MỞ ĐẦU
Cà Mau là vùng đất cuối trời Tổ quốc, vùng đất phù sa sinh sau đẻ muộn nhưng thắm đượm tình đất, tình người. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung, của Cà Mau nói riêng. Nằm cách TP Cà Mau 120km về phía Tây Nam là Mũi Cà Mau. Nơi đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau.
Không thể đánh giá hết vai trò của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau một hướng mà phải đánh giá một cách tổng hợp. Đó là sự đa dạng sinh học, là cơ sở để phát triển du lịch mà đặc biệt là du lịch sinh thái. Nhưng để phát triển loại hình du lịch này ở khu dự trữ sinh quyển Cà Mau thì phải có những giải pháp thiết thực, hợp lý. Đây là một vấn đề cần được sự quan tâm của mọi cấp, ngành và của người dân. Bên cạnh đó là nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hay nhất.












KHÁI QUÁT VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN.
1.1. Các khái niệm.
Khái niệm đa dạng sinh học chính thức dùng trong Công ước Đa dạng Sinh học và được nhiều quốc gia phê chuẩn tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Liên hợp quốc, năm 1992 ở Rio de Janero như sau "Đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần; bao gồm đa dạng trong loài, giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái”.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng.
Theo định nghĩa của UNESCO, khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”.
1.2. Vai trò của khu dự trữ sinh quyển
Vai trò đưa ra của UNESCO đối với khu dự trữ sinh quyển là nhằm tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị.
1.3. Các tiêu chí đánh giá một khu dự trữ sinh quyển.
Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. 7 tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới là:
1. Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người.
2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
3. Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại khu vực.
4. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
5. Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp.
6. Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
7. Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Sự khác nhau giữa khu dự trữ sinh quyển với một vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.
- Mỗi vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ là một phần trong một khu dự trữ sinh quyển. Mỗi khu dự trữ sinh quyển có thể có nhiều vùng lõi là các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.
- Mỗi vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu dự trữ sinh quyển, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu dự trữ sinh quyển, ngoài chức năng bảo tồn (thiên nhiên là chủ yếu) còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái...) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục (nâng cao trình độ dân trí...).
Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, với lợi thế về các điểm du lịch như: khu du lịch Mũi Cà Mau, Khai Long, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ và các
nguon VI OLET