Ngày soạn……………….
Ngày dạy…….…………..
Tiết 4 - Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (Tiếp)
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
Kiến thức:
Học sinh biết một số thông tin về chiếc máy tính điện tử đầu tiên
Học sinh biết một số thông tin về các loại máy tính hiện nay và biết cách so sánh hai loại máy tính này.
Biết đặc điểm chung của các loại máy tính đó là khả năng thực hiện tự động các chương trình.
Nắm khái niệm “hương trình”
Kỹ năng:
Nhận dạng các loại máy tính: máy tính để bàn, máy tính xách tay.
Thái độ:
Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh về chiếc máy tính điện tử đầu tiên và một số loại máy tính hiện nay.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ:
- Câu hỏi: Em hãy cho biết chương trình là gi? Nêu một vài ứng dụng của máy tính?
- Trả lời:
+ Chương trình là những lệnh do con người viết ra để chỉ dẫn máy tính thực hiện những việc cụ thể
+ Em có thể vẽ tranh, nghe nhạc, xem phim, học tiếng anh,….trên máy tính
Bài mới:
Đặt vấn đề
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về máy tính xưa và nay, tiết học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhắc lại các bộ phận của máy tính và tìm hiểu về các bộ phận kĩ hơn
Bài mới:
* Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- GV : Đưa ra câu hỏi để học sinh tự nhớ lại kiến thức cũ về các bộ phận của máy tính :
? Em hãy kể tên các bộ phận quan trọng nhất của MT trong hình 5 (SGK trang 7)


- GV kết luận và đưa ra nhận xét cho học sinh :
+ Bàn phím và Chuột giúp em đưa thông tin vào để MT xử lí theo chỉ dẫn của chương trình.
+ Màn hình cho em biết thông tin ra (kết quả) sau khi MT xử lý.
VD: Khi cần tính tổng 15 và 21
Thông tin vào: 15 và 21
Thông tin ra: 36
- GV: Hàng ngày, em gặp nhiều hoạt động có thể mô tả giống như trên. Vd: nếu thấy bầu trời nhiều mây đen, em nhắc bố mang áo mưa khi đi làm. Bầu trời nhiều mây đen cho em thông tin vào, còn lời nhắc là thông tin ra sau khi em đã xử lí thông tin vào. Bộ não của em chính là bộ phận xử lí thông tin
- GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác



- TL: các bộ phận của MT là:
Màn hình
Bàn phím
Chuột
Thân máy
- Nghe giảng và ghi bài


















- Lấy ví dụ

 * Hoạt động 2 : Bài tập :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- GV : yêu cầu học sinh làm bài tập 4, 5, 6, 7 ra vở
- GV : Quan sát học sinh làm bài và giúp đỡ học sinh yếu
- GV : Gọi 4 em lên bảng chữa. Giáo viên đi chấm bài của một số học sinh. Yêu câu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm, phân tích một số bài mà học sinh làm sai nhiều
- Đọc bài và làm vào vở

- Làm bài

- Lên bảng làm, nhận xét bạn


- Nghe giảng, chữa bài

Cũng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về buổi học và nhắc lại các kiến thức quan trọng trong bài để học sinh ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ và đọc bài mới.
Trực Mỹ, ngày…….tháng……..năm 2012
Kí duyệt


nguon VI OLET