PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT


Chủ đề nhánh : Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài : Mưa
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi
Giáo viên thực hiện : Phan Thị Thuỳ Trang
Trường : Mầm non Hoa Pơlang













Chủ đề nhánh : Các hiện tượng tự nhiênä
Hoạt động có chủ đích : Khám về về mưa
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi

Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên: mưa nhỏ, mưa to, gió, mây, mưa, sấm, chớp, sét, …
Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa
Biết được sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa
Biết được ích lợi và tác hại của mưa
Phát triển óc tư duy, phán đoán, tưởng tượng, làm việc theo nhóm.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ: khi trời mưa không nên ra ngoài trời, nếu phải ra ngoài trời mưa thì phải mặc áo mưa, …
Chuẩn bị môi trường HĐ:
Không gian:
Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, nay đủ ánh sáng.
Đồ dùng, phương tiện:
Đầu đĩa, ti vi, đĩa VCD
Một số hình ảnh về cảnh vật, con người và thiên nhiên
Tranh quá trình tạo ra mưa ( 2 bọâ), thẻ số thứ tự từ 1-3.
III. Phương pháp, biện pháp:
Đàm thoại, thảo luận, chỉ dẫn, động viên, khuyến khích
Thi đua
Tiến trình hoạt động:

Hoat động của cô
Hoat động của trẻ

Hoạt động 1:
Hát: Mưa rơi
Trò chuyện về lơị ích của mưa
Hoạt động 2: Tìm hiểu
* Nghe kể chuyện: “Hành trình của giọt nước”
(Nghe kể chuyện qua băng hình)

* Khám phá:
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Các bạn đã nghe câu chuyện rồi, bây giờ ai có thể nói cho cô biết vì sao có mưa?
Cho trẻ xem lại chu trình tạo ra mưa qua băng hình
1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng, nước nóng bốc hơi lên tạo thành mây
2.Các đám mây ngày càng nhiều, mây nặng xà xuống thấp
3. Các đám mây gặp không khí nóng tan dần và tạo thành mưa
- Các con thấy mưa bao giờ chưa, các con biết gì về mưa, kể cho cô và các bạn cùng nghe?
Cô khái quát lại qua đoạn băng hình.
+ Cảnh gió thổi ào ào, mây đen kéo tới.
+ Cảnh sấm chớm, sét
- Sét có nguy hiểm không? Làm thế nào tránh bị sét đánh?
- Vậy các con có ra ngoài trời mưa không? Tại sao?
- Nếu có việc phải ra ngoài thì phải làm sao?
Cảnh vật sau cơn mưa thì thế nào?
Hoạt động 3: Mưa có ích và có hại như thế nào?
Chia trẻ làm 3 nhóm, cô phát tranh cho 3 nhóm. Trẻ sẽ cùng quan sát tranh và trò chuyện với nhau về cảnh vật trong bức tranh, vì sao lại như vậy? Sau đó, đại diện của mỗi nhóm sẽ nói lên ý kiến của mình
Cô khái quát lại: Đúng rồi, mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người: mưa làm cây tươi tốt, thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái. Mưa tạo thành dòng chảy như sông ngòi, ao, ho, giúp con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt. Nhưng mưa nhiều qúa sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, con người, và động vật sẽ không con chỗ để sinh sống,…
Nếu không có mưa sẽ xảy ra hiện tượng hạn hán: con người, động vật, cây cối sẽ chết vì thiếu nước, …


Hoạt động 4: Trò chơi
* Mưa to, mưa nhỏ: Trẻ làm theo yêu cầu của cô: mưa to_ vỗ tay to; mưa nhỏ_ vỗ tay nhỏ,…
*Thi xem ai nhanh: Trẻ chia làm 2 nhóm gắn tranh và số tương ứng với quá trình tạo ra mưa
Kết thúc : Hát : Cho tôi đi làm mưa với


Hátù cùng cô và các bạn
Trò chuyện cùng cô



- Xem phim




- trả lời theo nhận thức


- Trẻ xem hình ảnh



Trẻ nói về mưa, con người và cảnh vật khi mưa


Trẻ xem băng hình
.


- Không đứng ở những chỗ cao, và những gốc cây
- Không chơi đùa dưới mưa
- Đi ngoài trời mưa phải mặc áo mưa, mang dù
- Trẻ trả lời theo nhận thức của trẻ

nguon VI OLET