được tiếp tục học THPT(2 hệ), TCCN, Nghề dài hạn năm học 2015 - 2016 : 60 hs, đạt 74%.

Học THPT ( 2 hệ) : 50 em, tỷ lệ 62%

 2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Những tồn tại, hạn chế

- Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ cập giáo dục ở một số đơn vị năng lực còn hạn chế, đặc biệt việc sử dụng máy vi tính trong việc thống kê số liệu dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

- Qua kiểm tra thực tế vẫn còn có một số xóm chưa thực hiện triệt để công tác điều tra, số liệu phiếu điều tra đôi chỗ tẩy xoá, chưa khớp với thực tế gia đình.

- Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập, đặc biệt phổ cập THCS của một số xóm bấp bênh, không bền vững. Độ tuổi 15 đến 21 tuổi bỏ học THCS,THPT còn nhiều.

b. Nguyên nhân

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về công tác phổ cập chưa được thường xuyên, liên tục. Vẫn còn nhiều người cho rằng công tác phổ cập giáo dục đã đạt chuẩn nên không tham gia hoặc chỉ tham gia một cách hình thức.

1

 


- Đối tượng phải phổ cập trước đây đi học không đúng độ tuổi hiện đang học ở các lớp dưới khá nhiều; phần đa các đối tượng trong độ tuổi phải phổ cập bỏ học đi lao động theo thời vụ ở xã, tỉnh ngoài nên rất khó huy động ra lớp.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ XDXHHT& PCGD, XMC NĂM 2016

 I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

 1. Mục tiêu

*Quan điểm chung:

Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức và các lực lượng vũ trang huyện ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đều được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời. Mọi tổ chức, cá nhân trong xã đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH góp phần phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, hướng tới nền kinh tế tri thức.

a. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.

- Phấn đấu 98% trở lên người trong độ tuổi 15 - 60, 100% người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ vào năm 2016 và duy trì tỷ lệ trong các năm tiếp theo.

- Xã Tân Mỹ củng cố vững chắc kết quả đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, từng bước đạt chuẩn phổ cập THPT.

b. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.

 - Phấn đấu 90% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm vào năm 2016 và tăng lên trên 2% vào các năm tiếp theo.

 - Trên 25% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 3 năm 2016. (Bậc 3 tương được với trình độ ngoại ngữ cấp THPT)

c. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

 - Đối với cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện là con em của xã

 + 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định.

 + 100% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định trong năm 2016 và duy trì tỷ lệ trong các năm tiếp theo.

 + Phấn đấu có trên 90% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc năm 2016 và tăng trên 2% vào các năm kế tiếp.

 - Đối với cán bộ công chức cấp xã.

1

 


 + 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành theo vị trí công việc.

 + Trên 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định vào năm 2016 và tăng trên 2% vào các năm kế tiếp.

 + Trên 90% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu.

 - Đối với lao động nông thôn.

+ Phấn đấu trên 70% lao động nông thôn tham gia học tập kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tại các Trung tâm học tập công đồng vào năm 2016 và phấn đấu tăng 2% trong những năm kế tiếp.

 - Đối với công nhân lao động.

Phấn đấu trên 78 % công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương; tăng tỷ lệ lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn, và tăng trên 3% trong những năm tiếp theo.

d. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.

 Phấn đấu tỷ lệ 100% số học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống bằng các hình thức khác nhau để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.

2. Các giải pháp

 a. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập.

 Tiếp tục triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của trung ương, các văn bản chỉ đạo của tỉnh và Sở GD&ĐT, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về công tác xây dựng xã hội học tập và TTHTCĐ. Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập huyện và phòng GD&ĐT tiếp tục xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo và mở các Hội nghị tập huấn, triển khai hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập và TTHTCĐ. Tham mưu cho UBND huyện ban hành Chỉ thị, Công văn chỉ đạo đến công tác xây dựng xã hội học tập và TTHTCĐ. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập huyện chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đối với công tác xây dựng xã hội học tập và TTHTCĐ theo đúng chức năng của từng ngành. Mỗi cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có các văn bản chỉ đạo đến công tác xây dựng xã hội học tập, TTHTCĐ theo ngành phụ trách tới cơ sở và đề cập trong báo cáo thường kỳ, sơ, tổng kết.

b. Thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập:

1

 


Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác xây dựng xã hội học tập, TTHTCĐ trong huyện, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú qua các phương tiện thông tin đại chúng, các Hội nghị của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, của ngành GD&ĐT. Đài TT- TH huyện hàng tháng có ít nhất 01 chuyên mục về việc tuyên truyền công tác xây dựng xã hội học tập, TTHTCĐ và trong năm nêu ít nhất 02 gương điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng xã hội học tập, TTHTCĐ. Các địa phương thường xuyên sử dụng hệ thống loa phát thanh, bảng tin của xã, xóm để thông tin đến người dân giúp người dân thực hiện tốt công tác xây dựng xã hội học tập, TTHTCĐ.  

c. Tổ chức các hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện,  nhà văn hoá, câu lạc bộ, ...)

 - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (lồng ghép trong các chương trình phát thanh, truyền hình cấp huyện, xã, thị trấn, xóm, phố) thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin về cơ hội, quyền lợi của việc học tập suốt đời tới từng hộ dân trong khu dân cư.

 - Tham mưu với UBND huyện, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập huyện, hàng năm tổ chức tốt Tuần lễ toàn cầu giáo dục cho mọi người, Tuần lễ học tập suốt đời do Ngành Giáo dục phát động.

 - Đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đào tạo tại các TTHTCĐ, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.

          d. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân

- Trung tâm học tập cộng đồng:

+ Công tác củng cố, kiện toàn Ban giám đốc, các tổ CM, nghiệp vụ...

+ Công tác phát triển cơ sở vật chất: Khu nhà làm việc của TTHTCĐ; Bàn ghế, phương tiện nghe, nhìn, tủ sách cộng đồng (nêu rõ số lượng dự kiến phát triển).

+ Dự kiến việc điều tra nhu cầu học tập của người dân, nêu số lượng kế hoạch mở lớp trong năm 2015 (bao nhiêu chuyên đề, bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu học viên tham gia...).

+ Dự kiến tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia các hoạt động của TTHTCĐ trong năm 2015.

+ Dự kiến số điểm theo bộ tiêu chí trong năm 2016: 90 điểm

 - Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ GDTX

- Thường xuyên tham mưu với các cấp lãnh đạo tích cực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cán bộ quản lý, giáo viên nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọm đối với giáo viên và học sinh.

1

 


- Quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

- Làm tốt công tác vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các cấp học.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, từng bước tiến tới phổ cập giáo dục bậc THPT.

          - Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng.

 - Chỉ đạo các TTHTCĐ thường xuyên mở các lớp tin học ngắn hạn triển khai tới người dân các kỹ năng cơ bản trong việc khai thác và sử dụng thông tin trên internet theo mục đích công việc và học tập của cá nhân.

          - Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời..

 - Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các cơ sở giáo dục chính quy và không chính quy luôn tạo điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người học, từ đó nâng cao chất lượng, hiểu quả và tính bền vững cho việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

           - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập.

 - Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng xã hội học tập.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và Phổ cập giáo dục huyện kịp thời ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo theo năm, các thành viên Ban chỉ đạo XD XHHT&PCGD đều là trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể trong huyện tạo điều kiện tốt cho công tác xã hội hóa giáo dục phát triển, từ đó có sự phối hợp và thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập.

 - Các sự kiện lớn trong năm có liên quan tới giáo dục, các doanh nghiệp đều được mời dự, tham gia và ủng hộ cho hoạt động giáo dục của huyện.

 II. CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ

 - Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

 + Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp phấn đấu đạt 100%

 + Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi trên ngày phấn đấu giữ 100%

 + Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp chuyên cần phấn đấu đạt 100%

 + Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp suy dinh dưỡng phấn đấu còn 0,2%

 - Công tác xóa mù chữ:

+ Điều tra không bỏ sót đối tượng xoá mù chữ trên địa bàn.

1

 


+ Nắm chắc các đối tượng tạm vắng, tạm trú dài hạn còn mù chữ trong độ tuổi từ 15 – 60.

