Chủ đề:Bản thân
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ CỦA TÔI

Lĩnh vực phát triển:Phát triển tình cảm- xã hội:
Đề tài: Các bộ phận trên cơ thể bé.
I. Mục đích yêu cầu:
a/Kiến thức:
-Trẻ biết và phõn biệt một số bộ phận trờn cơ thể ( mắt, mũi, miệng, tai, chõn, tay…)Biết một số chức năng, hoạt động chớnh của cỏc bộ phận trờn cơ thể
-Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
b/ Kĩ năng:
-Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe
-Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.
c/ Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể như đánh răng, rửa mặt,, rửa tay
II. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị môi trường hoạt động: Trong lớp
b) Đồ dung, phương tiện:
Chuẩn bị của cô:
- Một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể người
* Chuẩn bị của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 gương nhỏ để soi. Keo dán
III/Tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát và vận động theo bài “ Hãy xoay nào”.
+ Bài hát chúng mình vừa hát nói về điều gì?
+ Ngoài ra các con còn biết những bộ phận gì nữa?
- Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau trò chuyện về 1 số bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng nhé. Cô mời mỗi bạn lên lấy một cái gương về chỗ ngồi và soi nhé.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của các bộ phận.
- Các con hãy soi gương và thấy trên khuôn mặt của mình có những bộ phận nào?
- Con hãy thử nhắm mắt vào xem có nhìn thấy gì không? Vậy mắt có nhiệm vụ gì?
- Mũi có nhiệm vụ gì?
- Miệng có tác dụng gì?
- Tai có tác dụng gì? Thử bịt tai lại xem có chuyện gì xảy ra không?
- Hãy quan sát và nhận xét xem hình dạng các bộ phận này của mỗi bạn có giống nhau không?
- Tay và chân có thể làm được những việc gì?
- Mỗi tay có mấy ngón?
- Các ngón tay xó nhiệm vụ gì?
- Mỗi bàn chân có mấy ngón? Ngón chân có nhiệm vụ gì?
*Cô khái quát lại cho trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng
- Cô mở rộng: Ngoài các bộ phận bên ngoài cơ thể còn các bộ phận bên trong cơ thể như : Tim, phổi, gan….
- Kết luận: Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có những chức năng riêng và chúng đều rất cần thiết cho cơ thể để chúng ta hoạt động hàng ngày.
* Giáo dục trẻ: Để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể chúng ta cần phải làm gì?
- Cô cho trẻ đứng lên và vận động theo bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
3. Hoạt động 3: Củng cố bài
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Dán cho đúng”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội mỗi đội có nhiệm vụ dán hình ảnh phù hợp với các bộ phận
+ Nhóm 1: Mắt, mũi, miệng, tay, chân.
+ Nhóm 2: Kính, bông hoa, bút, quả bóng
VD: Kính đeo vào mắt.
- Luật chơi: Đội nào dán đúng và nhanh là đội thắng cuộc
- Cô kiểm tra và nhận xét
* Kết thúc
- Cô nhận xét cuối tiết học và cho trẻ ra chơi.
4) Hoạt động ngoài trời:Quan sát đặc điểm của bé
Trò chơi dân gian: Tập tầm vông
Chơi tự do
1/ Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ phân biệt những đặc điểm khác nhau với các bạn: Họ, tên, ngày sinh nhật, giới tính, sở thích, khả năng hoạt động...
Kỷ năng: Trẻ biết yêu quí bản thân, biết chấp nhận những đặc điểm riêng của bạn.
Giáo dục: Mạnh dạn, tự tin khi nói về những suy nghĩ, ý thích của bản thân, tôn trọng ý kiến của bạn khác
2/ Chuẩn bị: Đồ dùng, phương tiện, gương soi, giấy vẽ, chì màu, ảnh của trẻ, thẻ chơi của mỗi trẻ, bài hát về ngày sinh nhật.
3/ Cách tiến hành
Hoạt động 1
nguon VI OLET