GIÁO ÁN DẠY TẬP SỰ
Chủ đề: Ngành nghề + 20/11
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động:An toàn cho bé
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 03/12/2020
Người dạy: Võ Thị Thu Thảo

Mục tiêu đánh giá: 37(Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm)
Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ nhận ra một số việc làm có thể gây nguy hiểm
- Trẻ nhận ra được những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể
- Trẻ biết nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
*Kỹ năng:
- Trẻ nói đượcmột số việc làm có thể gây nguy hiểm
- Trẻ nóiđược những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng, đồ chơi sao cho an toàn
*Thái độ:
- Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (MT 37)
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2.1: Hình thức tổ chức:Cá nhân, nhóm, cả lớp
2.2. Phương pháp cho hoạt động học:Thực hành, trực quan, quan sát, dùng lời nói, giáo dục, khích lệ.
2.3. Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:
* Môi trường vật chất:Trong lớp
- Tranh cho 3 nhóm quan sát
+ Tranh 1: Bé sử dụng dao
+ Tranh 2: Bé sử dụng ổ điện
+ Tranh 3: Bé trèo cây
- Một số tranh hành động nguy hiểm và chơi an toàn
- Lô tô các hình ảnh hành động an toàn và nguy hiểm cho trẻ chơi trò chơi
- Nhạc bài hát: “Bác đưa thư vui tính”, “Em bé ngoan”
* Môi trường xã hội: Cô giáo luôn thân thiện giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động.
2.4. Tiến trình tổ chức “hoạt động học”:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế
- Cô cùng trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
-Các bạn ơi bác đưa thư có gửi đến cho lớp chúng ta 3 bức thư. Cùng xem nội dung trong thư là gì nha.
- Cô cho trẻ về 3 nhóm ngồi thành 3 vòng tròn.
- Mời đại diện từng nhóm lên nhận thư
+ Nhóm 1: Thư có dây màu đỏ
+ Nhóm 2: Thư có dây màu vàng
+ Nhóm 3: Thư có dây màu xanh
* Giai đoạn 2.Chia sẽ kinh nghiệm
Bé thảo luận về 3 bức tranh hành động nguy hiểm
-Cho trẻ chia thành 3 nhóm đi quan sát
+ Nhóm 1: Tranh bé sử dụng dao
+ Nhóm 2: Tranh bé sử dụng ổ điện
+ Nhóm 3: Tranh bé trèo cây
-Cô mời đại diện nhóm lên trình bày về bức tranh nhóm mình quan sát được, hành động này gây nguy hiểm gì? (trẻ trả lời)
- Cô cùng trẻ trò chuyện về từng bức tranh
+ Tranh 1: Bé sử dụng dao
- Bạn trong tranh đang làm gì? (sử dụng dao)
- Con thấy hành động này như thế nào? (nguy hiểm)
- Hành động này có thể xảy ra nguy hiểm gì? (đứt tay, chảy máu, đau)
- Con có được tự ý dùng dao không? (không) Nếu dùng thì phải thế nào? (có sự hướng dẫn của người lớn và phải hết sức cẩn thận)
- Khi thấy bạn mình sử dụng dao con sẽ làm gì? (ngăn cản bạn, gọi người lớn)
( Cô chốt lại: Trẻ em sử dụng dao là một hành động rất nguy hiểm, rất dễ bị đứt tay chảy máu rất đau. Khi các con muốn dùng dao thì phải có người lớn trông chừng và hướng dẫn chứ không được tự ý nhé.
+ Tranh 2: Bé sử dụng ổ điện
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? (cắm ổ điện)
- Con thấy hành động này như thế nào? (rất nguy hiểm ạ). Trẻ nhỏ có được lại gần ổ điện không? (không, phải tránh xa)
- Hành động này có thể xảy ra nguy hiểm gì? (điện giật, chết)
- Con có được tự ý cắm điện không? (không). Việc này phải để ai làm (ba, mẹ, cô, người lớn)
- Khi thấy bạn mình sử dụng ổ điện con sẽ làm gì? (báo ngay cho người lớn)
( Cô chốt lại: Việc cắm điện chỉ có người lớn mới được làm, trẻ nhỏ không được làm và không được
nguon VI OLET