 - Phổ cập giáo dục Tiểu học:

 + Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 phấn đấu giữ mức đạt 100%

 + Trẻ 11 tuổi học hết CTTH phấn đấu đạt 96%

 + Người dân trong độ tuổi từ 15 – 35 biết chữ đạt 99,8%

 - Phổ cập giáo dục THCS:

 + Trẻ học hết CTTH năm qua vào học lớp 6 phấn đấu giữ mức 100%

 + Tổng số HS lớp 9 TN THCS(2 hệ) đạt 100%

 + Tổng số đối tượng từ 15 – 18 tuổi có bằng TN THCS(2 hệ) đạt 100%

 - Phổ cập giáo dục bậc trung học: Thực hiện theo công văn chỉ đạo cấp tỉnh và huyện

 2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phổ cập giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân để nâng cao nhận thức về công tác giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục của xã việc tham mưu với  các trường học về vông tác Phổ cập.

- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục để mọi người, mọi nhà, mọi ngành cùng tham gia cùng làm giáo dục; huy động nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục phụ cho dạy và học, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục.

- Tích cực tâp huấn nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ. Tổ chức phân công, điều động hợp lý đội ngũ giáo viên. đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng để phát huy khả năng, nhiệt tình với nghề, hết lòng phục vụ giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, đồng thời có biện pháp xử lý cán bộ, giáo viên vi phạm trong công tác giáo dục.     

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Huy động tối đa số trẻ tong độ tuổi ra lớp, không để trẻ bỏ học, thất học

- Thường xuyên mở các lớp BTVH cho thanh, thiếu niên và mọi người có nhu cầu học tập. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo để mọi người đều có cơ hội học tập.  

- Tiếp tục duy trì nền nếp, kỷ cương dạy và học, thực hiện nghiêm túc cuộc vận độngHai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

1

 


- Tăng cường công tác kiểm tra, từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện, dần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo XDXHHT&PCGD

- Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và  phổ cập giáo dục xã tham mưu.chỉ đạo và có giải pháp kịp thời. Công tác điều tra, lập hồ sơ, biểu mẫu phổ cập giáo dục được chỉ đạo nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định.

 

2. Công tác phối hợp giữa các Trường MN, TH, THCS trên địa bàn xã

*Trường mầm non: Huy động trẻ ra lớp, thực hiện phổ cập máu giáo 5 tuổi tập trung nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ. Hoàn thành hồ sơ phổ cập mẫu giáo mầm non 5 tuổi theo dúng quy định.

*Trường tiểu học: tổ chức vận động duy trì số lượng và nâng cao chất lương dạy và học các lớp phổ thông. Phối kết hợp với TTHTCĐ tổ chức mở các lớp XMC, GDTTSBC theo kế hoạch. Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu  tư xây dựng, sửa chữa  sở vật chất đảm bảo theo các tiêu chuẩn của bộ. phối hợp với trường THCS hoàn thành hồ sơ biểu mẫu phổ cập theo đúng kế hoạch

* Trường THCS: tham mưu với UBND xã, ban hành các văn ban chỉ đạo đến công tác phổ giáo dục. Tổ chứ vận động duy trì số lượng và nâng cao chất lượng dạy và học lớp phổ thông. Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của bộ.

3. Các thành viên BCĐ XD XHHT&PCGD .

- Hội phụ nữ xã: Tổ chức tuyên truyền đến tất cả họi viên tham gia thực hiện tốt công tác vận động học sinh ra lớp

- Thanh niên; Tuyên truyền đến tất cả hội viên tham gia về công tác phổ cập giáo dục

- Mặt trận tổ quốc: Huy động mọi nguồn lực xã hội phục phụ cho công tác phổ cập giáo dục của xã

- Ban tài chính xã; Huy động ủng hộ tài chính phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục

- Ban văn hóa thông tin: Thông tin thường xuyên kịp thời tuyên truyền về công tác phổ cập đến moi người dân

4. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong xã.

- Giao ban hàng tháng giữa các ban ngành đoàn thể phản ánh tình hình của nghành mình về công tác XDXHHT và phổ cập giáo dục

1

 

nguon VI OLET